Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về hệ thống chợ cho huyện Tuy

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hệ thống chợ trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 38)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.3.4. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về hệ thống chợ cho huyện Tuy

Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Trên cơ sở những mặt tích cực hay những tồn tại của một số địa phương, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về hệ thống chợ cho huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định như sau:

- Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch mạng lưới chợ trên địa bàn huyện. Việc đề xuất phê duyệt quy hoạch mạng lưới chợ, UBND huyện phải cần phải tiến hành khảo sát thực tế để có sự liên kết, đồng bộ giữa các vùng

và sự thống nhất của người dân địa phương và phải công bố quy hoạch mạng lưới trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.

- Đẩy mạnh xã hội hóa, kêu gọi các nguồn lực lớn đầu tư phát triển chợ, giảm khó khăn cho ngân sách Nhà nước đầu tư vào lĩnh vực này. Việc này đòi hỏi UBND huyện cũng phải có những chính sách thu hút, ưu đãi, hỗ trợ tối đa đối với các nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác và quản lý chợ như cho thuê đất dài hạn với mức giá hợp lý, hay đứng ra trực tiếp vận động các hộ tiểu thương và dân cư xung quanh chợ ủng hộ, đóng góp cho hoạt động tu sửa, nâng cấp hệ thống chợ…

- Tăng cường triển khai thực hiện việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên địa bàn huyện. UBND huyện có thể tổ chức đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh, khai thác và quản lý chợ để nâng cao hiệu quả quản lý chợ thông qua các tiêu chí về năng lực cũng như điều kiện kinh tế quản lý của các đơn vị tham gia, đồng thời xây dựng những quy chế, hợp đồng cụ thể, tổ chức giám sát theo quy định.

- Thực hiện tiêu chí phát triển hệ thống chợ trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.

- Tăng cường bồi dưỡng kỹ năng, năng lực nguồn nhân lực quản lý nhà nước về hệ thống chợ nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý chợ tại địa phương.

- Thường xuyên kiểm tra các vấn đề về ATVSTP, VSMT, PCCC, việc bố trí sắp xếp các lô sạp, ngành hàng, điểm kinh doanh đã được phê duyệt và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm để bảo vệ quyền lợi cho người mua người bán tại chợ.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Với mục đích đặt cơ sở khoa học về quản lý nhà nước về hệ thống chợ, trong chương 1 tác giả đã tổng kết các khái niệm về chợ, hệ thống chợ, vai trò của chợ trong nền kinh tế, khái niệm về quản lý nhà nước về hệ thông chợ, vai trò của quản lý nhà nước về hệ thống chợ, các nội dung quản lý nhà nước về hệ thống chợ, cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về hệ thống chợ. Đồng thời tác giả cũng trình bày một số kinh nghiệm quản lý nhà nước về hệ thống chợ tại một số địa phương ở nước ta, từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về hệ thống chợ cho huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Đây sẽ là cơ sở để tác giả tiến hành nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về hệ thống chợ tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định trong Chương 2 của luận văn.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỆ THỐNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUY PHƯỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế xã hội và hệ thống chợ tại huyện Tuy Phước, Bình Định

2.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Tuy Phước là huyện đồng bằng nằm ở phía Đông Nam tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn, trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh khoảng 10 km về phía Tây Bắc. Huyện Tuy Phước có tọa độ địa lý 109003’ đến 108016’ độ kinh Đông, 13036’ đến 13057’ độ vĩ Bắc.

Hình 2. 1. Vị trí huyện Tuy Phước trong tỉnh Bình Định

Nguồn: https://diaocthongthai.com

Tuy Phước có ranh giới như sau:

- Phía Bắc giáp với huyện Phù Cát và thị xã An Nhơn; - Phía Nam giáp với thành phố Quy Nhơn;

- Phía Đông giáp với huyện Phù Cát và thành phố Quy Nhơn; - Phía Tây giáp với thị xã An Nhơn và huyện Vân Canh.

Theo thống kê năm 2019, huyện có diện tích 219,9km2, dân số 180.300 người, mật độ dân số là 820 người/km2 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tuy Phước năm 2019 của Chi cục Thống kê huyện Tuy Phước).

