2: Tính số lòng khuôn

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp khuôn ép nhựa khay đựng thực phẩm (Trang 69 - 71)

2. 3: Tính toán thiết kế khuôn

2.3. 2: Tính số lòng khuôn

Ta có thể cân nhắc để chọn số lòng khuôn phù hợp với các thông tin sau:

 Kích thước máy ép phun (Năng suất phun lớn nhất và lực kẹp lớn nhất).

 Thời gian giao hàng.

 Yêu cầu về chất lượng sản phẩm.

 Kết cấu và kích thước khuôn.

 Giá thành khuôn.

Số lòng khuôn thông thường được thiết kế theo dãy số sau :1, 2, 4, 6, 8, 12, 16, 24, 32, 48, 64, 96, 128.

a) Số lòng khuôn tính theo số lượng sản phẩm trong đơn đặt hàng :

n = L . K . tc / ( 24 . 3600 . tm) (2.2) Trong đó :

- n : Số lòng khuôn tối thiểu trên khuôn. - L : Số sản phẩm trong một lô sản xuất.

- K : Hệ số do phế phẩm, K=1/(1-k). Với k là tỉ lệ phế phẩm. - tc : Thời gian của một chu kỳ ép phun (s).

- tm: Thời gian hoàn tất lô sản phẩm này.(ngày)

b) Số lòng khuôn tính theo năng suất phun của máy ép phun :

n = 0, 8.S/W (2.3)

Trong đó :

- n : Số lòng khuôn tối thiểu trên khuôn.

- S : Năng suất phun của máy(gam/một lần phun). - W : Trọng lựơng của sản phẩm (g).

c) Số lòng khuôn tính theo năng suất làm dẻo của máy :

n = P/(X . W). (2.4)

Trong đó :

- n : Số lòng khuôn tối thiểu trên khuôn. - P : Năng suất làm dẻo của máy (g/phút). - X : Tần số phun trong 1 phút (1/phút). - W : Trọng lượng của sản phẩm (g).

d) Số lòng khuôn tính theo lực kẹp khuôn của máy :

n = S .P/ FP (2.5)

Trong đó :

- n : Số lòng khuôn tối thiểu trên khuôn.

- S : Diện tích bề mặt trung bình của sản phẩm kể cả các rãnh dòng tính theo ehướng đóng khuôn.(mm2)

- Fp : Lực kẹp khuôn tối đa của của máy (N) - P : Áp suất trong khuôn (Mpa).

 Trong đồ án này lấy n=1.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp khuôn ép nhựa khay đựng thực phẩm (Trang 69 - 71)