cảm động đến người, nên gọi tên là Cam Đường Cảng. Việc của Cao Biền cũng giống như thế.
Cao Biền đổi đi Thiên Bình, tiến cử cháu là Cao Tầm thay mình (lúc trước Cao Biền đánh Nam Chiếu, Tầm đã làm tiền phong, xông vào rừng tên đạn, xướng xuất cho quân sĩ). Biền đi rồi, tù trưởng Nam Chiếu tên là Pháp lại ngạnh trở, nhà Đường dùng chính sách hoà thân, đem con gái tôn thất gả cho Pháp, Pháp sai tướng là bọn Triệu, Long, My, ba người đi rước vợ về. Cao Biền ở Dương Châu, dâng thư nói ba người ấy
đều là người tâm phúc của Nam Chiếu, xin đánh thuốc độc cho chết đi, thì mới tính được quân Mán. Vua Đường nghe theo, ba người ấy chết rồi Nam Chiếu hết bọn mưu thần, suy yếu dần, tựđấy chúng không dám dòm ngó đất nước ta nữa.
Xét lúc Cao Biền làm Đô hộ, những công nghiệp cũng nhiều đáng kể, tự ghi đổi sang Tây Xuyên, trong lòng sinh ra oán vọng, để tha hồ cho Hoàng Sào vây hãm hai kinh đô, người Đường mong Cao Biền còn lập được công, cho Biền lên làm Bột hải Quận vương, nhưng Biền nhờ lúc Trung Quốc điên bái, âm mưu chiếm cứ đất đai, nhất đán thất thế, oai vọng mất hết, tự đấy phải về để ý việc tu tiên, bao nhiêu việc quân giao cho Lã Dụng Chi. Dụng Chi là quân tiểu nhân, gian tà, đem lời phù phiếm dối trá mà coi Biền nhưđứa trẻ con, từng bị kẻđiên cuồng là Chư Cát Ân nói dối rằng: "Thượng đế cho thần đến giúp đỡ mình", lại hiến Cao Biền một thanh kiếm mà nói dối là của thượng đế
vẫn đeo. Cao Biền lấy làm báu, giữ bí mật, xây cất cái lầu cao 8 thước, gọi là lầu Nghênh Tiên, ở trên lầu ăn chay thắp hương mong được gặp tiên. Biền lại làm con chim hộc bằng gỗ ở trong sân, có đặt máy, chạm vào người thìbay được; Biền mặc áo lông cưỡi lên, làm ra dáng tiên bay, Dụng Chi giam giữ cho Biền chết. Sau Dương Hành mật sai
đào dưới đất, bắt được người bằng đồng cao 3 thước, thân bị gông cùm, đóng đanh vào miệng, khắc tên Tiền vào sau lưng. Đó là Dụng Chilàm mê hoặc yểm đảo Cao Biền, nhất
đán Cao Biền trở nên ngu muội đến thế; coi với xưa kia có mưu lược phá quân Mán, trí khộn xây La thành1, và đào hải cảng động đến thiên oai, thành ra 2 hạng người khác hẳn là sao thế? Người trong nước truyền lại rằng Biền rắc hạt đậu xuống đất, dùng phù chú cho hoá ra quân thật, trước kỳ hạn đã đào lên, thì đều là non yểu, không thể đứng
được. Lại truyền rằng: Cao Biền cưỡi cái diều giấy đi tìm đất; truyện này cũng chỉ nghe người ta nói thôi. Biền học phép tiên, cùng với chuyện cưỡi chim hộc đều là ngoa truyền.
Ở sách địa lý di cảo ai cũng đều cho đấy là môn học địa lý của Cao Vương. Biền ở nước ta, bận việc quân, không có thời giờ nhàn rỗi, xách túi địa bàn đi tìm phong thủy, tất là
đời Trần có người học địa lý, mượn tên Cao Biền để làm cho thuật của mình thần kỳ đó thôi, sách địa lý di thảo của Hoàng Phúc đại khái cũng thế.
Trên đây nước ta ngoại thuộc về Tùy, Đường tự năm Quí Hợi đến năm Bính Dần cộng 304 năm. Sách thông luận bàn rằng: Nước ta là một đại đô hội ở phương nam. Ruộng thì cấy lúa, đất thì trồng dâu, núi sản ra vàng, bể sản ra ngọc. Bọn nhà buôn nước Tầu, đến nước ta nhiều người làm nên giàu có. Người Tầu thích lắm, có ý lấy nước ta đã lâu lắm, cho nên tự Triệu Đà trở về sau, hơn 1000 năm
đã nắm được, đâu còn chịu bỏ, để cho nước ta làm một nước lớn ở ngoài Ngũ Lĩnh; chia ra quận, đặt ra quan, làm cho cõi đất ta như cái bàn cờ, có một người thổ hào nào nổi lên, thì diệt đi ngay, một quận thú nổi lên, thì Thứ sử họp lại đánh ngay, như Lý Tốn, Lương Thạc ở đời Tấn, Mai Thúc Loan, Vương Thăng Triều ở đời Đường là thế cả. Hai vua Lý và vua Triệu, đương lúc Lương, Trần ở thiên về một nơi miền nam, Giang tả nhiều việc, không có thì giờ để ý đến Giao Châu, cho nên giữ được cảnh thổ mà xưng thếđược 50 hay 60 năm, cũng là thời thế xui nên đó.
Đến như quân Mán Nam Chiếu hàng năm vào cướp bóc, vượt sóng gió, qua hiểm trở tranh nhau với người Đường, cũng là tham cái lợi của nước ta giàu có đấy. Trương Chu đánh phá được nước Chiêm,
đắp thành Hoan, Ái. Cao Biền trị Nam Chiếu, bảo toàn được Long Biên, đều là có công với đất nước; duy