6. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
1.3.2. Điều kiện kinh tế
Đặc điểm điều kiện kinh tế của mỗi địa phương có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp của địa phương vì những lý do sau:
- Trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kì nhất định, khi tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có những thay đổi sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu sản xuất của ngành nông nghiệp. Quá trình tăng trưởng và và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong hiện tại có ảnh hưởng đến triển vọng phát triển của nông nghiệp trong tương lai. Điều này đòi hỏi công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách nông nghiệp cũng phải được điều chỉnh thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu sản xuất của ngành nông nghiệp đang diễn ra.
- Cơ sở hạ tầng là điều kiện tiên quyết để phát triển nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng phát triển sẽ đảm bảo cho kinh tế hàng hóa phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư nông thôn. Cơ sở hạ tầng trong nông thôn bao gồm các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Các công trình cơ sở hạ tầng chủ yếu trong nông thôn gồm có: hệ thống đường giao thông nông thôn, hệ thống cung cấp điện nước, hệ thống thủy lợi, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống dịch vụ, hệ thống công trình giáo dục, y tế, thể thao. Cơ sở hạ tầng nông thôn có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành và phát triển của các ngành kinh tế, các vùng kinh tế, chi phối trình độ kỹ thuật công nghệ, do đó là một trong những nhân tố ảnh hưởng có vai trò quyết định tới sự hình thành, vận động và biến đổi của cơ cấu nông nghiệp. Có thể thấy những vùng có cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các công trình hạ tầng kỹ thuật phát triển thì ở đó có điều kiện để phát triển nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng phát triển cũng là điều kiện để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào các ngành kinh tế. Ngược lại, những vùng có cơ sở hạ tầng kém phát triển thì quá trình hình thành và phát triển của ngành nông nghiệp, các vùng chuyên môn hóa cũng như quá trình đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp bị hạn chế. Do đó công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp ở mỗi địa phương cũng phải phù hợp với đặc điểm điều kiện cơ sở hạ tầng ở địa phương đó
- Phát triển nông nghiệp đòi hỏi xóa bỏ tình trạng chia cắt, khép kín, trong từng địa phương, hình thành và phát triển các mối quan hệ hợp tác và phân công giữa họ với nhau trong quá trình phát triển; thúc đẩy việc mở rộng giao lưu kinh tế và văn hóa giữa các vùng nông nghiệp giữa thành thị và nông thôn, giữa trong nước với nước ngoài, tạo điều kiện cho kinh tế xã hội ở nông thôn ngày càng phát triển theo con đường văn minh, tiến bộ. Đối với các quốc gia có nền kinh tế phát triển, có điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp hiện đại sẽ quản lý dễ dàng hơn. Trong khi các quốc gia khác đang phát triển, việc hình thành một nền nông nghiệp phát triển sẽ
gặp nhiều khó khăn do gặp phải trở ngại của các khoa học, công nghệ lạc hậu, thiếu vốn, thiếu trình độ học vấn và thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước. Công tác quản lý nhà nước ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển, quy mô tập trung, có nhiều doanh nghiệp lớn tham gia vào sản xuất nông nghiệp sẽ dễ dàng, thuận tiện hơn là các quốc gia có quy mô manh mún, nhỏ lẻ, ít doanh nghiệp tham gia vào sản xuất nông nghiệp
Tóm lại: Điều kiện kinh tế có nhiều thuận lợi sẽ tạo điều kiện để triển khai công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp một cách có hiệu quả. Ngược lại, nếu điều kiện kinh tế không thuận lợi sẽ tạo ra nhiều gây nhiều khó khăn để triển khai công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp