7. Kết cấu luận văn
3.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến nghiệp vụ hải quan
Để tranh thủ những cơ hội và khắc phục những thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay, pháp luật hải quan phải được tiếp tục bổ sung, hoàn thiệnvới tính ổn định, nhất quán, khả thi, minh bạch và dễ tiếp cận, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế, với cam kết của Việt Nam tại các điều ước quốc tế mà nước ta đã ký kết, đồng thời cho phép chúng ta ứng dụng mạnh mẽ thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 như kết nối internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Bigdata), chuỗi khối (Blockchain), trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích thông minh (BI), điện toán đám mây (Cloud), di động (Mobility),... là một trong những yếu tốt xây dựng thành công mô hình Hải quan thông minh.
Chính sách, thủ tục hải quan tiếp tục được cải cách mạnh mẽ theo hướng các loại hình thủ tục có chung bản chất sẽ quy định chung thủ tục, quản lý đầy đủ sự dịch chuyển của hàng hóa; xây dựng cơ sở pháp lý để quản lý hoạt động thương mại điện tử, cải cách toàn diện hoạt động kiểm tra
chuyên ngành,thực hiện đơn giản mức thuế suất … Đồng thời bảo đảm quản lý nhà nước về hải quan, ngăn ch n và phòng ngừa vi phạm về xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp; nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh kinh tế.
Trong thời gian vừa qua, Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính và các bộ, ngành đã thực hiện mạnh mẽ công tác cải cách thủ tục hành chính và tạo thuận lợi cho hoạt động XNKHH của DN. Tuy nhiên, trong Tiêu chuẩn DN chấp hành tốt pháp luật hải quan cần được quy định cụ thể và minh bạch hơn để DN có thể tự kiểm soát mức độ tuân thủ của mình và ngăn ngừa sự lạm dụng việc qui định không rõ ràng để tăng cấp độ rủi ro của DN. Đồng thời, qui định rõ hơn trách nhiệm cá nhân của cán bộ, công chức hải quan cũng như của cơ quan hải quan khi đưa ra các thông tin sai dẫn đến các quyết định kiểm tra hải quan không có lợi cho DN.
Trong thời gian tới phải thực hiện thủ tục hải quan đơn giản hóa, hài hòa hóa, các chế độ quản lý hải quan được chuẩn hóa phù hợp với Công ước Kyoto sửa đổi. Chúng ta phải xây dựng và phát triển phù hợp với hướng dẫn của Tổ chức Hải quan thế giới hệ thống xác định trước giá trị hải quan, phân loại hàng hóa và xuất xứ hàng hóa. Phương thức thực hiện thủ tục hải quan được thay đổi căn bản, chuyển từ phương thức thủ công sang phương thức điện tử, thủ tục hải quan điện tử một cách hoàn toàn thay vì vừa làm trên giấy, vừa làm trên mạng như hiện nay. Chúng ta, nên bổ sung thêm các tiêu chí rủi ro liên quan đến vận hành hải quan điện tử; Cần xây dựng cơ chế giám sát kỷ cương hành chính, công vụ và minh bạch trong xử lý cán bộ vi phạm, có các cơ chế hiệu quả để doanh nghiệp kiến nghị và khiếu nại hành vi gây phiền hà.
Trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hải quan, cần tăng cường tính liên kết và đồng bộ trong ra soát giữa các văn bản pháp lý liên ngành bằng cách chỉ rõ các điều khoản tham chiếu lẫn nhau nhằm loại bỏ thống hóa và thay thế các quy định hiện nay đang chồng chéo, vướng mắc để
triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất trong toàn ngành về quản lý hải quan nói chung và QLRR trong hoạt động XNKHH nói riêng.
Thực hiện rà soát các cam kết quốc tế, tiến hành sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về nghiệp vụ hải quan, quy trình thủ tục hải quan cho phù hợp với thực tiễn và các chuẩn mực, cam kết quốc tế Việt Nam đã ký kết ho c gia nhập, nhất là trong các lĩnh vực mới như vi phạm của chủ hàng XNK liên quan đến rủi ro trị giá tính thuế, rủi ro không tuân thủ tiêu chuẩn hàng hóa, rủi ro về môi trường, rủi ro về an ninh, rủi ro về gian lận thương mại. Các quy định pháp lý về QLRR trong các lĩnh vực này cần liên tục cụ thể hóa theo lộ trình thực hiện cam kết của Việt Nam.
Khi thực hiện ra soát, bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp lý liên quan ngành hải quan nói chung và và hoạt động QLRR đối với XNKHH cần phải lấy ý kiến của các bên liên quan, đ c biệt là cộng đồng DN để các văn bản pháp lý được hoàn thiện và có giá trị thực tiễn cao hơn.
M t khác, hoàn thiện chính sách chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới góp phần hỗ trợ cho QLRR đối với hoạt động XNKHH.