Thực trạng công tác ban hành các quy chế tổ chức, quản lý chợ và tổ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hệ thống chợ trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 77 - 91)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2.3. Thực trạng công tác ban hành các quy chế tổ chức, quản lý chợ và tổ

chức thực hiện các quy chế tổ chức, quản lý chợ

Nhắc đến công tác ban hành các quy chế tổ chức, quản lý chợ và tổ chức thực hiện các quy chế tổ chức, quản lý chợ ta sẽ liên tưởng ngay đến mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về chợ và thương nhân kinh doanh tại chợ. Để đánh giá được hiệu quả công tác này, ta có thể dựa vào các chính sách, quyết định mà Nhà nước ban hành theo tiêu chí: thực tiễn, khách quan, hợp lý, nhanh gọn và hiệu quả. Trong đó, nội quy chợ chính là một trong những văn bản tiêu biểu nhất cho việc tổ chức, quản lý chợ và quy định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn nghĩa vụ của các bên, có ảnh hưởng đến từng chợ hoặc chung trong hệ thống chợ.

Công tác ban hành nội quy cần phải được cụ thể và phổ biến rộng rãi tới các tiểu thương kinh doanh trực tiếp tại chợ, các cá nhân đối tượng tham gia hoạt động chợ. BQL áp dụng nội quy để thi hành và bảo đảm công việc, hoạt động chợ diễn ra suôn sẻ và đúng theo các quy định pháp luật được đưa ra nhằm hướng tới các mục tiêu sau:

- Thương nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình khi kinh doanh tại các chợ trên địa bàn huyện.

- Thương nhân được bảo vệ các quyền lợi chính đáng phù hợp theo quy định của Nhà nước, được hướng dẫn thông tin rõ ràng về các quy chế hoạt động tại chợ, được đề xuất ý kiến đóng góp trực tiếp với BQL chợ, được giải quyết khiếu nại, xử lý các tình huống khi có những bất cập hoặc sai phạm…

- Đảm bảo được hoạt động chợ diễn ra suôn sẻ, hạn chế các tranh chấp, và xử ý nhanh khi có sự cố.

- Tạo thành một sự thống nhất và khuôn khổ cho hoạt động chợ, giữ gìn được trật tự an ninh cũng như an toàn vệ sinh và môi trường khi các bên thực hiện tốt theo các quy chế, quy tắc được ban hành.

Nguồn: Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Bên cạnh những kết quả đạt được, đến nay trên địa bàn huyện Tuy Phước vẫn còn khá nhiều các chợ hoạt động không có nội quy chợ, chiếm 39% trên tổng số chợ đang hoạt động của toàn huyện Tuy Phước (chi tiết xem bảng 2.7). Việc không có nội quy chợ sẽ làm cho BQL chợ khó có thể xử lý những vi phạm tại chợ. Điều này sẽ làm cho các tiểu thương, người tham gia hoạt động chợ không theo một khuôn khổ, quy định của pháp luật, họ không biết được các hoạt động của mình có vi phạm hay không, những điều gì nên làm và điều gì không nên làm tại chợ, rất dễ dẫn đến tình trạng mất trật tự an ninh chợ, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm… của các thương nhân.

Cùng với việc ban hành nội quy chợ, trên cơ sở đề xuất, báo cáo tình hình hoạt động chợ của các địa phương, UBND huyện luôn xem xét thực tế và đưa ra các văn bản chỉ đạo các phòng chuyên môn ghi nhận phản ánh, điều

NỘI QUY CHỢ DIÊU TRÌ

a. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh tại chợ b. Quy định về hàng hoá, dịch vụ kinh doanh tại chợ

c. Quy định về người đến giao dịch, mua bán, tham quan, thi hành công vụ tại chợ d. Quy định đối với cán bộ, nhân viên quản lý chợ

e. Quy định về đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, phòng chống thiên tai h. Quy định về đảm bảo an ninh, trật tự tại chợ

g. Quy định về đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm i. Yêu cầu về xây dựng chợ văn minh thương mại

tra thực tế và có những phương án cụ thể được đưa ra nhằm đáp ứng, đảm bảo tính chính xác, khách quan và xử lý kịp thời các vụ việc.

