5. Phương pháp nghiên cứu
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
2.3.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về hệ thống chợ tại huyện Tuy Phước vẫn còn một số hạn chế:
Một là, một số chợ đã đủ điều kiện để thực hiện chuyển đổi mô hình kinh doanh quản lý chợ nhưng đến nay công tác chuyển đổi còn chậm và nhiều vướng mắc. Do đó dẫn đến việc thu hút đầu tư xây dựng và nâng cấp chợ gặp nhiều khó khăn.
Hai là, BQL chợ làm việc vẫn chưa đảm bảo hiệu quả công việc và trách nhiệm.
Ba là, tình trạng buôn bán chợ lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè các tuyến đường giao thông; tình trạng các chợ tự phát, chợ cóc vẫn còn gây ảnh
hưởng mỹ quan đô thị, an toàn người tham gia giao thông, vấn đề vệ sinh môi trường vẫn còn diễn ra dai dẳng, chưa được xử lý dứt điểm.
Bốn là, phương án PCCC tại các chợ còn sơ sài, khi có sự cố cháy nổ xảy ra, rủi ro ở các chợ vẫn còn rất cao. Mặc dù cơ sở hạ tầng được chú trọng cải thiện và đầu tư rõ rệt, song vẫn còn những nguy cơ tiềm ẩn về PCCC.
Năm là, công tác quản lý vẫn còn chưa sát sao, thiếu chủ động trong giải quyết vấn đề mà chỉ đến khi người dân phản ánh, báo chí đưa tin thì mới có hướng xử lý.
Sáu là, hiện trạng một số chợ trên huyện đã được xây dựng và đưa vào hoạt động nhưng vẫn còn một số các ki-ốt trong chợ bỏ trống, chưa sử dụng và khai thác hiệu quả hết diện tích đất, mặt bằng kinh doanh gây lãng phí ngân sách Nhà nước, quỹ đất của địa phương, không thu hút được số đông tham gia kinh doanh.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Một trong những nguyên nhân dẫn đến công tác quản lý của Nhà nước về hệ thống chợ tại Huyện Tuy Phước vẫn còn chưa phát huy được tốt đến từ:
- Hiện nay, các chính sách giải quyết lao động thuộc biên chế Nhà nước đang làm việc tại BQL chợ là đơn vị sự nghiệp có thu và những nhân viên lao động đang làm việc tại BQL chợ khi có kế hoạch đấu thầu chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác chợ chưa phù hợp, rất khó khăn nên ảnh hưởng đến công tác chuyển đổi hình thức quản lý.
- Hầu hết thành viên của BQL chợ là cán bộ, công chức xã đều kiêm nhiệm, hạn chế về kinh nghiệm, đa số đều chưa được đào tạo các lớp nghiệp vụ quản lý kinh doanh chợ nên việc tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của các chợ đôi lúc còn khó khăn, kém hiệu quả.
- Một số chợ đã đưa vào khai thác thời gian dài, quy mô diện tích chợ rất nhỏ không còn phù hợp với sự phát triển đô thị hóa hiện nay nhưng chauw
có quỹ đất hợp lý để quy hoạch phát triển chợ do đó vài nơi các tiểu thương bày bán lấn chiếm lề đường để hoạt động buôn bán.
- Cơ chế giám sát còn khá lỏng lẻo, không có nội quy chợ, cán bộ nhân viên quản lý chợ vẫn chưa cứng rắn giải quyết các tình trạng buôn bán lấn chiếm lòng lề đường dẫn đến tình trạng chợ tự phát xuất hiện nhiều lần trên địa bàn.
- Cơ quan quản lý nhà nước chưa quan tâm thường xuyên tổ chức tập huấn, tuyên tuyền cho các cá nhân trực tiếp quản lý chợ, người dân và các tiểu thương tại chợ.
- Quản lý xây dựng về cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng được thực trạng và nhu cầu buôn bán của các hộ thương nhân. Ki-ốt bố trí vị trí một số chỗ bất cập, khó buôn bán, giá cả cho thuê còn quá cao so với hiệu quả kinh doanh thực tế mang lại đã dẫn đến tình trạng ki-ốt không có người thuê, nhiều sạp hàng bỏ trống. Việc bố trí vị trí và sắp xếp phân lô các ngành hàng không thuận lợi hay các khu vực bán hàng ngoài trời chưa có mái che khiến việc buôn bán của tiểu thương gặp nhiều khó khăn.
- Ý thức của người dân, hộ tiểu thương trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh chợ còn kém.
- Tốc độ dân số và đô thị hóa cao, việc xử lý hệ thống nước thải và rác thải còn kém nên công tác quản lý chợ bảo vệ VSMT còn khó khăn.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Trên cơ sở các lý luận về quản lý nhà nước về hệ thống chợ, trong chương 2 luận văn đã làm rõ các vấn đề về thực trạng hệ thống chợ cũng như thực trạng quản lý nhà nước về hệ thống chợ trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định giai đọan 2016 - 2020. Qua đó tác giá đã đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại trong hoạt động quản lý nhà nước về hệ
thống chợ trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định đã có những chính sách quy hoạch và phát triển, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và xử lý các vi phạm khá tốt trong giai đoạn này. Tuy nhiên bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về hệ thống chợ tại đây vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục, như công tác chuyển đổi mô hình quản lý còn chậm và nhiều vướng mắc dẫn đến việc thu hút đầu tư xây dựng và nâng cấp chợ gặp nhiều khó khăn; BQL chợ làm việc vẫn chưa đảm bảo hiệu quả công việc và trách nhiệm; tình trạng buôn bán chợ lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè các tuyến đường giao thông; tình trạng các chợ tự phát, chợ cóc vẫn còn gây ảnh hưởng mỹ quan đô thị, an toàn người tham gia giao thông, vấn đề vệ sinh môi trường chưa được xử lý dứt điểm... Đồng thời, luận văn cũng đã chỉ ra được một số các nguyên nhân cơ bản của các tồn tại này. Và đây sẽ những căn cứ để tác giả đề xuất các giải pháp phù hợp và khả thi trong công tác quản lý nhà nước về hệ thống chợ tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định ở Chương 3.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỆ THỐNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUY
PHƯỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025