Tăng cường dân chủ thông qua các phương tiện thông tin của nhà

Một phần của tài liệu Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong các trường trung học phổ thông của huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 83 - 124)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.5. Tăng cường dân chủ thông qua các phương tiện thông tin của nhà

năm học dân chủ và hiệu quả và làm cho quy chế: “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng” vào hiện thực trong cuộc sống của CBGV- CNV.

3.2.5. Tăng cường dân chủ thông qua các phương tiện thông tin của nhà trường trường

Công nghệ thông tin (CNTT) được xác định là một trong 9 nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn tới của ngành giáo dục. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục - Đào tạo, trong những năm qua, toàn ngành giáo dục và đào tạo đã tích cực triển khai, ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, bước đầu đã xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành về giáo dục và đào tạo phục vụ thông tin quản lý giáo dục. Khẳng định tầm quan trọng của CNTT trong đổi mới giáo dục, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại Hội thảo “Chính phủ điện tử ngành giáo dục và đào tạo” đã nhấn mạnh sự phát triển của CNTT, của cách mạng công nghiệp 4.0 trong giáo dục đang tới rất nhanh, buộc chúng ta phải phát triển và theo kịp, chủ động đón nhận.

Bộ GD- ĐT cũng triển khai ứng dụng CNTT kết nối, trao đổi thông tin giữa phụ huynh với nhà trường, khuyến khích áp dụng các giải pháp trao đổi thông tin miễn phí như tin nhắn OTT, Email, ứng dụng trên thiết bị di động và Website giáo dục. Từ phía các nhà trường, CNTT cũng được ứng dụng trong việc kết nối nhà trường với phụ huynh, giữa nhà trường với học sinh và giữa nhà trường với giáo viên và công nhân viên trong trường trở nên cấp thiết như sử dụng sổ điểm điện tử, học bạ điện tử, trang Websile Điện tử và thông qua mail để kết nối. Muốn quy chế dân chủ trong nhà trường được hoàn thiện và triển khai có hiệu quả qua cổng thông tin điện tử thì nhà trường cần tăng

cường cập nhật thông tin, chia sẻ những bài viết, những thông báo công khai, để cho quá trình kết nối thông tin thuận lợi hơn. Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT đối với cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh và phụ huynh còn nhiều hạn chế vì vậy mỗi cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh và phụ huynh cần tăng cường trao dồi học hỏi về CNTT để quá trình thực hiện kết nối hiệu quả hơn và dân chủ hơn.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Dân chủ là sản phẩm của chính trị, là mơ ước ngàn đời của quần chúng trong xã hội. Dân chủ là khát vọng tinh thần đòi giải phóng của con người để đạt tới tự do, là động lực của mọi cuộc cách mạng. Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, là điều kiện để phát triển, hoàn thiện nhân cách con người. Chính vì vậy, chi uỷ nhà trường, Ban giám hiệu và Công đoàn nhà trường xác định việc thực hành dân chủ là một yếu tố quan trọng để phát huy nội lực của mỗi một CBGV- CNV trong nhà trường để hướng vào việc thực hiện mục tiêu nhà trường đề ra. Quy chế dân chủ được triển khai nhằm khẳng định tầm quan trọng của việc thực hiện quy chế dân chủ ở trường học, một mặt vừa phát huy và bảo đảm quyền làm chủ, sức sáng tạo của cán bộ công nhân viên chức trong nhà trường, mặt khác nâng cao hơn nữa trách nhiệm của lãnh đạo, thủ trưởng các cơ quan, thông qua đó, nhằm động viên, huy động tối đa sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của phụ huynh học sinh, của chính quyền địa phương, của các đoàn thể trong nhà trường nhằm tạo ra bầu không khí dân chủ cởi mở, đoàn kết nội bộ góp phần giữ vững kỷ cương phép nước, duy trì nề nếp nguyên tắc và hoạt động dạy và học ở trong nhà trường.

Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tạo ra luồng gió mới thúc đẩy sự nghiệp giáo dục, chấn hưng đất nước và công cuộc đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng cho sát với tình hình thực tiễn, đồng thời tăng cường vai trò, lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, đề cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tổ chức đảng phải ''khéo lãnh đạo'' để cùng với Công đoàn và các đoàn thể trong trường học thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Vì vậy tác giả đề xuất giải pháp góp phần thực hiện quy chế dân chủ trong các trường THPT của huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên trong thời gian tới một cách thiết thực và hiệu quả.

KẾT LUẬN

Dân chủ cơ sở (grassroots democracy) là một thành tố của dân chủ chính trị. Theo đó, nền tảng của dân chủ phải bắt nguồn từ cơ sở, nơi cuộc sống của người dân diễn ra hàng ngày. Một nền dân chủ có nền tảng chắc chắn là phải bắt đầu từ cơ sở để xác định vị thế của người lao động ở cơ sở, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mỗi người dân. Vậy thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ trong trường học nói chung và các trường THPT của huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên nói riêng là một tất yếu khách quan trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt giáo dục của nước ta đang có những thay đổi, nhằm đáp ứng lòng mong mỏi của toàn Đảng và toàn dân, góp phần thực hiện dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Để nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường thì cần thực hiện tốt quy chế dân chủ “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân kiểm tra và dân thụ hưởng” như trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã khẳng định. Từ thực trạng thực hiện quy chế dân chủ trong các trường THPT của huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên hiện nay từ đó đề xuất giải pháp góp phần thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở trong trường học đã phát huy được vai trò của mỗi CBGV-CNV. Xây dựng một môi trường giáo dục thân thiện, học sinh tích cực phát huy được chuyên môn nghiệp vụ của CBGV- CNV trong công tác giảng dạy. Sự thành công của thực hiện quy chế dân chủ trong trường học chính là thành công trong xây dựng nền dân chủ XHCN và Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vì cũng là kết quả của phương châm: “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”. Đồng thời điều này cũng là phù hợp với nguyện vọng Nhân dân xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở từ các trường THPT của huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên có những thuận lợi và khó khăn và bước đầu đã phát huy được tính chủ động, sáng tạo, tích cực của CBGV-CNV trong nhà

trường; Khơi dậy được sáng kiến và phát huy được tinh thần học tập của học sinh; Củng cố được lòng tin của phụ huynh học sinh và dư luận xã hội. Bước đầu xây dựng được không khí dân chủ một cách sâu rộng, tinh thần đoàn kết trong các nhà trường được củng cố, tạo thêm sức mạnh cho nhà trường tiếp tục đi lên. Điều này thể hiện rõ qua chất lượng giảng dạy của các nhà trường THPT trong những năm qua trên địa bàn Huyện, cụ thể thành tích học sinh đỗ tốt nghiệp THPT ngày càng cao, trong đó có trường THPT Lê Lợi năm học 2019-2020 và năm học 2020-2021 đỗ 100% tốt nghiệp. Tuy nhiên, dân chủ trong nhà trường phải gắn liền với đoàn kết ; Dân chủ thực hành phải luôn gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và pháp luật; Dân chủ không được “cá mè một lứa”, không được lợi dụng dân chủ để làm mất đoàn kết của nhà trường, làm ảnh hưởng danh dự nhân phẩm của đội ngũ CBGV-CNV trong nhà trường. Do đó muốn phát huy quyền làm chủ của CBGV-CNV, phụ huynh, học sinh thì nhà trường cần triển khai thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ, toàn diện trên các mặt của nhà trường.

Tóm lại, để quy chế dân chủ được giữ nguyên bản chất của nó thì mỗi chúng ta đứng trong ngành giáo dục phải có trách nhiệm nhìn nhận, đánh giá về việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong trường học một cách nghiêm túc. Mỗi bản thân CBGV-CNV, phụ huynh và học sinh cần thực sự tâm huyết cùng nhà trường xây dựng một không khí dân chủ. Tất cả chúng ta hãy vì học sinh thân yêu mà thực hiện dân chủ một cách thiết thực nhất, hiệu quả nhất vì mục tiêu xây dựng nhà trường “ thân thiện và học sinh tích cực” và đưa sự nghiệp giáo dục nước ta ngày càng đi lên.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ban Bí thư trung ương Đảng (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Quyết định 04/2000/QĐ- BGD&ĐT ngày 01/3/2000 về ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), sách giáo khoa Giáo dục công dân, Nxb giáo dục, Hà Nội.

