Đặc điểm của viphạm pháp luật trên không gian mạng.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN về CHƯƠNG TRÌNH GIÁO dục QUỐC PHÒNG DÀNH CHO SINH VIÊN đại học (Trang 62 - 63)

Thứ nhất: mang tính xuyên quốc gia. Hiện nay, thông tin và các thách thức và

mối đe dọa đến an toàn thông tin không bó hẹp trong phạm vi quốc gia, vùng lãnh thổ nào. Cho đến thế kỷ 15, hầu hết các nền văn minh còn bị cô lập với nhau, hạn chế bởi những tuyến đường và ph ơng tiện giao thông chậm chạp,ƣ tồn kém, nguy hiểm, giao dịch quốc tế có xu hướng khép kín từ đó bó hẹp các nguồn thông tin. Bước vào thế kỷ 21 với những bước phát triển vượt bậc của khoa học, công nghệ cùng với xu thế toàn cần hóa đang diễn ra mạnh mẽ đã tạo ra cuộc cách mạng thông tin trên nền tảng những tiến bộ kỹ thuật về máy tính, truyền thông và các phần mềm giảm thiểu chi phí truyền tải và xử lý thông tin. Nếu như năm 1993, có khoảng 50 trang web trên thế giới thì chỉ sau 10 năm số trang web là hơn 5 triệu và chỉ từ năm 2000 đến năm 2005, tỉ lệ sử dụng internet tăng 170% và liên tục tăng cho đến hiện nay. Và nếu năm 1980, để lưu trữ thông tin 1 Gigabiyte thì cần một thiết bị to bằng 1 tòa nhà thì hiện nay 1 thẻ nhớ điện thoại bằng 1 đầu ngón tay cũng có thể chứa tới 512 Gigabiyte. Thông tin từ quốc gia này có thể nhanh chóng được các quốc gia khác nắm bắt thông qua hệ thống thông tin có tính công cộng. Cùng với đó, đặt ra vấn đề bảo mật thông tin trong những trường hợp nhất định. Cùng với đó, tội phạm có tổ chức tổ chức xuyên quốc gia triệt để lợi dụng các ưu việt cũng như hạn chế trong thông tin để thực thực hiện các hành vi phạm tội như trộm cắp, phát tán vi rút, tuyên truyền tư tưởng cực đoan, lôi kéo tham gia và thực hiện các hoạt động khủng bố....

Thứ hai: có yếu tố tính phi chính phủ. Thông tin và an toàn thông tin không là

sản phẩm độc quyền của bất cứ chính phủ hay chế độ nào mà có tính mở với sự tham gia của nhiều cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị và đặc biệt các tổ chức phi nhà n ớc. Các mối đe dọa đến an toàn thông tin đều không nhân danh bất cứƣ nhà n ớc nào với tác nhân gây ra có thể là sự vô tình hay cố ý từ bất cứ mộtƣ thành phần nào trong xã hội, thậm chí còn đến từ các nhóm chủ thể có khuynh

hướng chống đối xã hội nh khủng bố quốc tế, tội phạm quốc tế... hoặc từƣ những lỗi liên quan đến kỹ thuật. Tuy nhiên, sự nguy hiểm từ các mối đe dọa đến an toàn thông tin lại từ việc khó xác định chủ thể gây ra, âm m u, ý đồ, tạoƣ ra sự nghi kỵ và dẫn đến các hoạt động có tính trả đũa quốc tế. Cùng với đó, hậu quả từ các mối đe dọa đến an toàn thông tin th ờng khó kiểm soát và khắcƣ phục, gây ra những dư chấn tâm lý, tư tưởng, nhận thức.

Thứ ba, mang tính toàn cầu. Sự ra đời của máy tính và internet đã góp phần

thúc đẩy sự lan tràn thông tin trên toàn cầu và cùng với đó là những thách thức và mội đe dọa an toàn thông tin có mức độ hậu quả trên phạm vi toàn cầu. Nhờ có internet mà con người tạo ra một thế giới ảo với “các xa lộ thông tin toàn cầu” không còn bị ngăn cách. Từ đó, các tác nhân tấn công và mục tiêu bị tấn công có thể đến từ bất cứ đâu trên toàn cầu, rất khó xác định. Cùng với đó, quá trình toàn cầu hóa đã làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, đặc biệt là trong kết nối, chia sẻ hạ tầng công nghệ thông tin, làm các mối đe dọa đến an toàn thông tin có khả năng tác động đến nhiều nước. Từ đó, đòi hỏi các quốc gia có sự phối hợp trong giải quyết và đảm bảo an toàn thông tin.

Thứ tư, diễn ra gay go quyết liệt phức tạp, lâu dài, trong điều kiện bùng nổ các

ph ơng tiện truyền thông hiện đại, liên quan đến rất nhiều yếu tố quốc tế, yếuƣ tố n ớc ngoài. Bảo đảm an toàn thông tin, phòng, chống vi phạm pháp luật trênƣ không gian mạng phải đối đầu, đấu tranh với nhiều loại tội phạm mới như tin tặc (hacker; cracker), kinh doanh các dịch vụ viễn thông quốc tế lậu, trộm cắp cước viễn thông quốc tế…

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN về CHƯƠNG TRÌNH GIÁO dục QUỐC PHÒNG DÀNH CHO SINH VIÊN đại học (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)