2: Tính chất của polymer

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp khuôn ép nhựa khay đựng thực phẩm (Trang 47 - 51)

1. 3: Các loại khuôn

1.6. 2: Tính chất của polymer

1.6.2.1 : Đặc tính chung của Polymer.

* Polymer có các đặc tính sau :

- Tỉ trọng nhỏ: ρ =0,8-2,3 g/cm3. - Mềm dẻo modul đàn hồi E nhỏ. - Khả năng thấu quang tốt

- Dễ bị thẩm thấu bởi chất khí. - Khả năng dẫn nhiệt kém. - Bền với hóa chất.

- Khả năng tái sử dụng cao.

- Nhiệt độ gia công thấp :250-4000oC.

Dễ dàng gia công bằng các phương pháp tự động hóa đem lại năng suất và chất lượng cao: Đùn , đúc áp lực,đúc thổi, dập nóng....

1.6.2.2 : Tính chất cơ học và hóa học của chất dẻo:

Tính chất cơ học của chất dẻo là yếu tố quan trọng cho việc lựa chọn loại vật liệu cho phù hợp với yêu cầu khi thuật của sản phẩm. Sẵn có và càng nảy sinh nhiều loại chất dẻo mới tạo ra nhiều sự lựa chọn .

- Độ bền đứt

+ Độ bền đứt đặc trưng cho khả năng chống loại chống lại lực kéo của vật liệu.Ta có thể đo được đặc trưng đó trên máy kéo đứt.

+ Độ bền kéo là tỷ số của lực kéo và tiết diện ngang nhỏ nhất của mẫu thử khi chưa kéo,đo bằng đơn vị N/mm2 .

+ Các giá trị bền đứt của vật liệu chất dẻo chiếm một khoảng khá rộng.

- Độ dãn dài đo đứt.

+ Đó là tỷ lệ độ giãn dài đo được tại thời điểm đứt trong quá trình kiểm tra với độ dài đo được trước khi kéo.Giá trị độ giãn dài khi đứt đối với chất dẻo giòn chỉ vào khoảng 1% trong khi độ dãn dài của chất dẻo gia là 50- 150%.

- Độ bền nén

+ Là tỷ lệ giữa lực nén cần thiết để làm vỡ mẫu thử đặt dưới trong quá trình nén.Gía trị độ bền nén thướng lớn hơn giá trị độ bền đứt.Nhiều chất dẻo có độ bền nén gấp đôi độ bền đứt.

- Độ bền uốn.

+ Độ bền uốn là đặc trưng cho khả năng chống lại lực kéo và nén tổng hợp.Gía trị của nó thường nằm trong khoảng của độ bền nén và độ bền kéo.

- Độ dai va đập

+ Khả năng chống lại tải trọng va đập của chất dẻo có thể phân tích bằng kết quả do thu nhận được bằng thí nghiệm kiểm tra độ bền dai va đập.Thí nghiệm này có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nha.Một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến nhất là phương thức thực nghiêm trên thiết bi Charpy.Người ta dùng con lắc dao động để phá vỡ mẫu thử. Đại lượng đo bằng KJ/m2.

+ Modul đàn hồi là đại lượng đặc trưng cho độ cướng của vật liệu hoặc đặc trưng cho tính chất của vật liệu.mà dưới tác dụng của một lực đã cho thì biến dạng của mẫu thử xảy ra đến mức độ nào.Các tính chất cơ học của chất dẻo phụ thuộc vào thời gian và nhiệt độ.Với vật liệu đàn hồi một cách hoàn hảo trong quá trình chịu tải cho đến giới hạn chảy thì độ giãn dài tỷ lệ thuận với ứng suất.Hệ số tỷ lệ chính là modul đàn hồi , kí hiệu là E, đơn vị là N/mm2.

+ Sự tỷ lệ đó ở chất dẻo chỉ có trong trường hợp tải trọng khá bé,cho đến khi đường cong và độ giãn dài còn thẳng.Modul đàn hồi còn được xác định nhờ thí nghiệm kiểm tra kéo , nén , uốn.

