5. Phương pháp nghiên cứu
3.3. Kết quả điều tra khảo sát các đề xuất về giải pháp nhằm nâng cao
công tác quản lý nhà nước về hệ thống chợ trên huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
Để có được những đề xuất về giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước về hệ thống chợ trên huyện Tuy Phước, tôi đã tiến hành tham gia phỏng vấn trực tiếp các anh chị nhân viên làm việc ở chợ, cũng như một số tiểu thương. Do hạn chế về nhân lực cũng như một số điều kiện khách quan khác nên nghiên cứu này tôi chỉ thực hiện khảo sát được 100 người, bao gồm các cán bộ, nhân viên, người dân buôn bán tại các chợ, theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.1. Nhận thức về giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chợ tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
T T Các biện pháp Các ý kiến Khôn g cần thiết Cần thiết Rất cần thiết Công tác tổ chức bộ máy quản lý chợ
1 Hoàn thiện bộ máy quản lý chợ 15,46 52,58 31,96 2 Chuyển đổi cơ cấu quản lý chợ 16,49 48,45 35,05 3 Hiệu quả quản lý chợ của cơ quan quản lý 11,34 43,30 45,36
Công tác quy hoạch phát triển hệ thống chợ
1 Công tác quy hoạch phát triển hệ thống chợ
trên địa bàn huyện 22,68 49,48 27,84 2 Sự phù hợp với quy hoạch mạng lưới chợ tỉnh
Bình Định 18,59 54,64 26,77 3 Sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế -
T T Các biện pháp Các ý kiến Khôn g cần thiết Cần thiết Rất cần thiết
4 Phương án phát triển quy mô, bố trí vị trí ngành
hàng kinh doanh tại chợ trong quy hoạch 7,22 57,73 35,05 5 Việc công bố thông tin quy hoạch chợ cho
người dân được biết 18,56 55,67 25,77 6 Nghiên cứu, ra soát và điều chỉnh quy hoạch
chợ 15,46 58,76 25,77
Công tác tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống chợ
1 Công tác đầu tư xây dựng chợ mới 17,53 44,33 38,14 2 Công tác xây dựng, nâng cấp, cải tạo chợ 20,62 45,36 34,02
3 Sắp xếp khu vực, phân lô buôn bán các mặt
hàng hợp lý 5,15 46,39 48,45 4 Đầu tư xây dựng đường xá, giao thông, đặc biệt
khu vực gần chợ 35,05 31,96 32,99 5
Chỉ đạo, hướng dẫn đôn đốc các BQL kinh doanh, khai thác và quản lý chợ trên địa bàn huyện
16,83 44,30 38,87
Công tác ban hành và tổ chức thực hiện các quy chế tổ chức, quản lý chợ
1 Việc ban hành văn bản, chính sách về thực hiện
phát triển và quản lý hệ thống chợ 17,53 44,33 38,14
2
Việc thực hiện tuyên truyền, phổ bến kiến thức, giáo dục pháp luật về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước, công tác quản lý, phát triển chợ
14,43 38,14 47,42
3 Việc quản lý cơ sở vật chất tại chợ 18,56 51,55 29,90
Công tác giám sát, kiểm tra
1
Cơ quan quản lý nhà nước về chợ thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên và chặt chẽ
T T Các biện pháp Các ý kiến Khôn g cần thiết Cần thiết Rất cần thiết 2
Xử lý nghiêm minh và công bằng trong công tác xử lý vi phạm về hoạt động kinh doanh trong hệ thống chợ
17,53 53,61 28,87
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả điều tra
Dựa vào kết quả từ bảng trên, ta thấy các biện pháp đưa ra đều được đa số đánh giá là “cần thiết” và “rất cần thiết”. Tuy nhiên mức độ cần thiết và khả thi của từng biện pháp không giống nhau và không phải tất cả các biện pháp đều cần thiết 100%, nhưng so với mức độ “không cần thiết”, tổng hợp hai ý kiến “cần thiết” và “rất cần thiết” đồng tình cao hơn rất nhiều.
