3.2.1. Đánh giá trong phẫu thuật
3.2.1.1. Thời gian
Bảng 3.9. Thời gian phẫu thuật
Thời gian (phút) Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)
≤ 15 0 0
15 - 20 3 10
> 20 27 90
Tổng 30 10
Nhận xét: Qua bảng đánh giá ta thấy thời gian phẫu thuật chiếm tỷ lệ cao
nhất là trên 20 phút 27 bệnh nhân tỷ lệ 90%; dưới 20 phút chiếm tỷ lệ 10% tổng 3 bệnh nhân.
Bảng 3.10. Liên quan giữa thời gian phẫu thuật với hình thái viêm Thời gian Tổng Độ I Độ II Độ III Độ IV n % n % n % n % n % ≤ 10 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 11 ≤ 20 1 3,3 0 0 2 6,7 0 0 3 10 > 20 1 3,3 5 16,7 13 43,3 8 26,7 27 90 Tổng 2 6,7 5 16,7 15 50 8 26,7 30 100
Nhận xét: Tỷ lệ viêm độ III, độ IV phẫu thuật kéo dài hơn và chiếm tỷ lệ cao
nhất. Thể tích máu mất: Bảng 3.11. Thể tích máu mất V(ML) Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ(%) < 5 16 53,3 5 - 10 11 36,7 > 10 3 10 Tổng 30 100
Nhận xét: Lượng máu mất dưới 5ml là cao nhất chiếm 53,3 %, 5-10ml
chiếm tỷ lệ 36,7%, trên 10ml chiếm tỷ lệ thấp nhất 10%.
3.2.1.3. Biện pháp cầm máu trong phẫu thuật:
Bảng 3.12. Các biện pháp cầm máu
Biện pháp Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ(%)
Không cầm máu 1 3,3
Chỉ dùng dao điện 20 66,7
Đông điện lưỡng cực 9 30
Khâu cầm máu 0 0
Tổng 30 100
Nhận xét: Số bệnh nhân chỉ dùng dao điện 20/30 bệnh nhân chiếm 66,7%
đông điện lưỡng cực 9/30 bệnh nhân chiếm 30%, không cầm máu 1/30 bệnh nhân chiếm 3,3 %
3.2.2.1. Mức độ đau và các nhóm tuổi
a. Sau phẫu thuật ngày thứ nhất.
Bảng 3.13. Liên quan giữa mức độ đau với các nhóm tuổi
Độ đau Nhóm tuổi Tổng ≤ 15 16-45 46-55 n % n % n % n % Không đau 1 3,3 0 0 0 0 1 3,3 Nhẹ 5 16,7 6 20 0 0 11 36,7 Trung bình 0 0 2 6,7 1 3,3 3 10 Đau nhiều 2 6,7 13 43,3 0 0 15 50 Tổng 8 26,7 21 70 1 3,3 30 100
Nhận xét: Bảng 3.13 cho ta thấy đối chiếu mức độ đau với các nhóm tuổi
ngày thứ nhất sau phẫu thuật là khác nhau.
Ở độ tuổi từ 15 trở xuống mức độ đau nhẹ chiếm tỷ lệ lớn nhất là 16,7%. Còn lứa tuổi 16-45 mức độ đau nhiều ngày thứ nhất cao nhất 43,3%. Ở lứa tuổi 46-55 đau trung bình chiếm tỷ lệ thấp là 3,3%.
Trong nghiên cứu duy nhất có 1 trường hợp không đau ở lứa tuổi dưới 15.
