Thỏa ước Madrid về đăng kí quốc tế nhãn hiệu hàng hóa

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập tư pháp quốc tế (Trang 25 - 26)

Mục đích: tạo điều kiện thuận lợi hco việc đăng kí nhãn hiệu hàng hóa tại các nước thành viên

a. Sự khác nhau giữa thỏa ước Mandrid & Nghị định thu Mandrid

- NĐT cho phép đăng kí quốc gia dựa trên đơn quốc gia chứ ko chỉ dựa trên việc đăng kí quốc gia. - NĐT qui định thời hạn 18 tháng thay cho thời hạn 1 năm dành cho các bên tham gia để từ chối bảo hộ. - NĐT là 1 HĐ về thủ tục lập hồ sơ chứ ko phải là HĐ điều chỉnh về mặt nội dung. NĐT giúp những người sở hữu nhãn hiệu bảo vệ được nhãn hiệu của họ một cách có hiệu quả cùng một lúc ở nhiều quốc gia thông qua việc lập hồ sơ xin cấp bằng phát minh, sáng chế tới 1 cơ quan duy nhất, 1 khoản chi phí & 1 loại tiền tệ. Hơn nữa, ko cần phải lập hồ so qua trung gian. Đơn xin cấp bằng sáng chế có thể lập bằng tiếng Anh – Pháp – Tây Ban Nha.

VN đã tham gia thỏa ước nhưng chưa tham gia NĐT b. Nội dung của thỏa ước

- Nộp đơn đăng kí quốc tế:

+ Việc bảo hộ quốc tế đvs nhãn hiệu hàng hóa xuất phát từ yêu cầu bảo hộ của chủ nhãn hiệu hoàng hóa thông qua việc nộp đơn yêu cầu bảo hộ, đơn này gọi là “đơn đăng kí quốc tế”

+ Đơn được nộp bởi 1 thể nhân hoặc pháp nhân có cơ sở kinh doanh hoặc cư trú tại 1 nước tham gia thỏa ước. + Trong đơn phải xác định 1 hoặc nhiều nước nơi nhãn hiệu được bảo hộ. Nước được chỉ định trong đơn và nước xuất xứ đều là thành viên của thỏa ước.

+ Đơn quốc tế được nộp tới văn phòng quốc tế của tổ chức SHTT thế giới thông qua cơ quan trung gian là cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ. Kèm theo đơn là lệ phí: lệ phí đăng kí, lệ phí quốc gia.

- Hiệu lực của đơn đăng kí:

+ Đăng kí tại văn phòng quốc tế có hiệu lực trong vòng 20 năm kể từ ngày đăng kí & có quyền gia hạn thêm 20 năm kể từ ngày hết hạn trước đó.

+ Ngày đăng kí quốc tế là ngày nộp đơn đăng kí quốc tế tại nước xuất xứ nếu văn phòng quốc tế nhận được đơn đó trong vòng 2 tháng kể từ ngày nhận đơn.

+ Kể từ ngày đăng kí quốc tế thực hiện tại văn phòng đăng kí quốc tế việc bảo hộ đvs nhãn hiệu hàng hóa tại tất cả các nước thành viên được thực hiện như đối với nhãn hiệu được nộp trực tiếp tại nước đó.

- Từ chối bảo hộ: tất cả các nước là thành viên của thỏa ước được chỉ định trong đơn quốc tế có quyền từ chối bảo hộ trên phạm vi lãnh thộ nước mình.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập tư pháp quốc tế (Trang 25 - 26)