Nay là xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, HàN ội.

Một phần của tài liệu Ngô Thời Sỹ Việt Sử Tiêu ÁnThế Kỷ 18 (1775) docx (Trang 101 - 103)

cư ở núi Phượng Hoàng, huyện Chí Linh. (Đền thờ có bài văn bia là Nguyễn Công Thái, tiến sĩ triều Lê, soạn ra. Ở núi Phượng Hoàng có bia và bài ký, do tiến sĩ Lê Duy Đản lập lên). Lê Quát hiệu là Mai Phong bậc cao học trò cao của Chu Văn An.

Sách Xưu Dị Ký: Long vương có con út ham học, nghe biết Chu Văn An dạy học trò, liền lên ở cõi trần để vào học, mà không ai biết, gặp lúc nắng hạ, nhà làm ruộng mất mùa, tiên sinh giảng xong bài, ngồi yên có vẻ lo buồn, mới đến hỏi tiên sinh cớ sao lại buồn, Tiên sinh nói: "Vì gian thần cầm quyền, không biết việc điều hòa âm dương, đến nỗi có đại hạn, người có lòng nhân đều phải đau xót, ta cũng không sao quên được", liền đứng ra thưa rằng: "Tiểu sinh có tài gì đâu, làm thế nào kéo được máy tạo hóa được, nhưng cũng xin thử làm chút ít, may ra cũng đủ sức" bèn cầm hồ nước đổ vào nghiên mực, một lúc có cơn mưa như giội; rồi lạy tạ thầy, từ đây xin thôi học. Khi về đến bên sông Nhuệ Giang, chợt gặp vị thiên sứ hỏi cớ làm mưa đó; liền ngã xuống đất hóa ra con giao long, ngườ trong làng đào đất lấp lên, gọi là "giao long hạc túc", đối ngạn với Quán sở, hơn tháng sau thấy có linh ứng, người làng đó lập đền thờ, nay vẫn hãy còn.

Vua trừ bỏ cách cắt chân ruộng bãi cát bồi, bỏ lệnh điểm duyệt tài sản.

Trước kia, vương hầu có ruộng ở ven sông thì bãi cát mới bồi ở liền ruộng, đều thuộc quyền sở hữu; đến thời bà Chiêu Từ Thái hậu mới lập ra pháp luật cắt chân, chận lấy ruộng mới bồi, để thu lấy thuế. Nhà quyền quý nào chết hay bỏ đi, thì tài sản thuộc về con cháu, đến đời vua Dụ Tôn mới có lệnh phải kiểm duyệt, châu báu nộp hết vào công, đều là những người bầy tôi chỉ thu nhặt mở mào ra đó. Nay đều bỏ hết cả lệ ấy đi.

Nước Chiêm Thành vào cướp kinh đô, do cửa biển Đại An, theo chiều gió đi một đêm đến thăng cửa biển Thái Tổ (nay là phường Phục Cổ huyện Thọ Xương). Vua đi thuyền sang sông Đông Ngàn để đánh giặc. Khi bấy giờ thái bình đã lâu, biên giới và các thành không có quân phòng giữ, nên giặc đến không có quân lính để chống cự, quân giặc vào thành cướp của bắt người, cung điện rỗng không. Trước, mẹ Nhật Lễ trốn sang nước Chiêm Thành, dụ chúng vào cướp, để phục thù cho Nhật Lễ, người Chiêm đắc chí, hàng năm làm lo cho biên giới, quốc gia từ đấy mới sinh ra nhiều việc.

Nước Chiêm từ đời Dương Mại, Phạm Chí trở về sau, vẫn làm mối lo cho nước ta, thời gian nhà Lý và Trần tuy có bị nhiều trận thua to, cũng vẫn khi phục, khi phản vô thường, đến cuối đời Trần thì chúng lại quật cường lắm.

Vua lập em vua là Kính (Cung Tuyên Vương) là Thái tử chế ra 14 chương Hoàng Huấn cho Thái tử, đến khi truyền ngôi, lại làm bài châm 150 câu mà cho.

Vua lấy người họ ngoại là Lê Quý Ly làm Khu mật Đại sứ (2 người cô và chị Quý Ly đều là cung nhân của vua Minh Tôn, một thì sinh ra vua Duệ Tôn, nên lúc sơ chính Vua càng tin dùng, lại gả Công chúa cho nữa).

Vua truyền cho Thái tử Kính lên làm vua. Vua Nghệ Tôn là người hiếu hữu, bình xong loạn Nhật Lễ mà không có lòng tham vị, bỏ con mà lập em, làm cho người Minh khen là có lòng coi thiên hạ là công như Nghiêu, Thuấn.

Vua cho Trương Hán Siêu được tòng tự vào đền thờ Khổng Tử.

Nhà Trần cho 3 người được tòng tự vào đền thờ Khổng Tử: Chu Văn An là hơn cả, Hán Siêu là nhầm; còn đến Tử Bình thì chặt bỏ xác ra từng tấc một cũng chưa hết tội, sao lại được xen vào hàng cung đình lễ nhạc. Nay ở nhà phía tây Văn Miếu vẫn còn bài vị thời Chu Văn An. Còn Hán Siêu và Tử Bình thì đã tước bỏ đi rồi, không biết từ đời nào, xem thế có thể thấy lòng người ta cùng một nhân tâm, thiên lý.

Một phần của tài liệu Ngô Thời Sỹ Việt Sử Tiêu ÁnThế Kỷ 18 (1775) docx (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)