[4] Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 09/2009/TT-BGD-ĐT ngày 07/05/2009 hướng dẫn thực hiện quy chế dân chủ với cơ sở giáo dục, hệ thống giáo dục quốc dân.

[5] Bộ Giáo dục và Đào đã ban hành Thông tư 11/2020/TT-BGDĐT hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục

[6] Chính phủ, Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 1998 về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan. [7] Chính phủ, Nghị định số 04/2015/NĐ-CP về thực hiện dân chủ trong cơ

quan hành chính Nhà nước và đơn vị công lập.

[8] Công văn 115/HDLT-SGDĐT-CĐN ngày 17/9/2020 giữa Sở Giáo dục - Đào tạo và Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Phú Yên về thực hiện quy chế dân chủ trong các trường THPT trên địa bàn tỉnh.

[9] Nguyễn Thu Cúc (2002), “Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong tình hình hiện nay và một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[10] Đảng cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[11] Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[12] Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[13] Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Chỉ thị số 30-CT/TW về việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

[14] Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[15] Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc, gia Hà Nội.

[16] Đảng cộng sản Việt Nam (2011),Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[17] Đảng cộng sản Việt Nam (2016),Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[18] Đảng cộng sản Việt Nam (2021),Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[19] Đảng bộ huyện Đồng Xuân lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Đồng Xuân lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025.

[20] Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XVII, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.

[21] Trần Bạch Đằng (2003), “Dân chủ ở cơ sở một sức mạnh truyền thống của dân tộc Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, số 35

[22] Lê Hải (Tháng 8/2020), “Giải quyết mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế”, Tạp chí Cộng sản.

[23] Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013). Nxb Hồng Đức.

[24] Nguyễn Chí Hiếu (Tháng 11/2019), “Tư tưởng “ Dân là chủ và dân làm chủ” qua bài báo “Dân vận” của Chủ Tịch Hồ Chí Minh”, Tạp chí Cộng sản.

[25] Khuất Việt Hùng (Tháng 1/2021), “Đoàn kết và dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Cộng sản.

[26] Phạm Gia Khiêm (2004), “Thực hiện dân chủ gắn với việc xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở”, Tạp chí Cộng Sản, số 09.

[27] Hồ Chí Minh (1957), Hội nghị cán bộ Đảng bộ Ngành Giáo dục tại Hà Nội. [28] Hồ Chí Minh (1968), toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, Hà Nội.

[29] Hồ Chí Minh(1990), Vấn đề về giáo dục, Nxb giáo dục, Hà Nội. [30] Hồ Chí Minh (1995), toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội.

[31] Hồ Chí Minh(1995), toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, Hà Nội. [32] Hồ Chí Minh (1996), toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, Hà Nội. [33] Hồ Chí Minh (1996), toàn tập, tập 6, Nxb CTQG,Hà Nội. [34] Hồ Chí Minh(1996), toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, Hà Nội. [35] Hồ Chí Minh(2000), toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, Hà Nội. [36] Hồ Chí Minh (2002), toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, Hà Nội. [37] Hồ Chí Minh (2011), toàn tập,tập 6, Nxb CTQG, Hà Nội. [38] Hồ Chí Minh (2011), toàn tập,tập 7, Nxb CTQG, Hà Nội. [39] Hồ Chí Minh (2011), toàn tập,tập 9, Nxb CTQG, Hà Nội.

[40] Đỗ Mười (1998),“ Phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở”, Tạp chí Cộng sản số, (20).

[41] Trần Quang Nhiếp (1998), “Để thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”, Tạp chí Cộng sản số, (13).

[42] Lê Khả Phiêu (1998), “Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng và thực hiện thiết chế dân chủ ở cơ sở”, Tạp chí số Cộng sản số, (3).

[43] Đồng Văn Quân (2014), “Thực hiện dân chủ trong các trường Đại học ở nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

[44] Nguyễn Văn Sáu và Hồ Văn Thông đồng chủ trì (2003),"Thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay", Nxb Chính trị quốc gia.

