8. Cấu trúc luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trƣờng trung
học cơ sở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở.
3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, TTCM, GV về tầm quan trọng của TCM ở các trƣờng THCS là việc làm mang tính then chốt. Có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi cá nhân trong từng vị trí của TCM thì mới hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, từ đó các hoạt
động GD, QL hoạt động của TCM từng bƣớc đƣợc nâng cao đáp ứng yêu cầu đổi mới GD và thực hiện chƣơng trình GDPT 2018. Khi CBQL, TTCM, GV có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của TCM thì việc xác định mục đích nội dung, phƣơng pháp, biện pháp thực hiện của TCM đảm bảo tính hiệu quả cao; mới hoàn thành tốt mục tiêu, sứ mệnh của nhà trƣờng.
Từ việc nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động TCM, sự cần thiết của việc QL hoạt động TCM ở trƣờng THCS nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức xây dựng, tích cực tham gia hoạt động của mỗi cá nhân góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động TCM nói chung và góp phần nâng cao chất lƣợng DH ở các trƣờng trong giai đoạn hiện nay.
3.2.1.2.Nội dung thực hiện
Nâng cao nhận thức của của CBQL, TTCM, GV về nhiệm vụ của mỗi cá nhân trong mọi hoạt động của TCM, cũng nhƣ công tác QL của TCM có ý nghĩa vô cùng to lớn và rất quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng DH và GD ở mỗi nhà trƣờng. Bởi vì mỗi ngƣời ở những vị trí, vai trò khác nhau đều góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lƣợng GD.
HT là ngƣời lãnh đạo của nhà trƣờng, chịu trách nhiệm về chất lƣợng GD của nhà trƣờng trƣớc các cấp QLGD nên HT phải ra các quyết định phù hợp để tạo sự ổn định và phát triển về GD, chịu trách nhiệm xây dựng KH, tổ chức, kiểm tra, đánh giá các hoạt động. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến hoạt động của TCM sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng GD của nhà trƣờng. Trong khi đó, TTCM là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc HT về phân phối nguồn lực của tổ, hƣớng dẫn điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ của TCM theo qui định, góp phần đƣa nhà trƣờng đạt đến các mục tiêu đã đề ra theo KH. TTCM là chiếc cầu nối HT với GV. Còn GV là ngƣời trực tiếp tạo ra sản phẩm của quá trình GD, họ chịu trách nhiệm trƣớc HS và phụ huynh về vấn đề đƣợc giao trách nhiệm. Nên ở những vị trí khác nhau từ CBQL đến TTCM và GV
nếu nhận thức đúng đắn vai trò, vị trí của mình sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ góp phần vào việc nâng cao chất lƣợng GD hoàn thành mục tiêu của nhà trƣờng. Khi nhận thức của thầy cô thay đổi, khi tinh thần trách nhiệm, ý thức của công việc, tình yêu thƣơng của mỗi thầy cô đến HS ngày càng tăng lên thì kết quả GD sẽ nâng cao.
3.2.1.3. Cách thực hiện
Ngay vào đầu mỗi năm học, HT chỉ đạo các TCM trong nhà trƣờng tổ chức học tập, triển khai nhiệm vụ TCM với những nội dung cơ bản sau:
- Nhấn mạnh vai trò và vị trí của các hoạt động TCM với TTCM và GV. Đặc biệt tác dụng của các hoạt động TCM đối với công tác GD là nhiệm vụ chính của nhà trƣờng.
- Phổ biến cho đội ngũ TTCM và GV các văn bản quy định về nội dung, quyền hạn và nhiệm vụ TCM trong nhà trƣờng THCS. Triển khai nhiệm vụ năm học mới cụ thể đến từng TCM, chú trọng các nhiệm vụ mới, nhiệm vụ mang tính điều chỉnh, khắc phục những hạn chế của hoạt động TCM qua các năm học trƣớc.
- Hƣớng dẫn nhiệm vụ của TCM theo định hƣớng chung của các cấp quản lý, đặc biệt của Phòng GD&ĐT huyện Phù Mỹ; phƣơng hƣớng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn phù hợp với tình hình thực tế của tổ và nhà trƣờng.
