6. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
2.3.2. Những mặt hạn chế
Bên cạnh những mặt thành công, công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện Tuy Phước vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế như:
Chưa có sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành có liên quan trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch; Chất lượng quy hoạch phát triển nông nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp vì vậy việc định hướng cho công tác quản lý và các hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp nhiều lúc nhiều nơi chưa sát với thực tiễn và chưa phát huy được hết lợi thế phát triển nông nghiệp của địa phương. Quy hoạch phân bổ tài nguyên (đất đai, nguồn nước…) phục vụ phát triển nông nghiệp chưa hợp lý, chưa hướng tới thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp.Các quy hoạch về đất, mặt nước cho sản xuất lúa gạo, cây công nghiệp ngắn ngày, cây dài ngày, chăn nuôi chưa rõ ràng, chưa đủ cụ thể để quản lý chặt chẽ theo yêu cầu của sản xuất từng loại cây trồng, vật nuôi. Tình trạng quy hoạch sản xuất nông nghiệp bị phá vỡ tạo ra sự bất cập trong sản xuất, hao phí vốn đầu tư của người nông dân, gây khó khăn cho đời sống của người dân. Quy hoạch đất để sản xuất nông nghiệp lâu dài; đất chuyển sang làm kết cấu hạ tầng nông thôn và tạo mặt bằng để phát triển các hoạt động công nghiệp, dịch vụ, thương mại nông thôn vẫn chưa được xác định rõ ràng, minh bạch.
Quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp chưa được điều chỉnh, bổ sung phù hợp theo thực tiễn sản xuất nông nghiệp và chưa gắn với thực tế thích ứng và đối phó với biến đổi khí hậu hiện nay.Quá trình xây dựng Quy hoạch chưa có sự kết hợp, đóng góp ý kiến của người dân; Quy hoạch phát triển nông nghiệp chưa được công bố công khai; Kế hoạch phát triển nông nghiệp chưa đảm bảo tính khoa học và đảm bảo đạt hiệu kinh tế xã hội cao. Tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch của UBND huyện Tuy Phước nhiều năm trong giai đoạn 2015-2019 chưa đạt được mục tiêu đặt ra.
Công tác xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách, quy định trong nông nghiệp chưa theo đúng quy trình, chưa đảm bảo công khai, minh bạch. Một bộ phận cán bộ, công chức chưa thực hiện tốt văn hóa giao tiếp trong thi hành công vụ.Triển khai thực hiện chưa đạt được mục tiêu của chính sách, quy định và Người dân chưa nắm bắt và hiểu rõ về các chính sách, quy định trong sản xuất nông nghiệp.
Chính sách của Nhà nước và địa phương trong nông nghiệp còn chưa hợp lý. Thời gian qua, Chính phủ, địa phương đưa ra rất nhiều chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp nhưng chưa đủ sâu, chưa đủ mạnh và có một số chính sách chưa phù hợp với thực tiễn. Nông nghiệp ở nước ta chưa hiệu quả do tư duy chậm đổi mới. Chính sách chưa tạo cơ hội thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nên nhiều nguồn lực trong sản xuất, phát triển kinh tế chưa được khai thác và huy động.
Các hợp tác xã và tổ chức kinh tế hợp tác chưa phát triển được nhiều hoạt động dịch vụ; hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước ở lĩnh vực nông nghiệp còn yếu kém, trong khi các doanh nghiệp tư nhân lại chưa phát triển, tính liên kết trong sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn hạn chế...
Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về nông nghiệp chưa hợp lý, rõ ràng; Các phòng, ban phối hợp chưa chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nông nghiệp; Về trình độ chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp các cán bộ quản lý chưa có đủ năng lực, trình độ để hoàn thành tốt công việc được giao. Một bộ phận cán bộ còn thụ động trong xử lý công việc, năng lực làm việc còn hạn chế. Cán bộ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức quản lý nhà nước, ứng dụng công nghệ thông tin, tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp và chưa được trang bị đầy đủ trang thiết bị để phục vụ công việc;
Số đợt kiểm tra chưa phù hợp; Thời điểm kiểm tra chưa thích hợp; chưa thường xuyên và chưa mang lại hiệu quả cao. Quy định xử phạt chưa công khai và đủ sức răn đe. Các biện pháp xử phạt chủ yếu vẫn dừng lại ở nhắc nhở, hướng dẫn nên tính răn đe chưa cao. Công tác kiểm tra, giám sát chưa được tiến hành kịp thời, rộng khắp để kịp thời phát hiện những vi phạm trong quá trình sản xuất, kinh doanh.