CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.3. Hoạt động quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định
2.3.4. Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, thu hồi rừng, lập hồ sơ quản lý rừng, tổ chức trồng rừng thay thế
2.3.4.1. Về giao khoán, quản lý bảo vệ rừng
Tổng diện tích giao khoán 2016 đến năm 2020 là 22.737,7 ha (BQLRPH:
15.228,5 ha với 2.937 hộ, BQLRĐD An Toàn: 7.509,2 ha với 223 hộ). RPH do UBND xã quản lý 7.569,10 ha. Tổng kinh phí chi trả khoán QLBVR từ năm 2016-2020 là 47.135,769 tr.đ (BQLRĐD 17.866,495 tr.đ, rừng phòng hộ:
29.269,274 trđ). Mức khoán theo NQ 30a của Chính phủ: 400.000đ/ha/năm (Khoán NĐ 75/2015/NĐ-CP: 4.015,4 ha; theo NQ 30a: 3.492,8 ha).
Bảng 2.10: Số liệu giao khoán, quản lý bảo vệ rừng từ 2016-2020
Đơn vị tính: ha
STT Năm Đơn vị giao
Tổng cộng
BQLRPH BQLRĐD
01 Năm 2016 15.233,5 7.689,9 22.925,4
02 Năm 2017 15.233,5 7.689,9 22.925,4
03 Năm 2018 15.228,5 7.509,2 22.737,7
04 Năm 2019 15.228,5 7.509,2 22.737,7
05 Năm 2020 15.228,5 7.509,2 22.737,7
Nguồn: Báo cáo Phòng NN&PTNT huyện An Lão năm 2020
Ngoài ra, UBND huyện đã chỉ đạo xây dựng mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng rừng có giá trị kinh tế cao: Trong đó có triển khai mô hình khoanh nuôi bảo vệ theo chuỗi giá trị 500 ha sim tại xã An Quang và An Toàn đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương. Ngoài ra trên địa bàn huyện hiện nay, đang tổ chức triển khai trồng rừng bằng keo cấy mô kết hợp với trồng cây Sao đen nhưng với qui mô còn hạn chế, đang triển khai trồng thử nghiệm Sâm đá diện tích 0,4 ha và mô hình cây dược liệu 300 ha tại xã An Toàn.
Tổng diện tích rừng giao cho các tổ chức, cá nhân quản lý, bảo vệ:
Ban QLRĐD An Toàn: Diện tích quản lý là 25.189,39 ha; trong đó, rừng tự nhiên 24.194,22 ha, rừng trồng 2,84 ha, diện tích đất chưa có rừng 992,13 ha (mới trồng chưa thành rừng 2,95 ha);
Ban QLRPH huyện An Lão: Diện tích quản lý là 17.680,82 ha; trong đó, rừng tự nhiên 15.569,8 ha, rừng trồng 1.614,11 ha, diện tích đất chưa có rừng 496,91 ha (mới trồng chưa thành rừng: 30,46 ha);
Đơn vị lực lượng vũ trang (Ban Chỉ huy Quân sự huyện): Diện tích quản lý là 92,99 ha, trong đó, rừng trồng 26,48 ha; đất chưa có rừng 65,51 ha (mới trồng chưa thành rừng 54,29 ha);
Ủy ban Nhân dân cấp xã (diện tích chưa giao cho tổ chức, cá nhân):
Diện tích quản lý là 21.275,25 ha, trong đó, rừng tự nhiên 7.949,32 ha, rừng trồng 6.858,89 ha, diện tích đất chưa có rừng 6.467,04 ha (mới trồng chưa thành rừng 4.851,01 ha).