- Bồi dƣỡng kiến thức và kinh nghiệm QLGD cho đội ngũ TTCM. Những kiến thức và kinh nghiệm QLGD giúp tổ trƣởng, tổ phó chuyên môn tiếp cận nhiệm vụ quản lý phù hợp hơn, vững vàng hơn, tự tin hơn trong thực hiện chức trách nhiệm vụ. Bên cạnh đó, đội ngũ CBQL, TTCM, GV cần đƣợc bồi dƣỡng những kiến thức hỗ trợ nhƣ: kiến thức mới về chuyên môn, tin học và ngoại ngữ.
- HT tổ chức cuộc họp hội đồng công bố nội dung nhiệm vụ giao cho TCM và TTCM; Chỉ đạo TTCM triển khai sâu hơn, rõ hơn, cụ thể hơn, chính
xác hơn về những nhiệm vụ của TCM và nhiệm vụ của TTCM mà HT giao để tạo nên sự đồng thuận trong hoạt động phát triển TCM và nhà trƣờng.
- CBQL, TTCM, GV cần thƣờng xuyên bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiên cứu các văn bản pháp lý và những qui định mới nhất trên tất các lĩnh vực GD, nhất là lĩnh vực hoạt động chuyên môn.
Việc hiểu đúng nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi CBQL, TTCM, GV trong nhà trƣờng THCS còn giúp mỗi cá nhân hiểu rõ trách nhiệm của mình. Từ đó mỗi thầy cô giáo sẽ có tinh thần trách nhiệm, nâng cao ý thức, sáng tạo hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao. Bên cạnh đó thúc đẩy tình yêu thƣơng đến HS, tinh thần đoàn kết nội bộ, phát huy đƣợc sức mạnh tập thể, góp phần thay đổi giáo dục hoàn thành mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng, đáp ứng đƣợc yêu cầu sản phẩm của xã hội.
Nhƣ vậy việc nâng cao nhận thức cho CBQL, TTCM, GV là việc làm then chốt quyết định việc nâng cao chất lƣợng GD của nhà trƣờng, đặc biệt trong hoạt động của TCM. Biện pháp nâng cao nhận thức cần phải huy động đƣợc sự tham gia của mọi thành viên trong nhà trƣờng từ CBQL, TTCM, GV, nhân viên trong các tổ và các đoàn thể trong nhà trƣờng.
3.2.1.4. Điều kiện để thực hiện
HT tham mƣu để các cấp QLGD xác định đúng vai trò và tầm quan trọng của hoạt động TCM ở trƣờng THCS và trang bị cho đội ngũ TTCM, GV các văn bản qui định hoạt động của TCM.
Xây dựng đƣợc qui chế phối hợp và trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân, tập thể. Đảm bảo các điều kiện cần thiết về nguồn nhân lực, phƣơng tiện, kinh phí để nâng cao chất lƣợng công tác tuyên truyền, giới thiệu về hoạt động TCM.
Ngoài ra, HT phải là ngƣời đầu tàu trong việc thay đổi nhận thức, làm gƣơng để tập thể CBQL, TTCM và GV cùng noi theo. Khi nhận thức của HT
thay đổi thì môi trƣờng làm việc sẽ thay đổi, điều kiện làm việc sẽ thay đổi thúc đẩy sự thay đổi của tập thể GV.
3.2.2. Tăng cường công tác chỉ đạo quản lý xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động của tổ chuyên môn đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Tăng cƣờng chỉ đạo quản lý xây dựng KH và tổ chức thực hiện tốt các hoạt động của TCM nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động của TCM, đáp ứng đƣợc mục tiêu GD là hoạt động chủ đạo trong các hoạt động QL của nhà trƣờng. Bởi vì, để hoạt động của TCM hiệu quả thì công việc đầu tiên là xây dựng KH hoạt động. Khi KH đƣợc xây dựng một cách chi tiết cụ thể với những biện pháp đảm bảo yêu cầu mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng và phù hợp với tình hình thực tế của tổ, năng lực của từng nhóm bộ môn, của từng GV, tạo đƣợc sự thống nhất đồng thuận trong tập thể TCM, phát huy đƣợc sức mạnh của tập thể thì các hoạt động GD sẽ thực hiện có hiệu quả từ đó nâng cao đƣợc chất lƣợng GD, đáp ứng mục tiêu GD của nhà trƣờng.
