Thế nào là tội xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác ?

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN về CHƯƠNG TRÌNH GIÁO dục QUỐC PHÒNG DÀNH CHO SINH VIÊN đại học (Trang 41 - 46)

Quy định của pháp luật về tội xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác được quy định tại Bộ luật hình sự 2015, cụ thể như sau:

– Người phạm tội phải là người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông… Để làm nhục người khác,

người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình.

– Tất cả hành vi, thủ đoạn đó chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm mục đích khác. Nếu hành vi làm nhục người khác lại cấu thành một tội độc lập thì tùy trường hợp cụ thể, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục và tội tương ứng với hành vi đã thực hiện.

– Ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn cho người bị hại bị nhục với nhiều động cơ khác nhau, có thể trả thù chính người bị hại hoặc cũng có thể trả thù người thân của người bị hại.

– Người bị hại phải là người bị xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự nhưng thế nào là nhân phẩm, danh dự bị xâm phạm nghiêm trọng là một vấn đề khá phức tạp. Bởi vì cùng bị xâm phạm như nhau nhưng có người bị thấy nhục hoặc rất nhục nhưng có người lại thấy bình thường. Về phía người phạm tội cũng có nhận thức tương tự, họ cho rằng với hành vi như thế thì người bị làm nhục sẽ nhục hoặc rất nhục nhưng người bị hại lại thấy chưa bị nhục.

– Nếu chỉ căn cứ vào ý thức chủ quan của người phạm tội hay người bị hại thì cũng chưa thể xác định một cách chính xác mà phải kết hợp với các yếu tố như trình độ nhận thức, mối quan hệ gia đình và xã hội, địa vị xã hội, quá trình hoạt động của bản thân người bị hại, phong tục tập quán, truyền thống gia đình… Dư luận xã hội trong trường hợp này cũng có ý nghĩa quan trọng để xác định nhân phẩm, danh dự của người bị hại bị xâm phạm tới mức nào. Sự đánh giá của xã hội trong trường hợp này có ý nghĩa rất lớn để xác định hành vi phạm tội của người có hành vi làm nhục.

d. Các hành vi xâm hại danh dự, nhân phẩm người khác.

Khái niệm danh dự:

Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó.

Khi con người tạo ra được cho mình những giá trị tinh thần, đạo đức và những giá trị đó được xã hội đánh giá, công nhận thì người đó có danh dự.

Danh dự có cơ sở từ những cống hiến thực tế của con người đối với xã hội, với người khác. Là con người, ai cũng đóng góp ít nhiều cho cuộc sống, cho xã hội, do đó, ai cũng có danh dự. Tuy nhiên, mỗi chúng ta phải luôn giữ gìn và bảo vệ danh dự của mình và tôn trọng danh dự của người khác. Khi chúng ta biết giữ gìn danh dự của mình, của các cá nhân có được một sức mạnh tinh thần để làm điều tốt, hướng chúng ta đến điều thiện và tránh xa các điều xấu.

  

Nhân phẩm là toàn bộ phẩm chất mà mỗi con người có được, hay nói cách khác nhân phẩm chính là giá trị làm người của mỗi con người.Nhân phẩm là phẩm chất, giá trị của một con người cụ thể và được pháp luật bảo vệ.

Khi nói đến một người có nhân phẩm thì người đó phải có lương tâm trong sáng và có những nhu cầu về tinh thần, vật chất lành mạnh; thực hiện tốt các nghĩa vụ về đạo đức với người khác và đối với xã hội; thực hiện tốt những chuẩn mực đạo đức tiến bộ.

Những người có nhân phẩm sẽ được xã hội đánh giá cao và kính trọng. Từ đó thấy được rằng nhân phẩm của mỗi cá nhân có vai trò rất quan trọng, là giá trị phản ánh và tạo nên giá trị cốt cách riêng của mỗi con người.

  

Mối quan hệ giữa danh dự và nhân phẩm.

Danh dự và nhân phẩm là quyền của mỗi người, được pháp luật công nhận và bảo vệ, điều này được thể hiện nhiều trong nhiều quy định pháp luật khác nhau, từ đạo luật cao nhất là hiến pháp cho đến các quy định pháp luật chuyên ngành. – Trên thực tế danh dự và nhân phẩm có mỗi quan hệ khăng khít với nhau và tạo nên giá trị của mỗi con người. Nhân phẩm chính là toàn bộ những phẩm chất của một con người còn danh dự chính là sự coi trọng, đánh giá của dư luận xã hội với một con người trên cơ sở giá trị đạo đức tinh thần của người đó.

– Từ đó có thể hiểu nhân phẩm chính là giá trị làm người của một con người còn danh dự chính là kết quả của quá trình xây dựng, bảo vệ nhân phẩm của một con người.

– Nếu cá nhân biết bảo vệ và giữ gìn danh dự, nhân phẩm của mình thì sẽ tạo nên sức mạnh tinh thần để cá nhân đó có thể làm những điều tốt trong cuộc sống.