Địa hình chủ yếu của huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định đa phần là đồng bằng tích tụ ven sông và đồng bằng duyên hải nằm ở phía Đông huyện Tuy Phước có đầm Thị Nại nằm ở phía Đông.

Hiện nay, huyện Tuy Phước có 11 xã (Phước Nghĩa, Phước Hòa, Phước Thắng, Phước Quang, Phước Hưng, Phước Hiệp, Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Lộc, Phước An, Phước Thành) và 02 thị trấn (Tuy Phước, Diêu Trì), nằm bên đầm Thị Nại, có sông Kôn, sông Hà Thanh chảy qua, có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 19, đường sắt Bắc - Nam chạy ngang qua. Với vị trí địa lý như vậy, Tuy Phước là huyện có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, trong đó nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải là thế mạnh.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội

2.1.2.1. Dân số

Tuy Phước là một trong những huyện có mật độ dân số tương đối cao so với các huyện xã khác trên địa bàn tỉnh Bình Định. Theo Báo cáo tổng điều tra dân số năm 2019, huyện Tuy Phước là huyện có dân mật độ cao thứ hai trong tỉnh, chỉ xếp sau thành phố Quy Nhơn 819,4 người/km2.

Tuy Phước là một trong những huyện có một số khu công nghiệp tập trung, chính vì vậy người dân ở đây, ngoài hoạt động nông nghiệp còn có mức thu nhập đến từ việc làm thuê tại các công ty tương đối ổn định, mức sống cao hơn các khu vực khác.

Tuy Phước có trình độ dân số tương đối cao, hầu hết người dân ở đây đa số đều được đến trường và đạt được trình độ nhất định.

Tuy Phước là huyện có vị trí “rốn lũ” của Bình Định nên giao thông, cơ sở hạ tầng tại đây cũng được đẩy mạnh phát triển. Đặt mục tiêu phát triển nông thôn mới, phát huy thế mạnh của các tuyến đường giao thông quan trọng như QL1A, QL19, QL19C, QL19 mới, các tuyến tỉnh lộ ĐT 640, ĐT 636, ĐT 631, ĐH 42 và các tuyến đường trung tâm xã. Do đó 740km/863,8km tại đây đã đạt tiêu chí bê tông hóa và thảm nhựa để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Bệnh viện, trường học, chợ được đầu tư và cải thiện để phục vụ đời sống dân cư, giúp huyện Tuy Phước ngày càng tiến đổi trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, Tuy Phước có 67 trường học các cấp, trong đó 82,5% trường học được đạt chuẩn giúp bảo đảm điều kiện cho các em học sinh đến trường đầy đủ. Y tế cũng được sự hỗ trợ thiết yếu của Nhà nước, đầu tư về trang thiết bị, xây dựng đội ngũ nhân viên có tay nghề.

Do mật độ dân số cùng với mức sống thu nhập tương đối ổn định, Tuy Phước là huyện có trên 20 chợ được xây dựng và cải tạo nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu của người dân và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

2.1.2.3. Kinh tế

Huyện Tuy Phước là huyện thuần nông, trồng lúa, chăn nuôi bò, gia cầm, cá, tôm, đánh bắt và chế biến hải sản, công nghiệp cũng khá phát triển, chủ yếu là sản xuất xi măng, đá xây dựng. Theo Quyết định số 1672/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035, Tuy Phước là vùng kinh tế phát triển tổng hợp, với định hướng phát triển là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Bình Định; phát triển công nghiệp, cảng biển, logistic dựa trên các lợi thế về đầu mối giao thông vùng - quốc gia; phát triển du lịch biển gắn với văn hóa lịch sử; phát triển chuyên sâu lĩnh vực đào tạo giáo dục, y tế. Nhờ có nguồn lao động dồi dào và giao thông tự nhiên thuận lợi, cùng với cơ sở kết cấu hạ tầng phát triển tương đối hoàn thiện, đến nay kinh tế huyện Tuy Phước đã được nâng lên một tầm mới và đạt được những thành quả nhất định, như sau:

