Kí kết HĐMBNT giữa các bên có mặt

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập tư pháp quốc tế (Trang 32 - 33)

- Là trường hợp chủ thể của quan hệ HĐ gặp nhau trực tiếp để đàm phán, thỏa thuận, xác lập, kí kết HĐMBNT.

- Sau khi kí kết, HĐMBNT trở thành văn bản pháp lý duy nhất qui định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên vs nhau.

b. Kí kết HĐMBNT giữa các bên vắng mặt - hình thức viết

- Là lời đề nghị của 1 bên gửi cho bên kia, biểu thị ý muốn bán hoặc mua 1 mặt hàng nhất định. - Chào hàng phải được gửi đích danh cho 1 người hoặc 1 vài người.

- Nội dung chào hàng phải rõ ràng trong việc xác định: + Mặt hàng

+ Số lượng, chất lượng + Định giá cả

- Có 2 loại chào hàng:

+ Cố định: gửi chào hàng cho 1 người, có hiệu lực pháp luật trong thời gian nhất định.

+ Tự do: gửi chào hàng cho nhiều bạn hàng & ko có thời gian hiệu lực ràng buộc người chào hàng. * Chấp nhận:

- Là biểu thị sự đồng ý của người được chào hàng với người chào hàng. - Có hiệu lực bắt buộc khi đáp ứng điều kiện:

+ Chấp nhận vô điều kiện phải gửi trong thời gian có hiệu lực của chào hàng.

+ Chấp nhận vô điều kiện của người được chào hàng phải được ngưofi chào hàng chấp nhận.

* Chào hàng mới: Khi nhận được chào hàng, người được chào hàng ko chấp nhận vô điều kiện mà lại đưa ra một số điều kiện khác => được coi là chào hàng đối với người chào hàng ban đầu.

2. Các hình thức trách nhiệm và những căn cứ miễn trách nhiệm2.1 Các hình thức trách nhiệm 2.1 Các hình thức trách nhiệm

- Thực hiện thực sự (buộc phải thực hiện đúng): Buộc bên vi phạm HĐ phải thực hiện đúng những điều đã cam kết. Được áp dụng trong các trường hợp: ko giao hàng, giao hàng thiếu, giao hàng có phẩm chất ko đúng với thỏa thuận.

- Phạt HĐ: nếu một bên chủ thể ko thực hiện nghĩa vụ ghi trong HĐ thì họ phải trả cho chủ thể bên kia số tiền nhất định như đã thỏa thuận theo qui định của pháp luật. Có 2 loại:

+ Phạt bội ước: sau khi nộp tiền bên thực hiện thoát ra khỏi trách nhiệm thực hiện HĐ

+ Phạt vạ: sau khi nộp một khoản tiền phạt, bên vi phạm vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong HĐ - Bồi thường thiệt hại: nếu do việc vi phạm hợp đồng của một bên đã làm cho bên kia thiệt hại thì bên gây thiệt hại phải trả cho bên bị thiệt hại một số tiền nhất định. Số tiền bồi thường được tính trên cơ sở mức độ thiệt hại vật chất trực tiếp của việc vi phạm HĐ.

- Hủy HĐ: nếu một bên vi phạm những điều khoản chủ yếu của HĐ thì bên bị vi phạm có quyền tuyên bố hủy HĐ. Hậu quả pháp lý phát sinh:

+ Các bên ko phải thực hiện nghĩa vụ đã ghi trong HĐ + Khôi phục lại trạng thái ban đầu như khi chưa kí HĐ + Bên vi phạm gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại.

2.2 Căn cứ miễn trách nhiệm

- Sự kiện bất khả kháng - Lỗi của trái chủ - Lỗi của người thứ 3

- Các trường hợp được ghi trong HĐ do các bên thỏa thuận.

Theo PLVN chỉ miễn trách nhiệm trong 3 trường hợp: sự kiện bất khả kháng, lỗi của người thứ 3 & các trường hợp được ghi trong HĐ do các bên thỏa thuận.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập tư pháp quốc tế (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w