b. Sau phẫu thuật ngày thứ 2
Bảng 3.14. Liên quan giữa mức độ đau với các nhóm tuổi
Độ đau Nhóm tuổi Tổng ≤15 16-45 46-55 n % n % n % n % Không đau 1 3,3 0 0 0 0 1 3,3 Nhẹ 5 16,7 4 13,3 0 0 9 30 Trung bình 2 6,7 17 56,7 1 3,3 20 66,7 Đau nhiều 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 8 26,7 21 70 1 3,3 30 100
thứ hai sau phẫu thuật là khác nhau. Ở độ tuổi từ 15 trở xuống mức độ đau nhẹ chiếm tỷ lệ lớn nhất là 16,7%. Còn lứa tuổi 16-45 mức độ đau ngày thứ hai đau trung bình cao nhất 56,7%. Ở lứa tuổi 46-55 đau trung bình chiếm tỷ lệ thấp là 3,3%. Trong nghiên cứu duy nhất có 1 trường hợp không đau ở lứa tuổi dưới 15
c. Sau phẫu thuật ngày thứ 7
Bảng 3.15. Liên quan giữa mức độ đau với các nhóm tuổi
Độ đau Nhóm tuổi Tổng ≤ 15 16-45 46-55 n % n % n % n % Không đau 8 26,7 18 60 0 0 26 86,7 Nhẹ 0 0 2 6,7 1 3,3 3 3,3 Tổng 8 26,7 21 70 1 3,3 30 100
Nhận xét: Bảng 3.15 cho ta thấy đối chiếu mức độ đau với các nhóm tuổi
ngày thứ bẩy sau phẫu thuật là khác nhau. Ở độ tuổi từ 15 trở xuống mức độ không đau chiếm tỷ lệ lớn nhất là 26,7%. Còn lứa tuổi 16-45 mức độ đau ngày thứ bảy không đau cao nhất 60%. Ở lứa tuổi 46-55 đau nhẹ chiếm tỷ lệ thấp là 3,3%. Trong nghiên cứu bảng này thấy ở mọi nhóm tuổi nghiên cứu không có bệnh nhân nào đau trung bình đến đau nhiều ngày thứ 7.
Nhận xét: Bệnh nhân sau phẫu thuật ngày thứ 14 trên nghiên cứu không có
bệnh nhân nào còn đau, các bệnh nhân đều ổn định và không đau.
e. Tiến triển của biến chứng đau qua các ngày thứ 1, thứ 2, thứ 7 và ngày thứ 14 sau phẫu thuật.
3.2.2.2 Biến chứng chảy máu sau phẫu thuật.
Trên nghiên cứu của chúng tôi không có bệnh nhân nào xuất hiện chảy máu sau phẫu thuật.
3.2.2.3 Số ngày dùng thuốc giảm đau
Bảng 3.16 Số ngày dùng thuốc giảm đau
Số ngày Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ(%)
1-2 ngày 2 6,7
3-5 ngày 27 90
>5 ngày 1 3,3
có 2/30 bệnh nhân, còn dùng thuốc giảm đau 3 đến 5 ngày có 27/30 và trên 5 ngày có 1/30 bệnh nhân.
Số lần dùng thuốc giảm đau trong ngày sau phẫu thuật.
Bảng 3.17. Số lần dùng thuốc giảm đau trong ngày sau phẫu thuật
Số lần Ngày thứ 1 Ngày thứ 7 Ngày thứ 14
n % n % n % Không dùng 0 0 30 100 30 100 1 lần 0 0 0 0 0 0 2 lần 28 9 3,3 0 0 0 ≥ 3 lần 2 6,7 0 0 0 0 Tổng 30 100 30 100 30 100
Nhận xét: Sau phẫu thuật
Ngày thứ 1: Có 28/30 BN dùng thuốc 2 lần/ngày chiếm tỷ lệ 93,3% và không bệnh nhân nào dùng thuốc 1 lần /ngày
Ngày thứ 7: Có 30/30 BN không phải dùng thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất 100%.
Ngày 14: Có 30/30 BN không cần dùng thuốc chiếm tỷ lệ caonhất 100%.
3.2.2.5 .Thời gian ăn uống bình thường sau phẫu thuật
Bảng 3.18. Thời gian ăn uống bình thường sau phẫu thuật và các nhóm tuổi
Nhóm tuổi Thời gian 1 - 14 ngày >14 ngày n % n % ≤ 15 0 0 8 26.7 16 - 45 0 0 21 70 46 -55 0 0 1 3.3 Tổng 0 0 30 100%
- Số BN ăn uống trở lại bình thường từ 1 - 14 ngày không có bệnh nhân nào.
- Số BN ăn uống trở lại bình thường trên 14 ngày 30/30 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 100%.
