Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 105 - 107)

6. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài:

3.2.5. Một số giải pháp khác

a. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quy hoạch, kế hoạch, chính sách, quy định trong sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp

Để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quy hoạch, kế hoạch, chính sách, quy định trong sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp

Cần tuyên truyền cho hộ nông dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp nắm bắt và hiểu rõ về quy hoạch, kế hoạch, các chính sách, quy định trong sản xuất nông nghiệp. Các nội dung, hình thức tuyên truyền phải đảm bảo đa dạng, phổ biến tất cả các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, quy định của pháp luật, các thủ tục hành chính đến tất cả các hộ nông dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp.

Công tác tuyên truyền cần có sự tham gia phối hợp của các ban, ngành, ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện, các đoàn thể trong Huyện Tuy Phước để đảm bảo thông tin, tuyên truyền được sâu rộng và đầy đủ nhất.

Cần tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như Đài phát thanh – truyền hình, báo, tạp chí, cổng thông tin điện tử của Huyện, Xã, một cách đa dạng, phong phú. Nhờ đó, các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước nước, quy hoạch, kế hoạch, các chính sách, quy định trong sản xuất nông nghiệp được phổ biến sâu rộng, kịp thời đến các cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân. Điều này giúp người dân hiểu rõ hơn về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của các nội dung, tư tưởng chỉ đạo, cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước.

Tăng tần suất đăng tin bài, phóng sự, kinh nghiệm, sáng kiến nông nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng để lan tỏa kinh nghiệm, các cách làm hay để người dân, các xã khác có thể học hỏi, áp dụng, nhân rộng. Công tác

tuyên truyền cũng phải gắn với công tác vận động người dân để người dân thể hiện rõ vai trò chủ thể của mình trong sản xuất nông nghiệp. Trong công tác này, vai trò của Hội nông dân là vô cùng quan trọng trong việc tuyên truyền, đảm bảo phù hợp với điều kiện đặc thù của từng địa phương.

b. Tăng cường thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp

Để tăng cường thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp, UBND huyện Tuy Phước cần thực hiện một số giải pháp cụ thể như:

- Đảm bảo thực hiện nghiêm quy định của Trung ương và tỉnh về trình tự, thủ tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa các thủ tục và đẩy nhanh tốc độ xử lý, giải quyết, giảm thời gian giải quyết xuống tối thiểu; loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo, dễ bị lợi dụng để gây khó khăn cho người dân, tránh lãng phí cho người dân khi thực hiện thủ tục hành chính. Cán bộ, công chức cần có thái độ tiếp dân, giải quyết công việc cho dân thực sự tận tâm, nhiệt tình, đúng mực và hiệu quả. Các thủ tục hành chính cần được giải quyết một cách nhanh gọn, đúng hẹn.

- Nhanh chóng đưa cơ chế một cửa vào thực hiện tại UBND huyện, xã và thực hiện mẫu hóa các giấy tờ, thủ tục có nhu cầu trong giải quyết công việc, từng bước hiện đại hóa trong việc xây dựng các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục, quy trình để thu hút thêm nhiều nhà đầu tư vào phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện.

- Đảm bảo thực hiện nghiêm túc, công khai thủ tục hành chính; đăng tải, cập nhật các thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung lên cổng thông tin của Huyện Tuy Phước, tại bảng tin của UBND huyện, UBND các xã, tại bộ phận một cửa. Công khai thông tin về thủ tục hành chính trên các trang thông

tin điện tử của huyện; đảm bảo cập nhật thường xuyên, kịp thời các văn bản sửa đổi, bổ sung trên trang điện tử của Huyện, xã để tăng cường tính công khai, minh bạch của các thủ tục.

UBND huyện Tuy Phước cần đẩy mạnh đổi mới công nghệ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nước. Cần xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay.Tập hợp, rà soát và đánh giá tình hình thực hiện các dịch vụ công trực tuyến, tăng cường, nâng cao hiệu quả cung cấp trực tuyến các dịch vụ công mà huyện quản lý. Tiếp tục hiện đại hóa nền hành chính để tiết kiệm thời gian cho người dân và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong nông nghiệp. Triển khai hệ thống thông tin quản lý nông nghiệp trên phạm vi toàn Huyện; đảm bảo 100% các thủ tục hành chính được giải quyết bằng công nghệ thông tin tại các cơ quan hành chính từ huyện, đến xã.

Thực hiện khảo sát người dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, tổ chức để đánh giá, rút kinh nghiệm khả năng phục vụ, đáp ứng của các cơ quan hành chính nhà nước về nông nghiệp.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)