Bảng 2.7. Danh sách các chợ có Nội quy chợ trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

TT Tên Chợ Nội quy chợ

1 Chợ Diêu Trì Có

2 Chợ Bồ Đề Có

3 Chợ Phước Sơn Có

4 Chợ Gò Thị -

5 Chợ Đinh Vinh Quang -

6 Chợ Gò Bồi Có

7 Chợ Trường Thế - 8 Chợ Phước Thắng Có 9 Chợ Phước Nghĩa Có 10 Chợ Văn Quang Có 11 Chợ Đinh Thiện Tây Có 12 Chợ Háo Lễ Có 13 Chợ Huyện Có 14 Chợ Phú Trung - 15 Chợ Tân Thuận Có 16 Chợ Quán Cẩm - 17 Chợ Quán Rạp - 18 Chợ Cây Xanh - 19 Chợ An Trạch - 20 Chợ Đại Chánh Có 21 Chợ Lục Lễ Có 22 Chợ Tình Giang Có 23 Chợ Quán Mối -

Nguồn: Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Bước đầu địa phương cũng đã giải quyết được những vướng mắc và kịp thời các nhu cầu trong hoạt động buôn bán của các hộ dân, giúp các hoạt động chợ diễn ra hiệu quả hơn. Dưới đây là một số văn bản được UBND huyện

Tuy Phước ban hành trong giai đoạn 2016 - 2020 phần nào cho thấy được cơ quan quản lý nhà nước có sự chủ động linh hoạt, đi sát với thực tế nhu cầu của các thương nhân và người dân.

Bảng 2.8. Một số văn bản điển hình về việc tổ chức thực hiện các quy chế tổ chức, quản lý chợ tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định giai đoạn 2016

- 2020 TT Số hiệu quan ban hành Ngày ban

hành Trích yếu nội dung

1 3483/QĐ -UBND

UBND

huyện 06/9/2016

V/v phê duyệt Nội quy chợ Diêu Trì, thị trấn Diêu Trì 2 3482/QĐ -UBND UBND huyện 06/9/2016 V/v ban hành Phương án bố trí sắp xếp lô, sạp và di dời chợ Diêu Trì, thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước

3 117/TB- UBND

UBND

huyện 31/8/2016

Thông báo ý kiến kết luận của đồng chí Nguyễn Đình Thuận, Chủ tịch UBND huyện tại cuộc họp có ý kiến về Phương án di dời chợ Diêu Trì cũ sang chợ Diêu Trì mới

4 423/QĐ- UBND

UBND

huyện 07/3/2016

V/v thành lập Ban Quản lý chợ Diêu Trì trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Tuy Phước

5 424/QĐ- UBND

UBND

huyện 07/3/2016

V/v ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý chợ Diêu Trì

6 25/TB- UBND UBND huyện 29/02/201 6

Thông báo ý kiến kết luận của đồng chí Nguyễn Đình Thuận- Chủ tịch UBND huyện tại cuộc họp bàn thống nhất mô hình tổ chức, quản lý kinh doanh chợ Diêu Trì mới

TT Số hiệu quan ban hành Ngày ban

hành Trích yếu nội dung

7 2339/QĐ -UBND

UBND

huyện 09/6/2017

V/v phê duyệt Phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của Ban Quản lý Chợ Diêu Trì năm 2017 8 2453/QĐ

-UBND

UBND

huyện 19/6/2017

V/v ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý chợ Diêu Trì 9 6020/QĐ -UBND UBND huyện 13/12/201 7

V/v phê duyệt mức khoán thu tiền giữ xe tại chợ Diêu Trì, huyện Tuy Phước 10 1181/QĐ -UBND UBND huyện 18/10/201 8

Ban hành phương án bố trí sắp xếp lô sạp và di dời chợ Gò Bồi, Phước Hòa, huyện Tuy Phước

11 465/UBN D-TC

UBND

huyện 21/5/2018

V/v tổng hợp tình hình hoạt động của các Ban Quản lý chợ trên địa bàn huyện

12 4387/QĐ -UBND

UBND

huyện 03/7/2019

V/v phê duyệt Nội quy chợ Gò Bồi, xã Phước Hòa

13 3713/QĐ -UBND

UBND

huyện 16/6/2020

V/v phê duyệt Phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính từ năm 2020 đến năm 2021 của Ban Quản lý Chợ Diêu Trì