3.2.2.6. Đánh giá tình trạng hốc Amydal:
Thông qua số % giả mạc hốc Amydal đã bong sau phẫu thuật tại thời điểm ngày thứ 7 và ngày thứ 14 sau phẫu thuật.
Bảng 3.19. tình trạng giả mạc sau phẫu thuật ngày thứ nhất.
Số lần Ngày thứ 1
n %
Giả mạc phủ đều 2 bên hốc mổ 30 100
Chảy máu 0 0
Sưng nề trụ trước, sau 1 3,3
Bảng 3.20. Tình trạng giả mạc sau phẫu thuật ngày thứ 7
Số lần Ngày thứ 7
n %
Giả mạc bong ít 30 100
Chảy máu 0 0
Sưng nề trụ trước, sau 0 0
Bảng 3.21. Tình trạng giả mạc sau phẫu thuật ngày thứ 14 Số lần Ngày thứ 14
n %
Giả mạc bong nhiều 30 100
Chảy máu 0 0
mổ không nhiêm trùng chảy máu chiếm 100%. sưng nề trụ trước và sau có 1 BN chiếm 3,3%
Sau phẫu thuật 7 ngày có 30/30 BN giả mạc phủ đều 2 bên hốc mổ bong giả mạc ít không nhiêm trùng chảy máu chiếm 100% không sưng nề trụ trước và sau
Sau phẫu thuật 14 ngày có 30/30 BN giả mạc bong nhiều 2 bên hốc mổ không nhiêm trùng, không chảy máu chiếm 100%.
Qua nghiên cứu trên 30 bệnh nhân viêm Amiđan có chỉ định phẫu thuật và được phẫu thuật bằng dao điện tại khoa TMH - Bệnh viện Đa Khoa ... từ 1/3/2021-1/10/2021, chúng tôi có một số bàn luận sau.
4.1. LÂM SÀNG CỦA VIÊM AMIDAL CÓ CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT 4.1.1. Đặc điểm chung
4.1.1.1. Độ tuổi
Qua bảng 3.1 cho thấy:
Trong nghiên cứu của chúng tôi độ tuổi lớn nhất cắt amidal là 46 tuổi, độ tuổi nhỏ nhất là 5 tuổi
Nhóm tuổi hay gặp nhất là nhóm là nhóm 16- 30 tuổi có 21/30 bệnh nhân chiếm 70%.
Nhóm ≤ 15 tuổi có 8/30 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 26,7%. Nhóm tuổi 46-55 có 1/30 bệnh nhân có tỷ lệ 3,3%.
Trên lâm sàng thực tế có một số PTV rất e ngại và hạn chế chỉ định cắt amiđan đối với bệnh nhân lớn tuổi vì lo ngại nguy cơ chảy máu trong và sau mổ do ở độ tuổi này amiđan đã viêm nhiều lần nên xơ hóa, dính khó bóc tách và tăng sinh mạch máu nhiều. Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy các tai biến không có sự khác biệt rõ ràng giữa các nhóm tuổi khi phẫu thuật bằng dao điện
Theo tác giả Lý Xuân Quang [18] và Trương Kim Tri [19] nhóm tuổi hay chỉ định phẫu thuật nhất là 16-30.
Theo tác giả Lưu Văn Duy [14] nghiên cứu trên 30 bệnh nhân thấy nhóm tuổi hay chỉ định cắt amiđan là 35-55.
Theo tác giả Lê Công Định và cộng sự tuổi trung bình là 19 tuổi [9]. Theo Trần Anh Tuấn độ tuổi trung bình là 29,30 ± 11,7 [20].
Như vậy theo nghiên cứu của chúng tôi tuổi cắt amiđan tương ứng với tác giả Lý Xuân Quang [18], Trương Kim Chi [19] và cao hơn các nghiên cứu trước.
Theo nghiên cứu tỉ lệ nam nữ là 15/15. Không có sự chênh lệch về giới tính khi tiến hành cắt amiđan.
Theo tác giả Phạm Kiên Hữu và Lý Xuân Quang [18] thì tỷ lệ là ngang nhau. Theo Trần Anh Tuấn [20] có tỷ lệ nữ nhiều hơn nam (nữ/nam là 94/48) Theo tác giả Britt K. Erickson [21] thì tỉ lệ nữ gặp nhiều hơn nam.
