4.2.2.1.Đánh giá mức độ đau
a. Ngày thứ nhất sau phẫu thuật Qua bảng 3.13 thấy
- Đau nhẹ có11/30 BN chiếm tỷ lệ 36,7%, đau mức độ trung bình có 3/30 BN chiếm tỷ lệ10% đau nặng 15/30 BN chiếm 50%
- Ở mức độ đau nặng gặp nhiều nhất ở nhóm 16- 45 tuổi với13/30 BN chiếm 43,3%, đau nhẹ dưới 15 tuổi có 5/30 BN chiếm 16,7%. 1/30 BN không đau ở lứa tuổi dưới 15
- Theo nghiên cứu của tác giả Lê Công Định [9] khi tiến hành phẫu thuật bằng dao laser Gold cho kết quả điểm đau ngày thứ nhất sau phẫu thuật đo được là 2.15 điểm và phần lớn bệnh nhân đau ở mức độ nhẹ và trung bình.
- Theo nghiên cứu của Lưu Văn Duy [14] đối với laser CO2 cho kết quả điểm đau ngày thứ nhất sau phẫu thuật là 4,3.
- Với phương tiện là Coblation theo tác giả Trần Anh Tuấn[20] nghiên cứu điểm đau sau phẫu thuật 1 ngày là 4 điểm. Với dao kim điện theo tác giả Nguyễn Tuấn Sơn [23] có kết quả là 5,89 ± 0,89. Tương tự với dao mổ siêu âm trong nghiên cứu của Lý Xuân Quang và Phạm Kiên Hữu [18] đa số bệnh nhân có mức độ đau nhẹ và vừa (77%).
dao Laser là 4,5 điểm.
Như vậy trong nghiên cứu của chúng tôi thấy mức độ đau sau mổ bằng Dao điện ngày thứ 1 tương đương so với phẫu thuật bằng Coblation của tác giả Trần Anh Tuấn [20], cao hơn so với dao laser Gold và thấp hơn đôi chút so với các nghiên cứu còn lại.
b. Ngày thứ 2 sau phẫu thuật Qua bảng 3.14 thấy
- Đau nhẹ có 9/30 BN chiếm 30%, đau mức độ trung bình có 20/30 BN chiếm 66,7%, không đau 1/30BN chiếm 3,3%
- Như vậy trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Lê Thanh Tùng và Võ Lâm Phước [33] với điểm đau ngày thứ 2 giảm từ 3,6 xuống còn 3,4. Kết quả trên cũng tương tự như của tác giả Nhan Trừng Sơn [34] với điểm đau ngày 1 và ngày 2 lần lượt là 3,5 và 3. Nhưng có khác biệt so với
tác giả Huỳnh Tấn Lộc [8] khi mà điểm đau ngày thứ 2 tăng lên từ 2,9 lên 3,6 điểm.
c. Ngày thứ 7 sau phẫu thuật Qua bảng 3.15 thấy
- Đã có 26/30 bệnh nhân hết đau hoàn toàn chiếm 86,7%%, tuy nhiên vẫn còn tỷ lệ bệnh nhân còn cảm giác đau nhẹ với 3/30 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 10%, và còn 1 bệnh nhân đau ở mức độ trung bình.
- So sánh với các nghiên cứu khác: Trong nghiên cứu của Trần Anh Tuấn [20] điểm đau trung bình của bệnh nhân cắt amiđan bằng Coblation ngày thứ 7 sau phẫu thuật là 1,8 điểm, trong nghiên cứu của Lê Công Định [9] với dao laser Gold là 1,53, với dao kim điện của tác giả Nguyễn Tuấn Sơn [23] cho kết quả là 1,96 ± 0,47 và với laser CO2 của Lưu Văn Duy [14] là 2 điểm.
Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với các nghiên cứu trên đa số bệnh nhân còn cảm giác đau nhẹ ở ngày thứ 7 sau phẫu thuật.
BN không còn cảm giác đau chiếm tỷ lệ 100%
- Trong nghiên cứu của tác giảNguyễn Tuấn Sơn [23] điểm đau trung bình sau phẫu thuật ngày thứ 14 là 0,15 ± 0,54 điểm, của Lưu Văn Duy [14] là 0,2 điểm và của tác giả Lê Công Định [9] là 1,02 điểm.
Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi không phù hợp với các nghiên cứu khác hầu hết bệnh nhân đều hết đau sau phẫu thuật 14 ngày.
4.2.2.2. Đánh giá chảy máu sau phẫu thuật
- Qua nghiên cứu của chúng tôi tất cả các bệnh nhân sau phẫu thuật không
xuất hiện chảy máu 30/30 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 100%.
- Theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu Quỳnh [31] thấy ở nhóm bệnh nhân cắt amiđan bằng phương pháp bóc tách có tỷ lệ chảy máu sớm là 16,7%, nhóm dùng dao điện đơn cực là 13%.
- Theo nghiên cứu của tác giả Lê Công Định [9] khi phẫu thuật bằng dao laser Gold và của tác giả Lưu Văn Duy [14] khi phẫu thuật bằng dao laser CO2 đều có kết quả là không có bệnh nhân nào chảy máu sớm.
- Theo nghiên cứu của Trần Anh Tuấn [20] với Coblation tỷ lệ chảy máu sớm là 1,4%, theo nghiên cứu của Lý Xuân Quang và Phạm Kiên Hữu [18] có 1/21 bệnh nhân còn nghiên cứu của Huỳnh Tấn Lộc và Nhan Trừng Sơn [8] là 2/40 bệnh nhân.
với Bipolair có tỷ lệ là 2%, Trần Anh Tuấn [20] với Coblation có tỷ lệ là 0,7%, tác giả Nguyễn Hữu Quỳnh [31] khi cắt bằng bóc tách và dao điện đơn cực cho kết quả chỉ có 1 ca ở nhóm bóc tách có biến chứng chảy máu, Lý Xuân Quang và Phạm Kiên Hữu [18] với dao siêu âm không gặp trường hợp nào. Với phương tiện là dao laser Gold và laser CO2 hai tác giả Lê Công Định [9] và Lưu Văn Duy [14] có kết quả lần lượt là 2 và 1 ca, tác giả Phạm Trần Anh có tỷ lệ chảy máu khi bóc tách và cắt bằng thòng lọng là 2,37%, với dao điện là 1,62% [35].
- Theo các tác giả nước ngoài như Bartels [36] có 1/25 chiếm 4%, Strunk và Nichols [28] cho kết quả tương tự 1/24 chiếm 5%, theo Auf [37] có 6/38 chiếm 15,8% và Kothari [38] thì tỷ lệ này là 11,3%, theo Honda N và Saito T (1999) không có trường hợp nào chảy máu [39], theo tác giả Richard Schmidt, MD; Amanda Herzog; Steven Cook, MD 2007 [40] tỷ lệ chảy máu muộn là 1,1% và 3,4% tương ứng cho phương pháp Hummer và dao điện.
- Như vậy khi so sánh với các kết quả trên chúng tôi nhận thấy dao điện không những kiểm soát tốt cầm máu trong phẫu thuật mà còn hạn chế gây chảy máu sau phẫu thuật. Theo ý kiến của chúng tôi do dao cắt ở nhiệt thấp nên hạn chế tổn thương mô và mạch máu, giả mạc sau phẫu thuật mỏng vì vậy nên trong quá trình bong giả mạc hạn chế chảy máu
4.2.2.3. Số ngày dùng thuốc giảm đau sau phẫu thuật
Qua bảng 3.16 thấy
- Số ngày dùng thuốc giảm đau trung bình là 4,5 ± 2,2 ngày. - Dùng thuốc < 3 ngày có 46/89 BN chiếm đa số với 51,6%. - Dùng thuốc 3 - 5 ngày có 20/89 BN chiếm 22,5%.
- Dùng thuốc > 5 ngày có 23/89 BN chiếm 25,9%.
- So sánh với các tác giả khác thấy tác giả Lưu Văn Duy [14] với dao laser CO2 có kết quả là 4,2 ngày, Lê Thanh Tùng và Võ Lâm Phước [33] với phương tiện Coblation có kết quả là 4,38 ngày, tác giả Nguyễn Tuấn Sơn [23] với dao kim điện là 5,62 ngày.
ngày trung bình bệnh nhân phải dùng thuốc tương đương so với các tác giả Lưu Văn Duy [14], Lê Thanh Tùng và Võ Lâm Phước [33] nhưng lại thấp hơn của tác giả Nguyễn Tuấn Sơn [23].
4.2.2.4. Đánh giá số lần dùng thuốc giảm đau trong ngày sau phẫu thuật
Qua bảng 3.17 thấy
- Sau phẫu thuật ngày thứ 1 số bệnh nhân phải dùng thuốc giảm đau 2 lần/ngày có 28/30 BN chiếm tỷ lệ cao nhất 93,3%.3 lần/ ngày có 2/30 BN chiếm 6,7%.
- Sau phẫu thuật ngày thứ 7 -14 không có bệnh nhân nào phải dùng thuốc giảm đau.
- Như vậy trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân hết đau không phải dùng thuốc giảm đau sau phẫu thuật 7- 14 ngày kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả khác.
4.2.2.5. Thời gian ăn uống bình thường sau phẫu thuật
- Qua bảng 3.18 theo nghiên cứu của chúng tôi thì thấy rằng số bệnh nhân ăn uống hoàn toàn bình thường trên 14 ngày chiếm tỷ lệ 100% tổng số 30/30 bệnh nhân.
- Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tuấn Sơn [23] có thời gian là 7,55 ± 1,83 ngày với dao kim điện. Tác giả Huỳnh Tấn Lộc và Nhan Trừng Sơn [8] khi cắt amiđan trong bao cho kết quả là 8,65 ngày. Với Coblation trong nghiên cứu của Trần Anh Tuấn [20] có thời gian là 6,8 ngày. Trong nghiên cứu của Nguyễn Hữu Quỳnh [31] khi so sánh hai phương pháp cắt amiđan bằng bóc tách và dao điện đơn cực thấy ở bệnh nhân ở nhóm bóc tách có thời gian là 7,53 ngày còn ở nhóm dùng dao điện đơn cực là 13,06 ngày.
nghiên cứu của tác giả nước ngoài thấy có Parker NP và Walner DL [41] thời gian ăn uống trở lại bình thường là 5,2 ngày với Coblation và 6,2 ngày với dao kim điện đơn cực.
- Như vậy khi so sánh với các nghiên cứu khác chúng tôi nhận thấy thời gian ăn uống bình thường sau phẫu thuật của bệnh nhân khi cắt amiđan bằng dao điện chưa có kết quả tương đồng với của nghiên cứu nào của các tác giả nào
- Bên cạnh đó căn cứ vào kết quả nghiên cứu thấy những bệnh nhân có thời gian ăn uống bình thường sau phẫu thuật kéo dài gặp ở nhóm bênh nhân 16- 45 tuổi và nhóm bệnh nhân dưới 15 tuổi theo chúng tôi đây là những bệnh nhân có amiđan viêm tái phát nhiều lần nên tổn thương nhiều hơn trong khi khi phẫu thuật và vì vậy hậu phẫu kéo dài hơn so với nhóm bệnh nhân còn lại.
Đánh giá tình trạng giả mạc thông qua số % giả mạc đã bong tại thời điểm ngày 1 và 7-14 sau phẫu thuật
Qua bảng 3.19 thấy:
- Sau phẫu thuật 1 ngày có 30/30 BN giả mạc phủ đều 2 bên hốc mổ chưa bong giả mạc, không chảy máu, 1 bệnh nhân sưng nề trụ trước và sau
Qua bảng 3.20 thấy:
- Sau phẫu thuật 7 ngày có 30/30 BN bong giả ít không chảy máu ,không nhiễm trùng tỷ lệ 100%
Qua bảng 3.21 thấy:
- Sau phẫu thuật ngày thứ 14 có 30/30 BN bong giả mạc nhiều không chảy máu chiếm tỷ lệ 100%
- Theo nghiên cứu của Lưu Văn Duy [14] tại ngày thứ 7 có tỷ lệ 93,3% hốc mổ tiến triển tốt, giả mạc đã bong một phần. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu trên
Tại thời điểm ngày thứ 14 cũng theo tác giả Lưu Văn Duy [14] tỷ lệ này là 97,7%, theo tác giả Nguyễn Ngọc Dung [29] và tác giả Trần Anh Tuấn [20] thì tỷ lệ này là 100%. Như vậy tại thời điểm ngày thứ 14 tình trạng bong giả mạc của bệnh nhân cắt amiđan bằng dao Plasma trong nghiên cứu của chúng tôi có kết quả khá tương tự so với các nghiên cứu trên.
Qua nghiên cứu 30 trường hợp bệnh lý amydal có chỉ định phẫu thuật tại khoa TMH - Bệnh viện Đa Khoa ... từ 1 tháng 03 năm 2021 đến 1 tháng 10 năm 2021 chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
* ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA VIÊM AMYDAL CÓ CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT.
Đặc điểm chung.
Độ tuổi trung bình là: 30,29 ± 9,8 tuổi, thấp nhất là 6 tuổi, cao nhất là 46 tuổi.
Giới:
Tỷ lệ nam và nữ là như nhau.
Lý do vào viện: Đau họng, nuốt vướng chiếm tỷ lệ cao nhất trong Lâm sàng của Amydal có chỉ định phẫu thuật.
Viêm tái phát nhiều lần/năm 30/30 bn
Amydal quá phát độ III , IV chiếm cao nhất 15/30 chiếm 50% , 8/30 độ IV chiếm 26,7%
* KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT AMYDAL BẰNG DAO ĐIỆN
- Thời gian phẫu thuật:
+ Thời gian phẫu thuật trung bình là trên 20 phút, nhanh nhất là 15 phút lâu nhất là 30 phút.
- Lượng máu mất trong phẫu thuật:
+ Lượng máu mất trung bình là dưới 5ml, ít nhất là khoảng 1 ml, nhiều nhất là khoảng 12 ml.
+ Chảy máu sau phẫu thuật không có bệnh nhân nào trên nghiên cứu chảy máu sau phẫu thuật
- Điểm đau trung bình các ngày sau phẫu thuật giảm dần ngày thứ nhất là 3,85 ± 0,98 điểm, đến ngày thứ 14 các bệnh nhân đã hết đau
- Tình trạng bong giả mạc:
+ Sau 14 ngày số BN bong gần hết giả mạc chiếm 100%, không có BN nào nhiễm trùng hốc mổ.
- Sau 1 tháng tất cả BN ăn uống bình thường.
Cần đầu tư trang thiết bị phẫu thuật cắt Amydal tiên tiến, ưu việt hơn nhằm giảm bớt tổn thương hốc mổ và mức độ đau của BN sau mổ.
1. Clenney. T, A. Schroeder, P. Bondy et al. (2011), "Postoperative pain after adult tonsillectomy with PlasmaKnife compared to monopolar electrocautery", The Laryngoscope, 121, 1416-21.
2. Nguyễn Hữu Khôi (2006), "Viêm họng A và VA", NXB Y học, 161-173. 3. Johnston D.R, Gaslin M, Boon, M et al. (2010), "Postoperative
complications of powered intracapsular tonsillectomy and monopolar electrocautery tonsillectomy in teens versus adults", The Annals of
otology, rhinology, and laryngology, 119, 485-9.
4. Nguyễn Khắc Hòa, Trần Công Hòa, Nguyễn Thanh Thủy (2003), "Phẫu thuật cắt amiđan: nhận xét 3962 trường hợp tại viện tai mũi họng", Nội
san TMH 2003, 23.
5. Võ Tấn (1989), "Tai Mũi Họng Thực hành", NXB Y học, 1, 181- 272. 6. Morar P Belloso A, Tahery J, Saravanan K, Nigam A, Timms MS
(2006), "Randomized-controlled study comparing post-operative pain between coblation palatoplasty and laser palatoplasty", Clin
Otolaryngol 33, 138-43.
7. Stephens J Singh A, Ghufoor K, Sandhu G (2008), "A prospective study comparing PlasmaKnife with bipolar dissection tonsillectomy: a preliminary communication of an emerging technology", Clin
Otolaryngol, 277-80.