Bên cạnh đó việc hoàn thiện các quy chế, quy định về QL hoạt động của TCM là việc làm rất cần thiết. Đây là biện pháp có vai trò quan trọng và có tính nguyên tắc trong QL hoạt động TCM. Bởi vì việc hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định về QL hoạt động TCM ở các trƣờng nói chung và THCS nói riêng sẽ giúp cho CBQL và TTCM có những quy định rõ ràng để làm việc, tránh quản lý bằng tình cảm, không có những cơ sở để đánh giá và làm việc. Qua đó nâng cao đƣợc ý thức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của GV.
Đƣa hoạt động của TCM vào nề nếp kỉ cƣơng, làm cho mọi thành viên trong tập thể sƣ phạm nhận thức đƣợc đầy đủ và thực hiện nghiêm túc chƣơng trình, KHGD của bộ môn; nâng cao nhận thức của đội ngũ GV trong việc thực hiện quy chế chuyên môn; tạo cho GV một tác phong làm việc khoa học,
có ý thức, có kế hoạch... Từ đó, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục, đáp ứng đƣợc mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng.
3.2.2.2. Nội dung thực hiện
Căn cứ vào mục tiêu GD của nhà trƣờng trong năm học và tình hình thực tế của từng TCM, HT chỉ đạo các TCM xây dựng KH hoạt động của tổ, KHGD của nhóm bộ môn, các KH nâng cao, KH hoạt động của mỗi cá nhân, KHGD của mỗi GV... với yêu cầu đảm bảo mục tiêu GD của nhà trƣờng, phù hợp với điều kiện thực tế cuả TCM, GV, HS, CSVC, trang thiết bị...
Sau khi hoàn thành các KH, TTCM hƣớng dẫn, chỉ đạo các tổ viên thực hiện các hoạt động của TCM và QL các hoạt động nhƣ QL việc thực hiện quy chế chuyên môn, QL việc đổi mới PPDH, QL chất lƣợng DH, QL nề nếp, nội dung sinh hoạt chuyên môn, QL bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ, QL công tác kiểm tra đánh giá, đề xuất xếp loại thi đua khen thƣởng.
Để các hoạt động đi vào hiệu quả thì CBQL, TTCM phải soạn thảo các quy chế, quy định cho hoạt động của TCM. Việc hoàn thiện các quy chế, quy định quản lý của TCM ở trƣờng THCS phải dựa trên các văn bản đƣợc Bộ
GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT ban hành.
3.2.2.3.Cách thực hiện:
Trƣớc hết, HT phải xác định đƣợc mục tiêu của nhà trƣờng là tạo nên sự ổn định và phát triển bền vững, xác định các nhiệm vụ cơ bản của nhà trƣờng trong giai đoạn hiện nay, trong năm học, của các TCM, GV phải hoàn thành và xây dựng KH ngay từ đầu năm học. Từ đó yêu cầu các TCM, nhóm bộ môn hoàn thành các KH. KH của TTCM đƣợc phân thành 2 mảng lớn: KH theo thời gian (năm, tháng, tuần) và KH theo công việc nhƣ (KHGD, kế hoạch bồi dƣỡng HS giỏi và phụ đạo HS; KH bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ, KH kiểm tra đánh giá..). Theo đó, HT thực hiện công tác QL bao gồm: chỉ đạo, huy động các nguồn lực, hƣớng dẫn (có thể bằng văn bản, qua các cuộc
họp giao ban, bằng biểu mẫu), kiểm tra và duyệt KH, theo dõi quá trình thực hiện và theo dõi quá trình thực hiện và điều chỉnh nếu cần thiết, đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động TCM. Đặc biệt chú ý đến các công việc chủ đạo nhƣ: QL việc thực hiện quy chế chuyên môn, QL chất lƣợng dạy học, công tác bồi dƣỡng HS giỏi, phụ đạo HS... góp phần nâng cao chất lƣợng GD.
Việc thực hiện quy chế chuyên môn, chƣơng trình DH là nội dung cốt lõi trong hoạt động của nhà trƣờng vì vậy QL việc thực hiện quy chế chuyên môn, chƣơng trình DH bộ môn là việc làm mang tính rất cần thiết của QL hoạt động TCM của HT. Muốn QL tốt các hoạt động của TCM, HT phải xây dựng hệ thống các quy định về QL nội dung, chƣơng trình DH, GD; quy chế, quy định đổi mới PPDH; quy định đánh giá kết quả học tập của HS; quy định về bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ; quy định về sinh hoạt TCM; quy định về kiểm tra đánh giá các hoạt động của GV; các qui định về định mức giờ giảng, quyền lợi, chế độ của GV và HS; các qui định về an toàn trong DH thực hành, tham quan; qui định thực hiện nền nếp lên lớp, tự học, tham quan, thực hành của HS; qui chế thi đua – khen thƣởng...
