Những giải pháp

Một phần của tài liệu Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong các trường trung học phổ thông của huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 72 - 77)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Những giải pháp

3.2.1. Nâng cao trình độ nhận thức, năng lực thực hành dân chủ cho CBGV- CNV và phụ huynh, học sinh

Quy chế dân chủ hiện nay được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII nêu ra là: “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng”. Việc thực hiện quy chế dân chủ trên trong nhà trường cao hay thấp là chủ yếu phụ thuộc vào trình độ, tư tưởng hiểu biết của CBGV-CNV, phụ huynh, học sinh của nhà trường. Khi họ nhận thức được vai trò quan trọng của quy chế dân chủ đối với mọi hoạt động của nhà trường thì quy chế dân chủ ở trường học được CBGV- CNV phát huy và nâng cao được chất lượng giảng dạy của nhà trường. Chủ trương: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng” được triển khai có hiệu quả như thế nào phụ thuộc vào khả năng hiểu biết của CBGV- CNV các nhà trường. Quyền làm chủ là một nhu cầu tất yếu của bất kỳ ai, bất cứ cơ quan tổ chức nào trong xã hội. Tuy nhiên mọi người dân nói chung, CBGV- CNV các nhà trường nói riêng chưa chủ động tạo ra dân chủ, chưa chủ động đấu tranh để có dân chủ, chưa chủ động tìm hiểu văn bản quy định về dân chủ. Mà chủ yếu vẫn thụ động, dân chủ đến đâu hay đến đấy, luôn nghĩ rằng dân chủ chỉ là hình thức. Vì thế mà họ chưa coi trọng dân chủ, nhìn dân chủ như một cái gì đó bình thường, thờ ơ, xa lánh, không quen biết và cũng không cần biết. Nhưng trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ do chưa hiểu rõ dân chủ nên vấp phải vướng mắc thì lập tức có ý kiến phản hồi lên cấp trên, thậm chí là khiếu nại vì cho rằng chưa dân chủ mà lẽ ra điều đó là không đáng xảy ra. Trong thực tế

cũng có một số nhà trường CBGV- CNV vì lợi ích cá nhân, chỉ chăm lo cho quyền lợi của riêng mình, khi nào có lợi thì làm, thực dụng. Hoặc một số người trong Ban giám hiệu nhà trường cậy chức cậy quyền, lợi dụng quyền hạn của mình để làm lợi cho bản thân. Điều này đã ảnh hưởng tới niềm tin của phụ huynh, học sinh và Nhân dân. Có thể liên hệ vào thời điểm tháng 7/2018 tại sở GD&ĐT ở Sơn La, Hà Giang điển hình cho lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để nâng điểm cho các thí sinh dự thi THPT quốc gia, đã làm ảnh hưởng niềm tin của Nhân dân vào kì thi THPT Quốc gia đối với Đảng và Nhà nước. Có thể nói tình trạng tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, hách dịch là có thật ở một số nhà trường nhưng không phải là tất cả. Vậy muốn dân chủ phát triển, CBGV –CNV, phụ huynh, học sinh có quyền làm chủ thì phải phổ biến, tuyên truyền giáo dục quyền làm chủ, mở rộng hiểu biết về dân chủ, và phổ biến cho họ biết nghĩa vụ và quyền hạn của người làm chủ.

Để làm tốt việc phổ biến tuyên truyền cho CBGV –CNV, phụ huynh, học sinh biết về quyền làm chủ thì nhà trường phải mở rộng nhiều hình thức truyên truyền như thông qua các buổi họp tổ, họp đoàn thanh niên, họp công đoàn viên, họp hội đồng nhà trường, thông qua phổ biến các Nghị quyết của Đảng, quyết định, chỉ thị của cấp trên, qua các trang mạng xã hội của nhà trường. Đối với phụ huynh có thể tuyên truyền qua các buổi họp phụ huynh đầu năm, giữa năm, cuối năm học. Thông qua học sinh để phát tài liệu, hướng dẫn họ tìm hiểu văn bản trên mạng về những thông tin họ có quyền được biết, được tham gia góp ý với nhà trường, góp phần thực hiện tốt các hoạt động của nhà trường. Với học sinh tuyên truyền phổ biến qua các buổi chào cờ đầu tuần, qua các tiết sinh hoạt lớp của giáo viên chủ nhiệm, các bài học về dân chủ trong môn giáo dục công dân lớp 11, lớp12, các tiết học giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động lồng ghép ngoại khóa, … Để nâng cao hiểu biết về dân chủ cho CBGV- CNV, học sinh, các nhà trường THPT có thể đưa vào mục xét thi đua, đánh giá, cuối năm nếu họ có ý thức đấu tranh về dân chủ.