Mặc dù vậy hiện nay chưa có nghiên cứu nào đề cập đến sự tác động qua lại giữa yếu tố giới tính tới viêm amiđan và kết quả phẫu thuật.
4.1.1.3. Tình hình điều trị trước khi vào viện
Qua biểu đồ 3.2 thấy:
Tỷ lệ bệnh nhân được chăm sóc y tế trước khi vào viện là 100% trong đó có 56,7% bệnh nhân đến khám và điều trị đúng chuyên khoa TMH.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân được khám và điều trị bởi các bác sỹ TMH cao hơn so với tác giả Lưu Văn Duy [14] là 40%.
Đây là điều đáng khích lệ và cho thấy ý thức chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng được nâng cao trong những năm gần đây. Ngoài ra biểu đồ cũng cho thấy mạng lưới bác sỹ chuyên nghành TMH hiện nay đã phần nào đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh TMH của người dân.
4.1.1.4. Lý do vào viện
Qua biểu đồ 3.3 thấy
Nuốt vướng là lý do chủ yếu khiến bệnh nhân tới viện (có 25/30 BN, tỷ lệ là 83,3%). Đau họng và ngủ ngáy cũng là hai lý do khiến người bệnh đến viện. Bệnh nhân hôi miệng chỉ định cắt amidan 10/30 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 33,3% Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy không có bệnh nhân nào chỉ định cắt amidan do nghi u lành tính hoặc ác tính.
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng của amiđan có chỉ định phẫu thuật
4.1.2.1. Triệu chứng cơ năng
Qua bảng 3.2 thấy:
Kết quả này của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Hồ Phan Thị Ly Đa [10] có tỷ lệ là 95,5% và phù hợp với nghiên cứu của tác giả Lưu Văn Duy [14] có tỷ lệ là 80%. Khác với nghiên cứu của Dương Hữu Nghị và Nguyễn Tấn Định [22], theo nghiên cứu của hai tác giả này triệu chứng hay gặp nhất là nuốt vướng với tỷ lệ là 89%.
Với triệu chứng cơ năng nuốt vướng trong nghiên cứu của chúng tôi có 26/30 BN chiếm tỷ lệ 86,7%. Như vậy trong nghiên cứu nuốt vướng cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong chỉ định cắt amidan
Ngủ ngáy to cũng là một triệu chứng hay gặp khi bị viêm amiđan mạn tính quá phát, trong ngiên cứu này chúng tôi gặp 21/30 BN chiếm tỷ lệ 70%, kết quả này co đôi chút khác biệt so với nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Sơn [23], ở nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Sơn [23] tỷ lệ này là 50%.
Với triệu chứng hôi miệng, đây là hậu quả của viêm amiđan mạn tính có hốc mủ nơi có các vi khuẩn yếm khí khu trú. Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả có 12/30 BN chiếm tỷ lệ 40%.
4.1.2.2. Phân độ quá phát
Qua bảng 3.3 và bảng 3.4 thấy:
Đa số bệnh nhân được phẫu thuật đều có amiđan quá phát, có 15/30 BN chiếm tỷ lệ 50%. Số bệnh nhân có amiđan không quá phát là không có trong nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Sơn [23] thì tỷ lệ này là 63%.
Mức độ quá phát của amiđan trong nghiên cứu của chúng tôi có mức độ I với 2BN chiếm tỷ lệ 6,7% và độ II với 5 BN chiếm tỷ lệ 16,7%, độ III với 15 BN chiếm tỷ lệ 50%, độ IV có 8 BN chiếm 26,7% .
Theo Hồ Phan Thị Ly Đa [10] bệnh nhân quá phát mức độ II là 46,2% và độ III là 36,5%, của Lưu Văn Duy [14] lần lượt là độ II chiếm 56% và độ III chiếm 36%, theo Nguyễn Nam Hà [25] có 44/97 BN chiếm 45,4% quá phát độ
4.1.2.3. Chỉ định cắt amiđan Qua biểu đồ
Chỉ định cắt amiđan do viêm tái phát nhiều lần có 30/30 bệnh nhân chiếm tỷ lệ cao nhất 100%, có 24/30 bệnh nhân chỉ định cắt do quá phát chiếm tỷ lệ 80% .