- Đối với nông - lâm - thủy sản: Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản đạt 2.333.743 triệu đồng, đạt 103,0 % KH, tăng 4,06% so cùng kỳ. Trong đó: Nông nghiệp 1.975.597 triệu đồng, đạt 103,6% KH, tăng 4,02% so cùng kỳ; lâm nghiệp 43.909 triệu đồng, đạt 100,1% KH năm, tăng 4,42% so với cùng kỳ; thủy sản 314.237 triệu đồng, đạt 100,1% KH, tăng 4,27% so cùng kỳ. [16] - Đối với công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng đạt 100,1% KH năm, tăng 10,72% so cùng kỳ, riêng giá trị sản xuất công nghiệp tăng 10,64% so cùng kỳ. [16]

- Đối với giá trị sản xuất thương mại và dịch vụ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội đạt 1.950.474 triệu đồng, đạt 100,0% so với KH và tăng 11,27% so cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu ước đạt 38.062 nghìn USD, tăng 9,3% so cùng kỳ; giá trị nhập khẩu ước đạt 6.939 nghìn USD, tăng 4,5% so cùng kỳ. [16]

- Hoạt động tài chính, ngân sách tín dụng đạt nhiều khả quan và ghi nhận những tăng trưởng rõ rệt. Tổng thu cân đối ngân sách ước thực hiện năm 2020 là 624.124 triệu đồng, đạt 139,4% KH tỉnh, đạt 113,2% KH huyện và tăng 12,2% so cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phương (không kể các khoản chi bổ sung ngân sách xã, thị trấn, chi nộp ngân sách cấp trên) ước thực hiện 987.136 triệu đồng, đạt 148,5% KH tỉnh giao, đạt 100,9% KH huyện và tăng 12,8% so cùng kỳ năm trước. Công tác quản lý, điều hành chi ngân sách thực hiện đúng chế độ quy định và đảm bảo tình hình dịch Covid – 19.

Hoạt động tín dụng, ngân hàng trên địa bàn huyện có sự tăng trưởng. Tổng dư nợ của 07 Quỹ tín dụng nhân dân 279.969 triệu đồng, tăng 28,1% so với cùng kỳ; Nợ quá hạn 685 triệu đồng, chiếm 0,2% so với tổng dư nợ, tăng 27,1% so cùng kỳ. Tổng dư nợ của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đạt 1.185.156 triệu đồng, tăng 11,2% so cùng kỳ; tổng số nợ xấu 160 triệu đồng, chiếm 0,01% tổng dư nợ, giảm 0,08% so cùng kỳ. [16]

2.1.2.4. Văn hóa - xã hội và công nghệ thông tin

Tuy Phước là vùng đất có truyền thống văn hóa, là nơi sản sinh ra các nhân vật văn hóa như ông tú Nguyễn Diêu, danh nhân văn hóa Đào Tấn, nhà thơ Xuân Diệu... Các truyền thống văn hóa vẫn luôn người dân Tuy Phước lưu giữ và phát huy đến nay. Lễ hội chợ Gò, lễ hội Đô Thị nước mặn được đề nghị là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Từ phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX cho đến các phong trào đòi dân sinh, dân chủ những năm 1936 – 1939, phong trào chống Nhật, Pháp và giành chính quyền năm 1939 – 1945, nhân dân Tuy Phước đã đóng góp vào công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm của dân tộc với những cái tên Đào Doãn Địch, Lê Tuyên, Võ Trứ...

Tình hình an ninh trật tự ở huyện ổn định, đây cũng là một yếu tố tạo điều kiện cho nền kinh tế xã hội của huyện phát triển.

Công tác tuyên truyền thông tin được đẩy mạnh phát triển nhằm kết nối giữa người dân và các cơ quan quản lý nhà nước. Đẩy mạnh phổ biến rộng rãi các quy định chính sách tới dân cư trong huyện, hướng tới xây dựng nông thôn văn hóa và đô thị mạnh.

Nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội huyện Tuy Phước trong những năm gần đây đã và đang có những chuyển biến tích cực. Các cấp chính quyền và nhân dân huyện đang cố gắng chung tay phấn đấu để đạt được mục tiêu huyện nông thôn mới, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống người dân.