Việc thực hiện quyền làm chủ tốt hay không luôn phụ thuộc vào người làm chủ. Vậy để quyền làm chủ của CBGV- CNV, phụ huynh, học sinh không bị vi phạm, không dân chủ quá trớn thì các nhà trường cần tiếp tục tuyên truyền phổ biến những kiến thức về pháp luật, để họ hiểu, biết về quyền và nghĩa vụ của mình, có ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật từ đó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của người làm chủ tức là có khả năng thực hành dân chủ tốt hơn. Dân chủ nhưng phải trong khuân khổ pháp luật, kỷ luật và kỷ cương, muốn vậy thì nhà trường phải tìm hiểu pháp luật đặc biệt luật mới để phổ biến cho họ nắm được. Nếu trình độ dân trí không cao, ý thức chấp hành pháp luật của CBGV- CNV, phụ huynh, học sinh còn yếu thì chúng ta rất khó xây dựng được một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa văn minh, hiện đại và nhân văn, việc thực hiện dân chủ ở nhà trường cũng vì thế mà sẽ mất đi ý nghĩa và hiệu quả không cao. Vì thế việc phổ biến cần phải liên tục để giúp họ nhớ lâu hơn, thậm chí những văn bản đó phải để ở phòng thư viện nhà trường hoặc trên trang website của trường để khi cần họ có thể xem. Đồng thời có thể dán ở các bảng tin của nhà trường để họ biết mà thực hiện một cách thuận lợi nhất.

3.2.2. Tăng cường dân chủ trong tổ chức, quản lý cán bộ giáo viên, học sinh.

Thứ nhất: Tăng cường dân chủ trong chi ủy, chi bộ Đảng.

Cán bộ là linh hồn của phong trào, là “gốc của mọi công việc''. Đội ngũ cán bộ giáo viên đoàn kết, thống nhất trong nhận thức, hành động thì thực hiện các nhiệm vụ chính trị đạt hiệu quả cao. Thực tế ở cơ sở, nội bộ mất đoàn kết kéo dài, xuất hiện tình trạng ''bằng mặt mà không bằng lòng'' nên hiệu quả công việc đạt thấp, hạn chế đến việc phát huy tính tích cực của quần chúng vào thực hiện nhiệm vụ chung. Thái độ thờ ơ của cán bộ công nhân viên chức trong nhà trường với công việc làm cho nhân tố mới rất khó tồn tại và phát huy, tất yếu dẫn đến sự chống đối ngầm, nguy cơ tiềm ẩn của các xung đột lớn. Để việc thực hiện quy chế dân chủ mang lại chất lượng, cần phải tăng cường vai trò lãnh đạo của các

cấp ủy Đảng và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên.Thường xuyên kết hợp với Công đoàn nhà truờng để tuyên truyền giáo dục về đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ giáo viên trong toàn trường đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tệ quan liêu tham nhũng và vận động mọi người cảnh giác đối với các âm mưu thâm độc của kẻ thù chống phá cách mạng. Chi ủy, chi bộ đảng là tổ chức cơ sở Đảng giữ vai trò lãnh đạo, đề ra chủ trương, đường lối, phương hướng để nhà trường triển khai thực hiện. Muốn phát huy vai trò đó một cách hữu hiệu thì đòi hỏi mỗi chi bộ nhà trường phải có một tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh. Muốn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì mỗi đảng viên trong chi bộ phải tiên phong gương mẫu trong mọi hoạt động của nhà trường. Cần đổi mới cách thức sinh hoạt Đảng trong chi bộ.Vậy muốn phát huy được không khí phát biểu sôi nổi trong cuộc họp chi bộ và khai thác được những đóng góp quí báu của đảng viên thì đòi hỏi người đứng đầu chi bộ chủ trì cuộc họp phải thực sự dân chủ, công tâm, không trù dập gây khó dễ cho đảng viên, luôn lắng nghe tiếp thu những ý kiến phù hợp, có như thế thì mới tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, quản lí giáo dục học sinh trong nhà trường. Đảng lãnh đạo tốt sẽ góp phần làm tăng thêm dân chủ trong nhà trường.

Cuối năm các chi bộ nhà trường họp để kiểm điểm đảng viên.Tuy nhiên việc kiểm điểm và đánh giá đảng viên đa số là hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ, sự đánh giá đó như cào bằng, thường nhường nhau năm này người này thì năm sau người khác. Do đó không phát huy được năng lực phấn đấu của đảng viên.Việc này cần phải khắc phục và thay đổi cách đánh giá như không vi phạm gì thì đạt tốt, không vi phạm gì và tham gia sôi nổi các phong trào của nhà trường như thi giáo viên giỏi, tham gia tích cực viết sáng kiến kinh nghiệm có khả năng phổ biến kinh nghiệm đó cho hội đồng học tập, các hoạt động thể dục thể thao thì xếp xuất sắc. Trường hợp nào ở mức hoàn thành hay không hoàn thành thì kiên quyết giữ nguyên. Việc làm này có thể thúc đẩy đảng viên cần nỗ lực hết sức để đạt mức cao nhất đồng thời góp

phần cạnh tranh lành mạnh trong thực hiện nhiệm vụ tạo nên không khí dân chủ trong nhà trường.