Nguồn: UBND huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Dựa vào những kết quả điều tra trong bảng 2.9, ta thấy công tác ban hành và thực hiện các quy chế tổ chức, quản lý chợ trên địa bàn huyện Tuy Phước được người dân đánh giá ở mức độ bình thường, cụ thể: Khi được hỏi về “Việc ban hành văn bản, chính sách về thực hiện phát triển và quản lý hệ thống chợ” có 12,37% ý kiến đánh giá rất tốt, 28,92% ý kiến đánh giá tốt,

37,24% ý kiến đánh giá bình thường, 16,49% ý kiến đánh giá không tốt và 4,98% ý kiến đánh giá là rất không tốt. Khi được hỏi “Việc thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các tiểu thương tại chợ về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước, nội quy chợ…” có 17,75% ý kiến đánh giá rất tốt, 30,38% ý kiến đánh giá tốt, 36,49% ý kiến đánh giá bình thường, 9,28% ý kiến đánh giá không tốt và 6,10% ý kiến đánh giá là rất không tốt. Còn đối với “Việc quản lý cơ sở vật chất tại chợ” phần lớn các ý kiến đánh giá ở mức bình thường (chiếm 48,45% ý kiến đánh giá).

Bảng 2.9. Kết quả đánh giá thực trạng công tác ban hành và tổ chức thực hiện các quy chế tổ chức, quản lý chợ bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình

Định

TT Nội dung

Kết quả điều tra (Tỷ lệ %) Rất không tốt Không tốt Bình thường Tốt Rất tốt

Công tác tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống chợ

1

Việc ban hành văn bản, chính sách về thực hiện phát triển và quản lý hệ thống chợ

4,98 16,49 37,24 28,92 12,37

2

Việc thực hiện tuyên truyền, phổ bến kiến thức, giáo dục pháp luật về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước, công tác quản lý, phát triển chợ

6,10 9,28 36,49 30,38 17,75

3 Việc quản lý cơ sở vật chất

tại chợ 0,00 13,40 48,45 27,84 10,31

Nguyên nhân là do trong công tác ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về phát triển và quản lý hệ thống chợ trên địa bàn huyện còn một số những hạn chế sau:

- Hệ thống văn bản pháp luật về phát triển và quản lý chợ chưa hoàn thiện. Quản lý nhà nước về thương mại trong nước nói chung và chợ nói riêng liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực đòi hỏi phải có một thể chế phù hợp. Trong khi đó, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chợ mới chỉ điều chỉnh những khía cạnh riêng lẻ, thiếu đồng bộ, không có tính hệ thống, ý nghĩa và giá trị pháp lý thấp. Hiện còn thiếu khá nhiều văn bản hướng dẫn, nhất là các văn bản hướng dẫn của tỉnh.

- Chính sách khuyến khích, ưu đãi các thành phần kinh tế đầu tư phát triển chợ còn rất hạn chế và chưa phù hợp, đối tượng được hưởng trong phạm vi hẹp; hầu như không có chính sách ưu đãi (thuế, đất đai, tín dụng…) đầu tư phát triển cho ngành dịch vụ phân phối, cho lĩnh vực lưu thông hàng hóa nói chung và hệ thống chợ nói riêng. Trong khi đó, đại bộ phận mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật (kho bãi, nhà xưởng, cửa hàng…) của ngành thương mại được xây dựng trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung không còn tồn tại. Các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển chợ đã ban hành đang nằm rải rác ở nhiều văn bản nên rất khó triển khai thực hiện trong thực tiễn và dễ dẫn đến tình trạng vận dụng không thống nhất. Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển chợ từ ngân sách Nhà nước còn ở mức thấp và phương thức phân bố chưa hợp lý. Từ năm 2003, lần đầu tiên, chính sách hỗ trợ ngân sách Nhà nước để phát triển một số loại hình và cấp chợ (chợ đầu mối nông sản, chợ hạng 1, chợ ở miền núi, vùng sâu, vùng xa) theo quy định của Nghị định 02/2003/NĐ-CP. Tuy vậy, nguồn ngân sách hỗ chợ đầu tư chợ theo chính sách này ở huyện Tuy Phước còn ít, có nơi còn sử dụng vào mục đích khác (từ năm 2008 đến nay, do nguồn vốn hỗ trợ đầu tư chợ không ghi thành mục

riêng như năm 2007 trở về trước mà nằm chung trong tổng nguồn vốn hỗ trợ cho từng tỉnh nên một số địa phương không dành vốn cho đầu tư phát triển chợ). Một số lượng lớn chợ rất cần sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước nhưng đang nằm ngoài chính sách hỗ trợ của Nghị định này.