Diện tích hộ gia đình, cá nhân nhận quản lý bảo vệ là 615,12 ha, diện tích rừng trồng 231,58 ha, diện tích đất chưa có rừng 383,54 ha (mới trồng chưa thành rừng 371,53 ha)
Bảng 2. 11: Diện tích rừng giao tổ chức, hộ gia đình quản lý
Đơn vị tính: ha
Tổ chức, cá nhân
Diện tích quản lý
Rừng tự nhiên
Rừng trồng
Đất chƣa có rừng
Mới trồng chƣa thành
rừng BQLRĐD 22.189,39 24.194,22 2,84 992,13 2,95 BQLRPH 17.680,82 15.569,80 1.614,11 496,91 30,46 Xã, thị trấn 21.275,25 7.949,32 6.858,89 6.467,04 4.851,01
BCHQS huyện 92,99 00 26,48 65,51 54,29
Hộ gia đình 615,12 00 231,58 383,54 371,53
Tổng cộng 61.853,57 47.713,34 8.733,90 8.405,13 5.310,29 Nguồn: Báo cáo Phòng NN&PTNT huyện An Lão năm 2020
2.3.4.2. Về thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.
Trong 5 năm 2016- 2020, huyện chỉ thực hiện việc thu hồi rừng và đất lâm nghiệp khi thu hồi làm các công trình phục vụ dân sinh; thực hiện công tác di dân tái định cư để xây dựng công trình Hồ chứa nước Đồng Mít với diện tích hồ chứa 14,94 triệu m3, cao trào mặt đập 61,1 m3, dung tích chứa nước chứa 89,84 triệu m3; phải di dời gần 500 hộ dân với gần 1.700 khẩu về nơi ở mới. Khi xây dựng công trình này phải thu hồi diện tích đất lòng hồ và đất cấp cho Nhân dân sản xuất với tổng diện tích là 1.391,64 ha, trong đó có 126,5 ha rừng sản xuất; tổng chi phí bồi thường, hỗ trợ 337.508,864 tr.đ.
2.3.4.3. Về khai thác rừng và trồng rừng thay thế.
Tổng diện tích rừng khai thác 5 năm là 2.536,8 ha, tổng sản lượng gỗ 304.397,2m3. Tổng giá trị khai thác 1.581,3 tỉ đồng: Năm 2015 đạt 194,2 tỉ đồng, năm 2016 đạt 219,55 tỉ đồng, năm 2017 đạt 241,01 tỉ đồng, năm 2018 đạt 289,70 tỉ đồng, năm 2019 đat 311,10 tỉ đồng, năm 2020 đạt 325,74 tỉ đồng. Tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2020 tăng 97% so với năm 2015.
Theo chu kỳ trồng và khai rừng, năm 2019, Ban quản lý rừng phòng hộ đã làm hồ sơ đấu giá và cho khai thác 323,9 ha gỗ rừng trồng thuộc diện tích rừng phòng hộ, nhưng hiện đã quy hoạch để chuyển sang rừng sản xuất tại xã An Vinh, An Dũng và 10 ha rừng trồng thay thế nương rẫy tại xã An Nghĩa.
Tổng sản lượng theo hồ sơ thiết kế là: 40.377,6m3 gỗ
Diện tích trồng rừng 5 năm là 2.123,6 ha, lũy kế diện tích rừng trồng được chăm sóc 7.376,2 ha; diện tích rừng do khoanh nuôi tái sinh 501,9ha; diện tích được giao khoán bảo vệ 114.155,7 ha. Độ che phủ rừng năm 2020 đạt 82%, tăng so chỉ tiêu kế hoạch đầu kỳ đề ra 9%. Cụ thể (năm 2016: 78%, năm 2017: 80,4% tăng so 2016: 2,4%, năm 2018: 81,1% tăng so 2017: 0,7%, năm 2019: 81,5% tăng so 2018: 0,4%, năm 2020: 82% tăng 9,5% so 2015 (73%)
Chính sách hỗ trợ vốn vay cho hộ dân phát triển kinh tế lâm nghiệp (chủ yếu là trồng rừng) được thực hiện theo Quyết định số 28/2015’QĐ-TTg, ngày 21/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ “Về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo” và Quyết định 115/2013/QĐ-TTg, ngày 27/02/2013 “Về tín dụng đối với hộ cận nghèo” được UBND huyện chỉ đạo Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện thực hiện nghiêm túc. Từ 2016-2020 đã có 5.633 hộ vay với số tiền 258,989 tỉ đồng để phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững [bảng 2.12]
2.3.5. Cụng tỏc tổ chức điều tra rừng, kiểm kờ rừng, theo dừi diễn