– Khi cá nhân đánh mất danh dự, nhân phẩm của mình thì đồng nghĩa với việc là người đó mất đi phẩm chất và giá trị làm người bởi vì đây là hai yếu tố tạo nên giá trị của một con người.

– Danh dự, nhân phẩm của mỗi con người được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Điều này được thể hiện cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như hiến pháp và các quy định của pháp luật chuyên ngành.

Cụ thể tại Điều 20 của Hiến pháp năm 2013 có quy định cụ thể như sau: Mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Không được tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm đến thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh sự, nhân phẩm của người khác.

Khi một người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác tùy theo mức độ hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính thậm chí là xử lý hình sự theo quy định.

 Danh dự, nhân phẩm của con người là những yếu tố về tinh thần, bao gồm phẩm giá, giá trị, sự tôn trọng, tình cảm yêu mến của những người xung quanh, của xã hội đối với người đó. Hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người là làm cho người đó bị xúc phạm, tổn thương về tinh thần và xấu hổ đối với những người xung quanh, người trong gia đình, tập thể, trong nhân dân, trong xã hội tùy thuộc vào vị thế, vai trò và nhiệm vụ, tuổi tác của người đó và mức độ của hành vi phạm tội.

 Xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của con người được thể hiện ở những hành vi nguy hiểm cho xã hội trực tiếp hoặc gián tiếp xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của con người. Đa số hành vi nguy hiểm được thực hiện bằng hành động cụ thể, thường thể hiện bằng cách: Dùng hành động làm tổn hại đến đến thể chất và tinh thần của người khác và dùng những lời lẽ hoặc hành động có tính chất thóa mạ, khinh bỉ để làm nhục người khác hoặc gán một sự kiện xấu xa cho người khác làm cho xã hội đánh giá sai hoặc hình dung sai về người đó. Sự đánh giá sai sự thật không phụ thuộc vào việc người đưa ra những tin tức đó vô tình hay cố ý, tiêu chuẩn để đánh giá những sự việc nêu ra là xấu xa hay không xấu xa là những nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, tính chất nghiêm trọng của những tin tức đưa ra có thể khác nhau tùy theo nhân thân của người bị hại.

2.Một số loại tội phạm xâm hại đến danh dự, nhân phẩm người khác.

- Các tội xâm phạm tình dục: Nhóm tội này gồm các tội sau: Tội hiếp dâm; Tội cưỡng dâm; Tội dâm ô với người dưới 16 tuổi; Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm.

Theo BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) Việt Nam, các tội xâm phạm tình dục bao gồm: Tội hiếp dâm (Điều 111), Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112), Tội cưỡng dâm (Điều 113), Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114), Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115), Tội dâm ô đối với trẻ em (Điều 116). BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã bổ sung và quy định rõ thêm một số tội danh xâm phạm tình dục, đặc biệt đối với tội danh xâm phạm tình dục đối với trẻ em: Tội hiếp dâm (Điều 141), Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142), Tội cưỡng dâm (Điều 143), Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144), Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới

16 tuổi (Điều 145), Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146), Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147).

- Các tội mua bán người:

Nhóm tội này gồm: Tội mua bán người (chủ yếu là tội mua bán phụ nữ, trẻ em); Tội mua bán người dưới 16 tuổi; Tội đánh tráo người dưới 1 tuổi; Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi; Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.

Theo PGS.TS. Trần Văn Luyện và các cộng sự (2018), đây là “Tội xâm phạm đến sức khoẻ con người, xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể con người” [5]. Thực tế hiện nay ở nước ta, lợi dụng nhu cầu của những bệnh nhân cần thay thế mộ bộ phận cơ thể, trong xã hội đã xuất hiện những nhóm người môi giới, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. Điển hình như ngày 31/01/2019 Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an triệt phá đường dây buôn bán nội tạng người với quy mô xuyên quốc gia, bắt giữ 05 đối tượng do Tôn Nữ Thị Huyền cầm đầu (chỉ tính từ tháng 5/2017 đến tháng 01/2019 các đối tượng chủ yếu hoạt động mua bán thận, mỗi lần bán thận thành công các đối tượng thu số tiền giao động từ 15.000 đến 17.000 USD).

- Nhóm tội khác như: Tội lây truyền HIV cho người khác; Tội cố ý truyền HIV cho người khác; Tội chống người thi hành công vụ.

3.Các chế tài xử phạt đối với hành vì xâm hại đến danh dự, nhân phẩm của người khác

Theo Điều 34, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín như sau:

1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải

chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

4. - Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Danh dự, nhân phẩm là những giá trị gắn với nhân thân của một người và được pháp luật bảo vệ. Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định như sau: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Như vậy mọi người đều có quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị xử lý theo các hình thức sau:

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN về CHƯƠNG TRÌNH GIÁO dục QUỐC PHÒNG DÀNH CHO SINH VIÊN đại học (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)