4: Phương pháp chế tạo phôi

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp khuôn ép nhựa khay đựng thực phẩm (Trang 96 - 99)

3. 1: Quy trình công nghệ gia công lòng khuôn

3.1. 4: Phương pháp chế tạo phôi

Phương pháp chọn phôi phụ thuộc vào nhiều vấn đề như: chức năng kỹ thuật, kết cấu chi tiết máy trong cụm máy, vật liệu sử dụng, yêu cầu kỹ thuật, hình dáng kích thước bề mặt chi tiết, quy mô và tính linh hoạt của sản xuất. Chọn phôi nghĩa là chọn loại vật liệu chế tạo phôi, phương pháp hình thành phôi, xác định lượng dư gia công cho các bề mặt, tính toán kích thước, xác định dung sai cho quá trình chế tạo phôi.

* Chọn loại vật liệu chế tạo phôi - Các loại thép làm khuôn nhựa

Khuôn nhựa là khuôn dùng để sản xuất các sản phẩm từ nhựa. Vận hành bằng cách gắn khuôn vào máy ép nhựa tương ứng. Sự kết hợp giữa máy ép nhựa và khuôn mẫu sẽ phục vụ cho quá trình sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất liên tục.

Một số loại thép làm khuôn nhựa thông dụng: 1.2083, SUS420J2, P20,

1.2311, NAK55, NAK80,…

- Các loại thép làm khuôn dập nguội

Khuôn dập nguội hay còn gọi là khuôn đột dập, sử dụng để sản xuất

các sản phẩm bằng kim loại tấm hoặc tấm hợp kim mỏng.

Sản phẩm được sản xuất từ khuôn dập

Khuôn đột dập gồm 2 phần là chày và cối. Phần chày sẽ tác động lực lên tấm kim loại được đặt phía trên cối, tạo thành hình sản phẩm theo hình mẫu ở phần cối.

Mác thép thông dụng làm khuôn dập nguội là SKD11, 1.2379,

Cr12MoV, D2, SK3, SKS3, SKS93, DC53, SLD,…

- Các loại thép làm khuôn dập nóng

Nghe tới tên khuôn, chắc hẳn bạn cũng đoán được loại thép làm khuôn dập nóng cần chịu được nhiệt. Khuôn dập nóng chế tạo ra sản phẩm bằng cách tác động lực lên khối kim loại ở trạng thái nóng.

Phôi nguyên liệu được nung nóng tới nhiệt độ phù hợp, sau đó đưa vào khuôn. Khuôn sẽ dập tạo hình sản phẩm cho tới khi phôi nguội. Sản phẩm tạo thành với hình dạng và kích thước giống thiết kế mẫu.

Các loại thép thông dụng làm khuôn dập nóng: SKD61, H13, 1.2344,

Lựa chọn thép làm khuôn theo chất lượng

Cái gì cũng có loại tốt loại không. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà nhà sản xuất khuôn mẫu tư vấn sử dụng loại thép nào.

- Thép làm khuôn mẫu thông thường

Thép làm khuôn mẫu thông thường vẫn là loại thép ít bị ăn mòn, dễ dàng gia công, đánh bóng và làm nguội.

Độ cứng của thép cũng ảnh hưởng tới độ bền của khuôn mẫu. Loại thép thông thường này có độ cứng thấp, độ bóng không được cao.

Loại thép này có giá thành tương đối thấp, chính vì thế nhiều nhà sản xuất bất chấp chất lượng, lựa chọn những mác thép này để giảm giá thành của khuôn mẫu.

Mác thép thông dụng: S45C, SCM440, S50C,…

- Thép làm khuôn mẫu chất lượng cao

Yêu cầu cao về khuôn mẫu thì nên lựa chọn những mác thép chất lượng cao.

+ Độ cứng của thép cao hơn + Tạo bề mặt bóng hoàn hảo

+ Tính chất cơ lý tốt như độ chống mài mòn cao, chịu được va đập, chịu được nhiệt độ cao

+ Tạo ra khuôn mẫu bền bỉ.

+ Có thể tiến hành có phương pháp như thấm Nito để tăng độ cứng, mạ Crom, mạ Niken bảo vệ khuôn….

Nhược điểm là giá thành cao. Nhưng đối với 1 công ty sản xuất, thời gian và chất lượng sản phẩm là 2 lợi thế lấy lòng khách hàng, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không nên ham rẻ mà bỏ quên chất lượng.

Mác thép làm khuôn mẫu chất lượng cao: SKD11, SKD61, SKD62,

2316, 2083, NAK80,…

- Các chi tiết khác như chốt, bạc dẫn hướng, chốt đẩy chốt hồi…có thể lấy loại vật liệu theo tiêu chuẩn quy định chung của nhà làm khuôn.

Từ đó ta chọn vật liệu làm lòng khuôn là P20 bởi các đặc điểm sau: - Giúp nâng cao hiệu suất và kéo dài tuổi thọ sản phẩm

- Bề mặt gia công cắt gọt mịn và đẹp hơn, chịu mài mòn cao.

- Thép làm khuôn gia công nguội với độ chống mài mòn cao ở môi trường nhiệt độ thường

- Độ thấm tôi tốt và ứng suất tôi thấp nhất.

- Chọn phôi tấm. Phôi này được đặt ở xưởng chế tạo phôi sẽ cắt tấm phôi lớn thành từng mảnh nhỏ tùy vào kích thước đặt hàng của nhà chế tạo khuôn.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp khuôn ép nhựa khay đựng thực phẩm (Trang 96 - 99)