[45] Vũ Anh Tuấn (1998), “Một số vấn đề về thực hiện quy chế dân chủ ở xã”, Tạp chí Quản lí Nhà nước số, (9).

[46] Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005), Nxb Từ điển bách khoa HàNội. [47] Từ điển Triết học (1986), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

[48] Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, pháp lệnh số 34/2007/PL – UBTVQH 11, ngày 06/4/2007, về thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường thị trấn. [49] Uỷ Ban nhân dân tỉnh Phú Yên đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy chế

dân chủ cơ sở năm 2018, Số: 132/KH-UBND, 06/2018 hướng đẫn thực hiện quy chế dân chủ trên địa bàn tỉnh.

[50] C.Mác, Ph.Ăngghen (1976), tập1, Nxb CTQG, Hà Nội.

[51] C.Mác, Ph.Ăngghen, Lênin (1976), Bàn về giáodục, Nxb sự thật, Hà Nội. [52] C.Mác, Ph.Ăngghen (2002), toàn tập, tập 1, Nxb CTQG, Hà Nội.

[53] V.I.Lê-nin (1976), toàn tập, tập 3, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. [54] V.I.Lê-nin (1976), toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. [55] V.I.Lê nin (1978), toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. [56] V.I.Lê-nin (1979), toàn tập, tập 11, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. [57] V.I.Lê-nin (1980), toàn tập, tập 32, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. [58] V.I.Lê-nin (1995) , toàn tập, tập 27, Nxb CTQG, Hà Nội.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: PHIẾU KHẢO SÁT (dành cho cán bộ giáo viên)

Để góp phần thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ cơ sở trong các trường THPT của huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, xin Anh (chị) cho biết trong thời gian vừa rồi việc thực hiện dân chủ trong trường học của mình như thế nào? Anh (chị) đánh dấu X vào ô vuông dưới đây nếu đồng ý.

Câu 1: Nhà trường có phổ biến tuyên truyền, dán thông báo về NĐ số 04/2015/ CP của Chính Phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập” không?

Không

Câu 2: Anh(chị) có được phổ biến Quyết định 04/2000/QĐ- BGD&ĐT và thông tư 11/2020/TT- BGD&ĐT về “ Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường” không?

Không

Câu 3: Anh (chị) có được biết về kế hoạch số 100/-KH-BGD của tỉnh ủy Phú Yên về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trên địa bàn tỉnh năm 2018 và công văn số 115/HDLT-SGĐT-CDN ngày 17/9/2020 về hướng dẫn thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở và tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không?

Có biết Không biết

Câu 4: Anh (chị) cho biết ở trường anh chị có thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ không?

Không

Câu 5: Anh (chị) đánh giá thế nào về kết quả thực hiện quy chế dân chủ trong trường mình?

Tốt Chưa tốt

Câu 6: Anh (chị) có biết vấn đề sửa chữa cơ sở vật chất cụ thể như thế nào không?

Có biết Không biết

Câu 7: Việc thanh toán chi trả các khoản công tác, chế độ của cán bộ giáo viên, công nhân viên ở trường anh (chị) nhanh hay chậm?

Nhanh

Bình thường Chậm

Câu 8: Anh (chị) cho biết việc thu chi tài chính của trường anh (chị) có công khai minh bạch không?

Không

Câu 9: Anh (chị) có được biết về việc công khai chế độ chính sách của CBGV-CNV như thế nào?

Câu 10: Theo anh (chị) tổ chức Công đoàn, Ban Thanh tra nhân dân, giám sát tốt việc thực hiện quy chế dân chủ hay không?

Tốt

Bình thường Chưa tốt

Câu 11: Theo anh (chị) tổ chức Đoàn trường đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình chưa?

Tốt

Bình thường Chưa tốt

Phụ lục 2. PHIẾU KHẢO SÁT (dành cho học sinh)

Các em thân mến !

Để cải tiến việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, xin em vui lòng cho biết về việc thực hiện

Một phần của tài liệu Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong các trường trung học phổ thông của huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 83 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)