Ngoài ra để thực hiện dân chủ trong các chi bộ đảng thì việc bầu ra đảng viên nằm trong cấp ủy đảng phải công khai minh bạch, nếu đảng viên nào không tuân theo quy định mà có hành vi thiếu dân chủ thì cần xử lí nghiêm minh. Có như vậy mới bầu được cấp ủy có chất lượng, có năng lực, có tâm đối với nhà trường. Mỗi thành viên trong chi ủy phải kiên định vững vàng, có năng lực, kinh nghiệm chuyên môn cao, thường xuyên theo dõi đóng góp ý kiến để xây dựng nhà trường phát triển.

Thứ hai: Tăng cường dân chủ trong quản lý của Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn.

Để nhiệm vụ của nhà trường luôn đạt được thành tích đáng kể thì hoạt động quản lý của Ban giám hiệu và các tổ chuyên môn phải luôn đặt lên hàng đầu. Hiệu trưởng phải luôn công khai rõ ràng đối với công tác tài chính như các khoản cấp ngân sách là bao nhiêu, thu chi ra sao đều phải thông báo trên hội đồng và dán công khai ở bảng tin, dán thường xuyên theo tháng để mọi người kịp thời theo dõi. Sửa chữa cơ sở vật chất cũng cần công khai cụ thể sửa cái gì, giá thành bao nhiêu, tên cơ sở cung cấp, thời gian cụ thể, … Có như thế mới hạn chế được tham nhũng, lợi ích cá nhân và nhóm người. Đối với công tác tuyển sinh, tuyển dụng vẫn phải tiếp tục duy trì công khai để tránh lợi dụng chức vụ quyền hạn. Các hoạt động của nhà trường đều phải có sự tham gia góp ý của CBGV- CNV qua các cuộc họp, hòm thư để tránh chuyên quyền độc đoán ở một số người. Trong các trường THPT Ban giám hiệu gồm 3 - 4 người, có 01 hiệu trưởng còn lại là hiệu phó. Hiệu trưởng sẽ phân công nhiệm vụ riêng cho mỗi hiệu phó phụ trách một mảng khác nhau. Tuy nhiên trong thực tế triển khai công việc đôi khi còn có sự chồng chéo công việc, việc này tưởng người này việc kia tưởng người kia, làm cho công tác chỉ đạo thiếu quyết liệt, không rõ ràng nên CBGV- CNV thực hiện chưa

tốt công việc, chất lượng hiệu quả chưa cao, gây ra sự khó chịu và mất đoàn kết trong nhà trường. Điều này cho thấy trong công tác quản lý của Ban giám hiệu chưa thực sự dân chủ, đòi hỏi phải tăng cường dân chủ trong việc quản lý của Ban giám hiệu như Hiệu trưởng phân công công việc cho ai phải rõ ràng, dứt khoát, công bằng phù hợp và công khai trên toàn hội đồng, có biên bản hoặc ghi trong sổ nghị quyết, nếu ai chưa làm tốt việc của mình thì phải có rút kinh nghiệm và phê bình kịp thời, nếu không có thể đánh giá xếp loại ở mức hoàn thành nhiệm vụ. Có như vậy Ban giám hiệu mới thật sự vững mạnh, đoàn kết, thống nhất tạo nên môi trường dân chủ.

Chuyên môn là một mảng quan trọng, quyết định chất lượng giảng dạy của nhà trường. Nhà trường có đạt được thành tích cao hay thấp đều phụ thuộc vào lĩnh vực chuyên môn. Muốn hoạt động chuyên môn tốt thì trước hết hiệu phó chuyên môn và các tổ trưởng chuyên môn phải thống nhất. Mỗi tổ chuyên môn có được nâng cao hay không một phần là thể hiện vai trò của tổ trưởng của các tổ.Tổ trưởng chuyên môn là người giúp Hiệu trưởng triển khai hoạt động chuyên môn của tổ. Tổ trưởng nắm bắt các văn bản do cấp trên và triển khai tới tổ viên của mình, muốn tổ viên của mình thực hiện có hiệu quả đòi hỏi người tổ trưởng phải đi đầu gương mẫu, sâu sát, công tâm trong việc phân công công việc và công bằng trong việc đánh giá xét thi đua của các thành viên trong tổ, tăng cường theo dõi, giám sát, thực hiện dân chủ trong sinh hoạt tổ chuyên môn. Có như vậy mới đem lại sự đoàn kết trong tổ, nâng cao được chuyên môn và nghiệp vụ, nâng cao chất lượng dạy và học giúp cho mỗi tổ viên có động lực để phấn đấu.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong các trường trung học phổ thông của huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)