Ảnh hưởng thời gian chiếu UV đến tín hiệu Raman

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tương quan giữa hình thái học và tín hiệu raman tăng cường bề mặt của vật liệu au tio2 (Trang 54 - 55)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.4.2. Ảnh hưởng thời gian chiếu UV đến tín hiệu Raman

Trên hình 3.8 cho biết phổ Raman của cấu trúc 4-MBA/Au/HC-TiO2 với thời gian chiếu UV lần lượt là 15 phút và 20 phút, có cùng kích thước đường kính trung bình khuôn cầu PS là 150 nm được phủ muối vàng HAuCl4 nồng độ 1 mM, bước sóng laser kích thích 785 nm, công suất 0,5W với thời gian tích hợp mẫu là 100s. Thời gian chiếu UV càng tăng thì cường độ tín hiệu phổ Raman mạnh hơn. Trong thời gian chiếu UV mẫu 15 phút chỉ xuất hiện các đỉnh 253 cm-1, 1071 cm-1, 1376 cm-1, 1582 cm-1 nhưng khi tăng lên 20 phút đã thêm đỉnh tại các vị trí 342 cm-1, 415 cm-1, 525 cm-1, 1177 cm-1. Điều này được giải thích là do mật độ và kích thước các hạt nano Au tăng lên khi tăng thời gian chiếu xạ UV. Khi kích thước của các hạt nano Au tăng lên, diện tích bề mặt của các hạt cũng tăng lên. Do đó, số lượng phân tử 4-MBA được hấp thụ trên bề mặt tăng lên và cường độ SERS cũng vậy. Kết quả này chỉ ra rằng việc tăng cường SERS không chỉ phụ thuộc vào diện tích bề mặt của đế SERS mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như trường điện từ EM nâng cao được tạo ra từ plasma bề mặt. Sự tăng cường điện từ cục bộ tăng lên khi kích thước hạt tăng lên [22].

Hình 3.8. Phổ Raman của cấu trúc 4-MBA/Au/HC- TiO2 với thời gian chiếu UV lần lượt là 15 phút và 20 phút, có cùng kích thước đường kính trung bình khuôn cầu PS là 150 nm được phủ muối vàng HAuCl4 nồng độ 1 mM, bước sóng laser kích thích

785 nm, công suất 0,5 W với thời gian tích hợp mẫu là 100 s

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tương quan giữa hình thái học và tín hiệu raman tăng cường bề mặt của vật liệu au tio2 (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)