Bên cạnh việc QL nội dung, chƣơng trình dạy học, đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá thì việc QL chất lƣợng dạy học, công tác bồi dƣỡng HS giỏi, phụ đạo HS góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng GD của nhà trƣờng. Chất lƣợng dạy học bao gồm chất lƣợng đại trà và chất lƣợng mũi nhọn. Hoạt động QL này đƣợc thực hiện nghiêm túc, khách quan, đúng theo hƣớng dẫn, đúng quy định, quy chế nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu chuẩn đầu ra. Cụ thể sau khi hoàn thành chƣơng trình lớp 9, học sinh sẽ đƣợc dự xét tốt nghiệp THCS và tham gia kì thi tuyển sinh vào 10 ở các trƣờng THPT chuyên và không chuyên với bộ đề chung của toàn tỉnh, điểm số của HS là cơ sở để đánh giá chất lƣợng GD của nhà trƣờng. Do đó, công tác QL chất lƣợng lƣợng DH phải chú trọng đến cách thức tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ đề
kiểm tra để điều chỉnh phƣơng pháp tổ chức dạy học; tham chiếu với chuẩn kiến thức kỹ năng theo quy định; so sánh chất lƣợng với các trƣờng lân cận hoặc trong toàn huyện để có sự đánh giá khách quan, chính xác chất lƣợng DH. Ngoài ra còn tổ chức bồi dƣỡng HS giỏi để tham gia kì thi chọn HS giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, con số HS giỏi ở từng nhóm bộ môn cũng góp phần quyết định chất lƣợng giáo dục của từng GV, nhóm bộ môn, của TCM và của nhà trƣờng. Qua các hoạt động đó có thể điều chỉnh cách thức QL, chất lƣợng phù hợp hiệu quả.
Trong quá trình QL hoạt động TCM, CBQL cần phải tiến hành hoàn thiện các quy chế, quy định đảm bảo theo các công văn, chỉ thị hƣớng dẫn về QL hoạt động TCM nhƣng cũng cần đảm bảo yêu cầu phù hợp với điều kiện thực tiễn của cơ sở GD. Ngoài ra cũng cần phải dự kiến những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình thực hiện KH và chuẩn bị các phƣơng án để khắc phục tạo ra môi trƣờng phối hợp thống nhất, thuận lợi giữa nhà trƣờng và các lực lƣợng GD, giữa TCM và cá nhân trong trƣờng.
Sau khi thực hiện, mỗi học kì, năm học cần rà soát lại KH có khả thi và cần thiết để có thể điều chỉnh giúp cho việc QL hoạt động này ngày càng hoàn thiện hơn. Thƣờng xuyên tổ chức sơ, tổng kết và rút kinh nghiệm trong việc xây dựng TCM để đáp ứng với sự thay đổi của yêu cầu của GD, đáp ứng chất lƣợng GD ngày càng tăng.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện
Việc hoàn thiện chỉ đạo QL xây dựng và thực hiện KH hoạt động TCM trƣờng THCS phải dựa vào văn bản của cấp trên, yêu cầu tổ chức quản lý trong DH, GD của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nhà trƣờng; đồng thời phải phối hợp nhiều lực lƣợng tham gia để xác định chính xác nội dung cần hoàn thiện bổ sung trong từng quy chế, quy định phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trƣờng.
Trong quá trình tổ chức thực hiện cần chú ý: Khi xây dựng KH hoạt động TCM phải dựa trên căn cứ khoa học, điều kiện thực tiễn của cấp học, của trƣờng học cần lấy ý kiến đóng góp ý của tập thể sƣ phạm trƣớc khi hoàn thiện bổ sung. Tránh ban hành chồng chéo nhiều loại qui định sẽ làm rối hoạt động quản lý và hiệu quả không cao và cần tính toán đến sự tồn tại của chúng trong thực tiễn, tránh hiện tƣợng văn bản vừa hoàn thiện đã lạc hậu.
3.2.3. Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và thực hiện tốt chương