Trong đó giải pháp Sắp xếp khu vực, phân lô buôn bán các mặt hàng hợp lý có kết quả ủng hộ cao nhất, chiếm 94,84% tỷ lệ tổng cả 2 ý kiến. Có thể nhận thấy rằng, trong điều kiện như hiện nay, huyện Tuy Phước vẫn còn là một huyện thuần nông, trồng lúa, màu, mía, cây ăn quả, chăn nuôi bò, gia cầm, cá, tôm, đánh bắt và chế biến hải sản, công nghiệp phát triển ở mức khá, chủ yếu là sản xuất xi măng, đá xây dựng. Điều kiện của Tuy Phước còn rất khó khăn, nguồn ngân sách cũng hạn hẹp, khi chưa thể đầu tư xây dựng mới hay nâng cấp, cải tạo hệ thống chợ trên địa bàn huyện 100% thì việc sắp xếp khu vực, phân lô, ki - ốt buôn bán các mặt hàng hợp lý là rất hợp lý. Bởi đây là biện pháp đơn giản, ít tốn chi phí, các BQL chợ hoàn toàn có thể triển khai tại khu chợ mình quản lý. Việc sắp xếp khu vực, phân lô, ki - ốt buôn bán các mặt hàng hợp lý sẽ giúp cho khu chợ thông thoáng, sạch sẽ, ngăn nắp.
Tiếp theo sau là các giải pháp Phương án phát triển quy mô, bố trí vị trí ngành hàng kinh doanh tại chợ trong quy hoạch, cùng với ý kiến Hiệu quả quản lý chợ của cơ quan quản lý chiếm tỷ lệ ủng hộ cao tiếp theo. Việc rất
nhiều các chợ rơi vào tình trạng thâm hụt quỹ thu chi trong năm 2020 và dùng cả ngân sách Nhà nước để bù lỗ như chợ Diêu Trì, Háo Lễ, Gò Bồi, Quán Cẩm... khiến dấy lên một điều là hiệu quả của công tác quản lý chợ của các cơ quan quản lý trên địa bàn huyện Tuy Phước có rất nhiều bất cập, cần phải khắc phục ngay. Do đó việc đánh giá giải pháp Phương án phát triển quy mô, bố trí vị trí ngành hàng kinh doanh tại chợ trong quy hoạch và Hiệu quả quản lý chợ của cơ quan quản lý rất cần thiết phải triển khai là điều có thể hiểu.
Tuy nhiên khi được hỏi về tính khả thi nếu áp dụng các biện pháp trên vào thực tế, mặc dù tổng thể các ý kiến đồng thuận vẫn thiên về hướng đồng tình với các giải pháp đưa ra nhưng thứ hạng cao nhất lại có sự thay đổi.
Bảng 3.2. Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đối với huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
TT Các biện pháp Khả năng áp dụng triển khai thực tế Không khả thi Khả thi Rất khả thi Công tác tổ chức bộ máy quản lý chợ
1 Hoàn thiện bộ máy quản lý chợ 22,68 49,48 27,84 2 Chuyển đổi cơ cấu quản lý chợ 17,53 55,67 26,80 3 Hiệu quả quản lý chợ của cơ quan quản lý 11,34 43,30 45,36
Công tác quy hoạch phát triển hệ thống chợ 1 Công tác quy hoạch phát triển hệ thống chợ
trên địa bàn huyện 21,36 44,02 34,62 2 Sự phù hợp với quy hoạch mạng lưới chợ tỉnh
Bình Định 36,09 48,45 15,46 3 Sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế -
xã hội của huyện 31,96 49,99 18,05 4
Phương án phát triển quy mô, bố trí vị trí ngành hàng kinh doanh tại chợ trong quy hoạch
TT Các biện pháp Khả năng áp dụng triển khai thực tế Không khả thi Khả thi Rất khả thi
5 Việc công bố thông tin quy hoạch chợ cho
người dân được biết 15,47 55,67 28,87 6 Nghiên cứu, ra soát và điều chỉnh quy hoạch
chợ 6,19 57,73 36,08
Công tác tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống chợ
1 Công tác đầu tư xây dựng chợ mới 24,02 42,27 33,71 2 Công tác xây dựng, nâng cấp, cải tạo chợ 18,56 53,61 27,84 3 Sắp xếp khu vực, phân lô buôn bán các mặt
hàng hợp lý 19,59 49,48 30,93 4 Đầu tư xây dựng đường xá, giao thông, đặc
biệt khu vực gần chợ 21,64 46,39 31,96 5
Chỉ đạo, hướng dẫn đôn đốc các BQL kinh doanh, khai thác và quản lý chợ trên địa bàn huyện
5,65 35,62 58,73
Công tác ban hành và tổ chức thực hiện các quy chế tổ chức, quản lý chợ
1 Việc ban hành văn bản, chính sách về thực
hiện phát triển và quản lý hệ thống chợ 16,49 47,61 35,90 2
Việc thực hiện tuyên truyền, phổ bến kiến thức, giáo dục pháp luật về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước, công tác quản lý, phát triển chợ
22,28 25,14 52,58
3 Việc quản lý cơ sở vật chất tại chợ 13,40 58,76 27,84
Công tác giám sát, kiểm tra
1
Cơ quan quản lý nhà nước về chợ thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thường
xuyên và chặt chẽ 13,40 54,64 31,96 2
Xử lý nghiêm minh và công bằng trong công tác xử lý vi phạm về hoạt động kinh doanh trong hệ thống chợ
4,12 62,89 32,99
Giải pháp “Xử lý nghiêm các hoạt động sai phạm và Nghiên cứu rà soát điều chỉnh quy hoạch chợ” được đánh giá cao nhất chiếm 93,81% và 95,88% cả hai ý rất khả thi và khả thi.