- Chất lượng của một số quy hoạch chợ chưa tốt do điều tra, khảo sát chưa kỹ, khi xác định địa điểm xây dựng chưa chú ý đến dung lượng thị trường, tập quán tiêu dùng, thói quen mua bán của dân cư địa bàn. Vì vậy, vẫn còn một số chợ hoạt động chưa thực sự hiệu quả.

- Nguồn vốn đầu tư phát triển chợ còn hạn chế do sự eo hẹp về NSNN, do khả năng huy động từ các nguồn khác còn khó khăn, hơn nữa, việc sử dụng vốn ngân sách vào đầu tư xây dựng chợ còn kém hiệu quả.

- Hệ thống chợ chủ yếu thiên về chức năng bán lẻ và có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất - kỹ thuật còn sơ sài, lạc hậu. Chợ đầu mối, chợ tổng hợp quy mô lớn có chức năng bán buôn, thu gom và phân luông hàng hóa còn ít.

- Tình trạng chợ hoạt động kém hoặc không hiệu quả (chiếm khoảng 7%) đã xảy ra ở một số chợ Chợ Diêu Trì, Háo Lễ, Gò Bồi, Quán Cẩm.

- Phương thức kinh doanh và các hình thức giao dịch chủ yếu còn lạc hậu, các dịch vụ hỗ chợ kinh doanh và dịch vụ cho khác hàng mua hàng chưa được quan tâm và phát triển. Điều đó đặt ra nhiều thách thức cho sự phát triển mạng lưới chợ trong giai đoạn tới, nhất là khi nhiều loại hình thương mại mới cũng đang rất phát triển.

- Thương nhân hoạt động thường xuyên ở các chợ phần lớn có quy mô nhỏ và hạn chế về nhiều mặt.

Do đó, UBND huyện cần phải bổ sung và ban hành nội quy chợ tại các chợ còn thiếu cũng như các văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho người dân để tránh tình trạng khi có sự cố hoặc tranh chấp, BQL chợ, hoặc người quản lý tại chợ không có cơ sở để giải quyết. Mặt khác tăng cường công tác tuyên

tuyền đến các hộ kinh doanh thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy định của Nhà nước về kinh doanh hoạt động, ATVSTP, VSMT, PCCC… tại chợ.

2.2.4. Thực trạng công tác giám sát, kiểm tra công tác quản lý chợ, công tác thực hiện các quy chế quản lý chợ và xử lý các hành vi vi phạm

Trong giai đoạn 2016 - 2020, công tác quản lý chợ trên địa bàn huyện Tuy Phước đã có những biện pháp và xử lý các tồn đọng cũng như những bất cập trong tình hình hoạt động chợ trong khu vực. Cụ thể, ước tính gần 20 văn bản được ban hành để phục vụ cho công tác thực hiện quy chế quản lý chợ của Nhà nước tại huyện Tuy Phước, giải quyết và xử lý những vi phạm hay giám sát quá trình thực hiện.

Các BQL chợ phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng để đảm bảo công tác quản lý chợ, thực hiện các quy chế quản lý, báo cáo và xử lý các hành vi vi phạm trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Trong đó nội dung chủ yếu thực hiện kiểm tra như:

Bảng 2.10. Một số văn bản về công tác giám sát, kiểm tra công tác quản lý chợ, công tác thực hiện các quy chế quản lý chợ và xử lý các hành vi vi phạm của UBND huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020

TT Số hiệu Nội dung trích yếu Ngày

ban hành 1 780/UBND -KTHT V/v kiểm tra, xử lý tình trạng chợ tự phát họp trước cổng trường 07/08/201 6 2 1059/UBN D-KTHT

V/v cho chủ trương xử lý các tồn tại trong công tác di dời chợ Diêu Trì

26/10/201

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hệ thống chợ trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 77 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)