So sánh với chỉ định cắt amiđan của tác giả Lưu Văn Duy [14] và Hồ Phan Thị Ly Đa [10] thấy kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ định cắt amiđan do viêm tái phát nhiều lần tương đương với hai tác giả trên. Tác giả Lưu Văn Duy có tỷ lệ 78,6% Với chỉ định cắt amiđan vì lý do u lành tính, hoặc ác tính amiđan kết quả nghiên cứu của chúng tôi không có bệnh nhân nào
4.2. KẾT QUẢ CẮT AMIĐAN BẰNG DAO ĐIỆN ĐƠN CỰC4.2.1. Trong phẫu thuật 4.2.1. Trong phẫu thuật
4.2.1.1. Thời gian phẫu thuật
Qua bảng 3.9 thấy
- Trong nghiên cứu của chúng tôi thời gian phẫu thuật trung bình là: 20-25 PHÚT, nhanh nhất là 15 phút và lâu nhất là 30 phút.
So sánh kết quả trên với nghiên cứu của các tác giả khác chúng tôi nhận thấy có nhiều sự khác biệt.
- Theo tác giả Lê Công Định khi phẫu thuật bằng laser Gold thấy thời gian trung bình là 17,76 phút [9].
- Với nghiên cứu của tác giả Kothari [27] và hai tác giả Strunk & Nichols [28] cũng bằng dao laser thấy thời gian phẫu thuật lần lượt là 12 phút và 21,19 phút.
Đối với dao kim điện tác giả Nguyễn Tuấn Sơn [23] có thời gian cắt là 12,09 ± 5,545 phút.
- Như vậy trong nghiên cứu của chúng tôi thời gian phẫu thuật lâu hơn, thời gian phẫu thuật của tác giả Nguyễn Tuấn Sơn [23] khi cắt bằng dao kim điện nhưng lại nhanh hơn đôi chút so với các tác giả khác.
của bệnh nhân ...
Qua bảng 3.10 thấy
- Trong nghiên cứu của chúng tôi không thấy có sự khác biệt giữa thời gian phẫu thuật và các hình thái lâm sàng của amiđan, đa số bệnh nhân có thời gian phẫu thuật trong khoảng TRÊN 20 phút.
4.2.1.2. Thể tích máu mất khi phẫu thuật
Qua bảng 3.11 thấy
Lượng máu mất < 5 ml có 16/30 bệnh nhân chiếm 53,3%, lượng máu mất 5 –10 ml có 11/30 bệnh nhân chiếm 36,7% lượng máu mất trên 10ml có 3/30 BN tỷ lệ 10% - Theo tác giả Nguyễn Hữu Quỳnh [31] khi tiến hành cắt amiđan cho trẻ em bằng dao điện cao tần đơn cực lượng máu mất là 9 ml.
- Theo tác giả Lý Xuân Quang [18] cắt amiđan bằng dao mổ siêu âm lượng máu mất là 5 ± 2 ml.
- Theo Trần Anh Tuấn [20] khi phẫu thuật bằng Coblation lượng máu mất là 7 ml.
- Tác giả Nguyễn Tuấn Sơn [23] với nghiên cứu cắt amiđan bằng dao kim điện thì lượng máu mất là 6,22 ± 4,14 ml.
- Lưu Văn Duy [14] sử dụng dao laser CO2 lượng máu mất là 8,2 ml. - Theo tác giả Lê Công Định [9] khi cắt bằng dao laser Gold lượng máu mất là 2,49 ml.
Thông qua những kết quả trên nhận thấy lượng máu mất trong phẫu thuật bằng dao điện trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương với Tác giả.
- Tác giả Nguyễn Tuấn Sơn [23] với nghiên cứu cắt amiđan bằng dao kim điện thì lượng máu mất là 6,22 ± 4,14 ml.
Lượng máu mất trong khi phẫu thuật bằng dao điện thấp hơn các phương pháp khác vì dao điện đơn cực cắt tổ chức ở nhiệt độ thấp, bóc tách theo sát bao amiđan nên hạn chế làm tổn thương các mạch máu