8. Huỳnh Tấn Lộc (2010), "Đánh giá hiệu quả cắt amiđan trong bao bằng kiềm điện lưỡng cực tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện nhân dân Gia Định", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, (14), phụ bản 1, 182-185.
Bằng Dao Mổ Gold Laser Tại Khoa Tai Mũi Họng Bệnh Viện Bạch Mai", Tạp Chí Tai Mũi Họng Việt Nam Số 3, 9-14.
10. Võ Lâm Phước Hồ Phan Thị Ly Đa, Đặng Thanh (2012), "Đánh Giá Kết Quả Phẫu Thuật Cắt Amidan Bằng Dao Điện Đơn Cực Và Lưỡng Cực Tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược Huế", Nội San Tmh 2012, 102- 109.
11. Phạm Đăng Diệu (2008), "Giải phẫu đầu mặt cổ", Nhà xuất bản y học, 224-251.
12. Nguyễn Đình Bảng (1991), "Tập tranh giải phẫu Tai mũi Họng", Vụ
khoa học và đào tạo – Bộ y tế, 165-195.
13. Nguyễn Đình Phúc (1978), "Nhận xét chẩn đoán và điều trị ung thư amiđan. Qua 194 trường hợp gặp tại viện Tai Mũi Họng và bệnh viện K Hà Nội từ năm 1970 đến 7/1978".
14. Ngô Ngọc Liễn (2006), "Giản yếu Tai Mũi Họng", Nhà xuất bản y học, 225; 231-232; 266.
15. Lưu Văn Duy (2013), "Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt Amidan bằng Laser CO2", Đại Học Y Hà Nội.
16. Seehafer M Windfuhr J1 (2001), "Classification of haemorrhage following tonsillectomy", Laryngol Otol. Jun;115, 457-61
17. Hjermstad M.J, Fayers P.M, Haugen D.F et al (2011), "Studies comparing Numerical Rating Scales, Verbal Rating Scales, and Visual Analogue Scales for assessment of pain intensity in adults: a systematic literature review", Journal of pain and symptom management, 41, 1073-93.
18. Wong D, Hockenberry-Eaton M, Wilson D (2001), "Wong- BakerFACES Pain Rating Scale", Wong's Essentials of Pediatric
dao mổ siêu âm trong cắt amiđan", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh,
(11), Phụ bản số 1, 5-8.
20. Nguyễn Tư Thế, Trương Kim Tri, Võ Lâm Phước (2010), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và vi khuẩn ái khí của viêm Amiđan cấp tại bệnh viện Trung ương Huế và bệnh viện Đại học Y Dược Huế", Đại học Y Huế. 21. Nguyễn Hữu Khôi, Trần Anh Tuấn (2007), "Đánh giá kết quả cắt
Amiđan bằng kỹ thuật coblation", Y học TP Hồ Chí Minh tập 11 phụ
bản số 1.
22. Erickson B.K, Larson D.R, St Sauver J. L. (2009), "Changes in incidence and indications of tonsillectomy and adenotonsillectomy, 1970-2005", Otolaryngology--head and neck surgery : official journal
of American Academy of Otolaryngology-Head and Neck Surgery, 140,
894-901.
23. Nguyễn Tấn Định, Dương Hữu Nghị, Nguyễn Thị Tố Trinh (2007), "Khảo Sát Sự Cải Thiện Triệu Chứng Cơ Năng Của Bệnh Nhân Trên 15 Tuổi Sau Cắt Amidan Tại Bệnh Viện Tai Mũi Họng Cần Thơ Từ Tháng 6/2007 Đến Tháng 11/2007", Kỷ Yếu Các Đề Tài Khoa Học Hội Nghị
Tai Mũi Họng Toàn Quốc Năm 2009, An Giang, 1, 250-257.
24. Nguyễn Tuấn Sơn (2012), "Nghiên Cứu Chỉ Định Và Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Của Phương Pháp Cắt Amidan Bằng Dao Điện Đơn Cực", Đại Học Y Hà Nội.
25. Nguyễn Đình Bảng, Trịnh Đình Hoa (2004), "Đánh giá kết quả kỹ thuật cắt amiđan bằng đông điện lưỡng cực (Bipolar) ở trẻ em", Y học TP. Hồ