Điều này có thể cho thấy, việc tốt nhất mà cơ quan Nhà nước cần làm chính là thực hiện tốt công tác, giám sát, quản lý hoạt động chợ. Cần phải chấp hành nghiêm chỉnh và xử lý răn đe hơn những sai phạm để hạn chế tiếp diễn. Việc đầu tư, xây dựng và cải tạo chợ là rất cần thiết, song đi đôi với nó là việc nghiên cứu, rà soát và có những điều chỉnh hợp lý tùy theo khu vực, địa phận, điều kiện kinh tế mà có những chiến lược đầu tư thích hợp, không quá ít, cũng không nên dư thừa lãng phí, tránh thâm hụt ngân sách.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Chương 3 của luận văn là kết quả nghiên cứu quan trọng sau khi làm rõ lý luận và phân tích thực trạng quản lý nhà nước về hệ thống chợ tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Đề tài đã đưa ra những định hướng quản lý nhà nước về hệ thống chợ tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định trong thời gian tới. Các giải pháp được đề xuất bao gồm: Công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch chợ; Tăng cường hiệu quả công tác đầu tư xây dựng chợ; Hoàn thiện các cơ chế quản lý, tổ chức hoạt động chợ trên địa bàn huyện Tuy Phước; Nâng cao hiệu quả quản lý chợ của cơ quan quản lý; Tăng cường công tác giám sát hoạt động, kiểm tra các chợ trên địa bàn huyện Tuy Phước; Chuyển đổi mô hình quản lý chợ. Đây là những giải pháp được đúc rút đề xuất sau khi nghiên cứu và phân tích thực trạng quản lý nhà nước về hệ thống chợ tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
KẾT LUẬN
Chợ là một trong những loại hình kinh tế ra đời từ rất lâu, đáp ứng nhu cầu trao đổi buôn bán, mua sắm của người dân. Chợ không chỉ cung ứng các nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống mà nó còn đóng góp rất quan trọng vào việc thúc đẩy hiệu quả kinh tế của huyện nhà, kể cả nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ… Một xã hội phát triển về kinh tế - xã hội sẽ có được khu chợ sầm uất, văn minh và văn hóa. Nó là bộ mặt đại diện cho khu vực địa phương về kinh tế lẫn đặc trưng bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, do đặc điểm dân cư cũng như quá trình đô thị hóa, đòi hỏi chợ phải được đầu tư cải thiện và nâng cao cở sở hạ tầng để đáp ứng được nhu cầu của người dân cũng là để đảm bảo nơi trao đổi buôn bán, lập nghiệp an toàn và bền vững. Muốn được như vậy thì các cấp quản lý nhà nước về hệ thống chợ cần phải quan tâm chỉ đạo và sự nỗ lực, cố gắng của các doanh nghiệp, HTX quản lý, Ban quản lý, Tổ quản lý các chợ có những cơ chế, chính sách thật tốt nhằm tận dụng được những thế mạnh của địa phương, cũng như khắc phục những khó khăn để hoạt động của hệ thống chợ ngày càng phát triển, giúp người dân có thể yên tâm buôn bán thuận lợi hơn.