+ Modul đàn hồi của chất dẻo nhiệt dẻo nhỏ, như Polyetylen là 130- 1000 N/mm2, của chất dẻo khác là 1500-4000 N/mm2 .

- Độ cứng:

+ Đối với độ cứng không có ý nghĩa kĩ thuật thông dụng, thông thường người ta gọi các tín chất có thể xác dịnh bằng các thí nghiệm kiểm tra bằng cách ấn thể cứng vào vật liệu là độ cứng.

+ Độ cứng tỷ lệ giữa lực gây ra độ sâu bị lún vào có hình dạng của vật cứng hình cầu hoặc hình dạng khác với mặt phẳng ấn lún.Đại lượng đo N/mm2 .Việc đo sự lún sâu do tác dụng của tải trọng cần thực hiện lực đang tác dụng vì chất dẻo là vật liệu dễ bị biến dạng trở lại do đàn hồi khi không có lực tác dụng.

+ Đối với thí nghiệm kiểm tra độ cứng có nhiều phương pháp , thông thướng người ta sử dụng phương pháp Brinell.

+ Nhiệt độ là tính chất quan trọng trọng sự hình thành các tính chất cơ học cua chất dẻo.Các tính chất nhiệt học của vật liệu làm ra sản phẩm có ảnh hưởng đến tuổi thọ cũng như sử dụng của các sản phẩm chế tạo từ chất dẻo.

- Độ bền nhiệt

+ Độ bền nhiệt của chất dẻo là khả năng giữ lại được hình dạng của vật thể chất dẻo ở một nhiệt độ cao xác định dưới sự tác dụng của tại trọng cơ học đa cho.

- Độ bền lạnh

+ Độ bền lạnh của chất dẻo là khả năng chống lại sự dạn vỡ của vật liệu ở nhiệt độ thấp khi chịu tải trọng xác định , để đặc trưng cho độ bền lạnh người ta thường xác định nhiệt độ rạn vỡ.

- Độ giãn nở nhiệt

+ Hệ số giãn nở nhiệt tuyến tính của chất dẻo so với thép lớn hơn từ 7- 15 lần.Do đó việc thiết kế khuôn mẫu chất dẻo luôn phải để ý đến điều đó.Đơn vị hệ số giãn nở nhiệt là 1/k.

- Khả năng dẫn nhiệt

+ Trong một đơn vị thời gian trên mặt cắt ngang đã cho trên vật liệu có một đơn vị bề dày như nhau , dưới tác dụng của một đơn vị nhiệt độ có một lượng nhiệt được truyền đi, đơn vị W/mk.Các chất dẻo dẫn nhiệt kém , điều đó có ý nghĩa quan trọng trong khi nung nóng vật liệu cần gia công trong máy đùn hoặc đúc.Để đạt được nhiệt độ đồng nhất thì cần nung nóng chậm.

+ Nhiệt dung của chất dẻo là nhiệt là nhiệt độ cần thiết để nâng nhiệt độ lên 10K cho 1kg chất dẻo.Nhiệt dung của chất dẻo phụ thuộc vào nhiệt độ.

Từ các vật liệu trên ta chọn sử dụng vật liệu PP vì:

+ Sản phẩm sau ép đạt hình dạng tốt nhất mà tốn ít công sửa lại nhất. + Sản phẩm sau ép ít tồn tại khuyết tật nhất như: cong vênh, rỗ khí, vật phun bị ngắn, có tồn tại đường hàn, hõm co…

+ Cơ tính ổn định ở nhiệt độ khoảng 30o-60o + Không gây độc hại cho người sử dụng. + Sử dụng loại vật liệu thông dụng nhất.

+ Mỗi phần đựng thực phẩm phải vừa đủ cho một khẩu phần ăn.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp khuôn ép nhựa khay đựng thực phẩm (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(162 trang)
w