2.1.3. Hệ thống chợ trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Nhờ sự quan tâm của Nhà nước những năm qua, hệ thống chợ tại huyện Tuy Phước đã có sự chuyển biến, củng cố, đầu tư xây dựng, góp phần tạo nên sự sôi động của nền kinh tế địa phương. Với diện tích 219,9km2 kết hợp với việc phân chia các đơn vị hành chính Nhà nước gồm 11 xã và 02 thị trấn nên số lượng các chợ của Tuy Phước được phân bố trải đều trên toàn huyện.

Hình 2. 2. Phân bố các chợ trên địa bàn huyện Tuy phước, tỉnh Bình Định

Nguồn: www.google.com/maps

Theo số liệu thống kê mới nhất năm 2021, hiện nay toàn huyện có 23 chợ, xếp từ hạng 1 đến hạng 3 theo tiêu chuẩn chất lượng chợ của Nhà nước, với hơn 2.000 điểm kinh doanh cố định.

Nhận thấy hầu hết chợ trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định chủ yếu tập trung nhiều ở các khu vực có dân số cao. Tùy theo điều kiện dân số cũng như về nguồn tài chính, giao thông đi lại mà các chợ có diện tích phù hợp với mỗi địa phương. Các chợ lớn chủ yếu nằm ở thị trấn, các chợ nhỏ hơn thì ở các xã. Đối với các xã vùng xa thì chợ nằm trên các trục đường chính của địa phương để bảo đảm được việc giao thương, buôn bán và cung ứng hàng hóa, thực phẩm cho bà con nông dân. Có thể thấy rằng, huyện Tuy Phước là huyện có thế mạnh về hệ thống chợ, có nhiều khả năng thu hút được đầu tư quản lý và khai thác chợ của các thành phần kinh tế tư nhân. Vì vậy, thời gian qua, huyện Tuy Phước luôn quan tâm việc phát triển đầu tư xây dựng hệ thống chợ đặt lên hàng đầu nhằm mở rộng việc giao thương trong và ngoài huyện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói chung và lĩnh vực thương mại nói riêng.

Bảng 2. 1. Bảng tổng hợp thông tin về chợ trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định năm 2021

TT Tên chợ

Phân loại chợ Nguồn vốn Hình thức quản lý

Số lượng CBNV (người)

Diện tích Kết cấu Hạng 1 Hạng 2 Hạng 3 NN đầu vốn Các cá nhân, DN có sự hỗ trợ từ NN Các nhân, DN BQ L HTX D N 1 Chợ Diêu Trì x x x 16 - Diện tích xây dựng: 7.780m2 Bảo đảm kiên cố - Diện tích đất: 16.420m2 2 Chợ Bồ Đề x x x 5 -Diện tích xây dựng: 1.456m2 Bảo đảm kiên cố - Diện tích đất: 9.048,6m2 3 Chợ Phước Sơn x x x 5 - Diện tích xây dựng: 7.170m2 Bảo đảm kiên cố - Diện tích đất: 9.170m2

TT Tên chợ

Phân loại chợ Nguồn vốn Hình thức quản lý

Số lượng CBNV (người)

Diện tích Kết cấu Hạng 1 Hạng 2 Hạng 3 NN đầu vốn Các cá nhân, DN có sự hỗ trợ từ NN Các nhân, DN BQ L HTX D N 4 Chợ Gò Thị x x x 1 - Diện tích xây dựng: 185m2 Bảo đảm kiên cố - Diện tích đất: 386,6m2 5 Chợ Đinh Vinh Quang x x 1 - Diện tích xây dựng: 200m2 Bảo đảm kiên cố - Diện tích đất: 919,6m2 6 Chợ Gò Bồi x x x 6 - Diện tích xây dựng: 1.540m2 Bảo đảm kiên cố - Diện tích đất: 7.800m2

TT Tên chợ

Phân loại chợ Nguồn vốn Hình thức quản lý

Số lượng CBNV (người)

Diện tích Kết cấu Hạng 1 Hạng 2 Hạng 3 NN đầu vốn Các cá nhân, DN có sự hỗ trợ từ NN Các nhân, DN BQ L HTX D N 7 Chơ Trường Thế x x x 0 - Diện tích xây dựng: 150m2 Bán kiên cố - Diện tích đất: 1.158,8m2 8 Chợ Phước Thắng x x x 5 - Diện tích xây dựng: 480,5m2 Bán kiên cố - Diện tích đất:

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hệ thống chợ trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)