Xuất phát từ ý nghĩa trên, cùng với những kiến thức được học tập ở nhà trường và kết quả điều tra, phân tích tình hình thực tiễn quản lý phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Tuy Phước, tỉnh Bình Định, trong giới hạn phạm vi nghiên cứu, luận văn đã trình bày:
Chương 1: Luận văn đã hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về QLNN và làm rõ vai trò, nội dung của quản lý nhà nước về hệ thống chợ ở địa phương.
Chương 2: Bằng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp, phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, luận văn đã phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về hệ thống chợ trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2016 - 2020, từ đó nêu bật những tồn tại, hạn chế và
nguyên nhân để làm cơ sở đề xuất các các giải pháp hoàn thiện QLNN về hệ thống chợ trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Chương 3: Luận văn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về hệ thống chợ trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2025.
Được sự hướng dẫn nghiên cứu khoa học của TS. Hoàng Thị Hoài Hương và sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tác giả đã tập trung phân tích thực trạng, đề xuất giải pháp để hoàn thiện QLNN về hệ thống chợ trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, đây là một đề tài nghiên cứu có liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế, quản lý và đặc biệt là những vấn đề đặt ra trong quá trình triển khai thực hiện, bên cạnh đó sự hạn chế về mặt thời gian cũng như về mặt kiến thức và kinh nghiệm của bản thân nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong muốn nhận được ý kiến đóng góp quý báu của thầy, cô giáo và các nhà quản lý để luận văn được hoàn thiện tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Công Thương (2014), Nghị định số 11/VBHN-BCT quy định về phát triển và quản lý chợ, Hà Nội.
[2] Bộ Thương mại (2003), Thông tư số 06/2003/TT-BTM ngày 15/8/2003 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của ban quản lý chợ, Hà Nội.
[3] Bộ Xây dựng (2006), Quyết định số 13/2006/QĐ-BXD ngày 19/4/2006 ban hành TCXDVN - 361 - 2006: chợ tiêu chuẩn thiết kế, Hà Nội.
[4] Báo điện tử Nhân dân (2021), Địa chỉ https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh- te/cho-tan-binh-nhuong-cho-cho-trung-tam-thuong-mai-va-cho-truyen- thong-213640, [truy cập ngày 05/6/2021].
[5] Báo điện tử Hà Nội mới (2021), Địa chỉ http://hanoimoi.com.vn/tin- tuc/Kinh-te/537245/chuong-my-cho-dong-phuong-yen-di-vao-hoat-dong- trong-nam-2012, [truy cập ngày 05/6/2021].
[6] Chi cục Thống kê huyện Tuy Phước (2019), Niên giám thống kê huyện Tuy Phước năm 2019, Bình Định.
[7] Chính phủ (2003), Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 về phát triển và quản lý chợ, Hà Nội.
[8] Chính phủ (2009), Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP, Hà Nội.
[9] Nguyễn Xuân Chín (2011), Luận văn“Giải pháp phát triển hệ thống chợ, siêu thị tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020”, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội.
[10] Ngô Anh Tuấn (2015), Luận văn “Giải pháp phát triển chợ truyền thống tại thành phố Đà Nẵng”, trường Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.
[11] Trang thông tin điện tử huyện Tuy Phước (2021), Địa chỉ https://tuyphuoc.binhdinh.gov.vn, [truy cập ngày 01/6/2021].
[12] UBND tỉnh Bình Định (2005), Quyết định số 09/2005/QĐ-UB ngày 10/01/2005 về việc Quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Bình Định.
[13] UBND tỉnh Bình Định (2007), Quyết định số 1815/QĐ-CTUBND ngày 13/8/2007 về việc ban hành Nội quy mẫu về chợ, Bình Định.
[14] UBND tỉnh Bình Định (2008), Quyết định số 19/2008/QĐ-UB ngày 21/5/2008 về việc ban hành quy chế đấu thầu kinh doanh khai thác và quản lý chợ loại 2 và 3 trên địa bàn tình Bình Định, Bình Định.
[15] UBND tỉnh Bình Định (2011), Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND ngày 28/3/2011 về việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Bình Định, Bình Định.
[16] UBND huyện Tuy Phước (2021), Báo cáo tình hình kinh tế huyện Tuy Phước 2020, Bình Định.
[17] UBND huyện Ea Kar (2019), Báo cáo công tác quản lý nhà nước về chợ trên địa bàn huyện Ea Kar, Đắk Lắk.
[18] Viện Nghiên cứu thương mại - Bộ Công thương (2005), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kết