Núi Thiên Cầm, nay thuộc xã Cấm Long, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Một phần của tài liệu Ngô Thời Sỹ Việt Sử Tiêu ÁnThế Kỷ 18 (1775) docx (Trang 114 - 115)

Người Minh tính lấy được 48 phủ, châu, 3.169.500 hộ, 121 con voi, 420 con ngựa, 35.700 con trâu, 8.865 cái thuyền.

Trước Hoàng Hối Khanh trấn Thăng Hoa, lấy thổ quan là Đặng Tất, Phạm Thế Căng làm người tâm phúc. Tất cùng Châu Phán, Nguyễn Lỗ, vì công trạng mà ghét nhau, gặp lúc ấy cha con Hồ bị người Minh bức bách, viết thư cho Hối Khanh sai Lỗ thống lĩnh dân thiên cư, làm quân cần vương, lại sắc phong Ma Nô làm quận vương, để vỗ về dân chúng Chiêm Thành; Hối Khanh đều ẩn giấi không bảo cho dân chúng. Đến khi Chiêm Thành ra quân muốn lấy lại đất cũ, Hối Khanh bỏ về Hóa Châu, có một mình Ma Nô kháng cự với Chiêm, sức kiệt bị hại. Lúc Hối Khanh trở về Hóa Châu, có lời thề với dân chúng, Lỗ biết Tất cùng Hối Khanh có dị đồ, lánh mặt không dự thề; Lỗ đưa dân thiên cư đi đường bộ hơi chậm, Tất đi đường thủy đến trước, quan trấn phủ Thuận Hóa là Nguyễn Phong cự không nhận. Tất cố sức đánh giết Phong rồi vào thành, lại đánh nhau với Lỗ, Lỗ bị thua, chạy đi Chiêm Thành, Tất nghe tin người Minh đã đến Nghệ An, xin đầu hàng Trương Phụ. Phụ sai người đưa Hối Khanh về, đi đến cửa biển Đan Thai, Hối Khanh tự vẫn, Phụ bêu đầu ở chơ Đông Đô.

Hối Khanh là quan Hành khiển ra làm Đốc trấn, ủy nhiệm không phải là không trọng, người Minh xâm phạm nước Nam, cha con Hồ chạy lang bạt, Hối Khanh nhận được thư mà không phó cứu, chỉ nghêng ngang ở Ô Lý lập bè đảng làm việc riêng, chết ở Đan Thai là muộn rồi.

Trương Phụ sai Liễu Thăng giải Quý Ly và Hán Thương về Kim Lăng, đến nơi, vua Minh nói: "Trung Quốc như thế, sao dám kháng cự". Rồi đem giết cả. (Xét trong sử Minh và Toàn Việt thi chép rằng: Quý Ly bị giam ở nhà ngục, con y là Trừng dâng phương pháp làm súng thần, được chức Lễ bộ Thượng thư, Trừng xin ân xá, Quý Ly đuợc tha, rồi sau mới chết, cùng với lời sử chép của nước ta hơi khác, vậy lục ra đây để sau khảo cứu).

Người Minh lấy cớ còn nhiều người ẩn dật ở sơn lâm, bèn đặt ra các khoa Minh kinh, Lực điền, Thư toán, Thợ thuyền; để sưu tầm các người ấy đến, mà đưa về Kim Lăng cho làm quan, những người hơi có tiếng tăm đều ra ứng tuyển; duy có Bùi Ứng Đẩu, Lý Tử Cấu kiên gan không chịu ra; bấy giờ có câu ca dao rằng: "Dục hoạt ẩn lâm san, dục tử tố Bắc quan"1.

Nguyễn Đại cậy có công bắt họ Hồ, rút lại vẫn bị Trương Phụ giết.

Sử thần bàn rằng: Người Minh cấp về cầu nhân tài như thế, có phải thật có lòng hiếu hiền đâu; chỉ sợ người anh hùng không bao giờ hết, cuộc nội thuộc đã thành rồi, tất sẽ có người ra phá hoại mất, cho nên đưa lời nói ngọt, dử cho tước vị để ràng buộc lấy, làm cho loài kiến ham mỡ, con sâu thấy lửa đỏ, thì lăn vào, rồi chúng một mẻ bắt hết cả, xem như việc Nguyễn Đái và Bá Kỳ thì thấy rõ, còn Ứng Đẩu và Tử Cấu không bị phồn hoa bó buộc thân, thật là bậc kiệt sĩ.

Trương Phụ kéo quân về, để Hoàng Phúc ở lại làm Trấn thủ, (Phúc người Xương Ấp, tỉnh Sơn Đông). Phúc có tài ứng biến, hiểu cách trị dân, ai cũng khen là giỏi.

Vua Giản Định lên ngôi ở Mô Độ, thuộc đất Tràng An2. Trước Trương Phụ yết bảng bắt tôn thất nhà Trần đem về, vua Giản Định trốn tránh đi đến Mô Độ, ngườ Thiên Trường là Trần Triệu Cơ xuất dân chúng lập lên làm vua. Người Minh đánh vào hành cung, quân mới tụ tập, chưa đánh đã tan vỡ, liền đi về phía tây chạy vào Nghệ An. Đại Tri châu Hóa Châu là Đặng Tất được tin, giết quan của Minh, rồi đưa quân đến hội với quân Vua, Giản Định phong cho Tất làm Quốc công, cùng mưu toan việc khôi phục, bắt được Tri phủ của địch Phạm Thế Căng ở cửa biển Nhật Lệ, nhân thế điều động các lộ quân Thuận Hóa, Tân Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, tiến lên đánh Đông Đô. Quân đi qua Phúc Thành (nay là Phúc Am) gặp Tổng binh Mộc Thạnh của Minh ở Vân Nam đi đến, vừa đến Bô Cô, gặp khi thủy triều to, gió lớn, cho quân giữ các cây cắm sẵn, đắp lũy cả hai bờ sông. Thạnh cũng chia quân thủy và bộ ra giữ nhau, vua Giản Định cầm dùi đánh trống cho quân tiến, quân Minh thua chạy, Mộc Thạnh chỉ còn một thân thoát 1 Muốn sống thì cứẩn ở sơn lâm, muốn chết thì làm quan Tàu.

Một phần của tài liệu Ngô Thời Sỹ Việt Sử Tiêu ÁnThế Kỷ 18 (1775) docx (Trang 114 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)