Nguyễn Minh Châu và hành trình sáng tạo nghệ thuật

Một phần của tài liệu Diễn ngôn tự sự trong tiểu thuyết nguyễn minh châu sau 1975 (Trang 25 - 30)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.1. Nguyễn Minh Châu và hành trình sáng tạo nghệ thuật

Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông sinh ngày 20 tháng 10 năm 1930, quê tại xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lƣu, tỉnh Nghệ An, một vùng quê giàu truyền thống văn hóa, văn học. Năm 1944, ông vào học tại trƣờng Kỹ nghệ Huế. Năm 1945, ông tốt nghiệp với tấm bằng Thành chung. Tháng 1 năm 1950, khi đang học chuyên khoa tại trƣờng Huỳnh Thúc Kháng (Nghệ An), Nguyễn Minh Châu nhập ngũ. Cũng trong năm này, ông đƣợc kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1951, ông đƣợc cử đi học tại trƣờng Sĩ quan lục quân Trần Quốc Tuấn. Chính những năm tháng đƣợc đào tạo tại đây đã giúp ông có những hiểu biết sâu sắc về quân đội và ngƣời lính, một trong những tiền đề cho sự thành công của các tác phẩm viết về đề tài ngƣời lính của ông sau này.

đoàn 722 và Tiểu đoàn 706 thuộc Sƣ đoàn 320, đồng thời, tham gia chiến đấu tại khu vực tả, hữu ngạn sông Hồng. “Hoàn cảnh công tác của một cán bộ tham mƣu tác chiến của tiểu đoàn, rồi trung đoàn giúp Nguyễn Minh Châu thông thuộc nhiều xóm làng miền Bắc, nhất là vùng Hà Nam Ninh và Thái Bình” [59; tr.24]. Chính vốn sống, những trải nghiệm quý báu này đã góp phần làm nên sự thành công cho nhiều tác phẩm của ông, trong đó có tiểu thuyết đầu tay Cửa sông.

Giai đoạn 1956 - 1958, Nguyễn Minh Châu làm trợ lý văn hóa của Trung đoàn 64 thuộc Sƣ đoàn 320. Năm 1959, ông tham dự Hội nghị Bạn viết văn toàn quân. Một năm sau, nhà văn đƣợc điều về Cục Văn hóa quân đội. Ông vừa làm biên tập vừa làm phóng viên tại đây và bắt đầu cho in một số truyện ngắn đầu tay.

Năm 1961, Nguyễn Minh Châu theo học trƣờng Văn hóa Lạng Sơn. Một năm sau, ông chuyển sang công tác tại phòng Văn nghệ quân đội, rồi đƣợc chuyển về lại Tạp chí Văn nghệ quân đội. Tại đây, trong gần 2 năm tiếp theo, ông cho in 12 truyện ngắn. Nhiều truyện trong đó bắt đầu gây đƣợc sự chú ý của dƣ luận nhƣ Ghi chép ở đại đội, Buổi tập cuối năm, Trên vùng đất sỏi, Gốc sắn

Năm 1964, trong tình hình chiến tranh ngày càng phức tạp, Nguyễn Minh Châu đƣợc điều vào Khu 4, hoạt động tại Quảng Bình. Cuối năm này, ông sáng tác hai truyện ngắn Tuổi trẻ cầm súng Kỷ niệm hạm tàu. Sáng tác của ông thời kỳ này bám sát cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nƣớc, gắn chặt với đề tài ngƣời lính, với các truyện ngắn đặc sắc nhƣ Những vùng trời khác nhau, Câu chuyện trên trận địa, Mảnh trăng cuối rừng, Trong ấm đèn gầm…

Năm 1966 đánh dấu một sự kiện đáng nhớ trong hành trình văn học của Nguyễn Minh Châu. Đó là sự ra đời của tiểu thuyết Cửa sông. Tác phẩm vừa ra đời đã đƣợc đón chào nồng nhiệt, gây đƣợc ấn tƣợng lớn không chỉ với độc

giả mà còn với các nhà văn lớn. Nguyễn Đình Thi xem đây là tác phẩm báo hiệu sự xuất hiện của “một nhà tiểu thuyết tài năng”. Cũng chính từ đây, sự nghiệp văn học của Nguyễn Minh Châu bƣớc sang một thời kỳ mới với những tác phẩm giá trị, đóng góp lớn vào sự thành công của nền văn học cách mạng thời kỳ chống Mỹ nhƣ tiểu thuyết Dấu chân người lính (1972) và tập truyện

Những vùng trời khác nhau (1970).

Nếu nhƣ trƣớc 1975, hành trình nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu là đi tìm cái đẹp trong cuộc sống thời chiến qua hệ thống đề tài chủ đạo là chiến tranh và ngƣời lính thì sau 1975, hành trình sáng tạo của ông bƣớc sang những chặng đƣờng mới với sự làm mới quyết liệt trong tƣ duy và bút pháp nghệ thuật. Sau ngày đất nƣớc thống nhất, Nguyễn Minh Châu đi khắp mọi miền Tổ quốc để tìm chất liệu và cảm hứng sáng tác mới. Từ Quảng Bình, Quảng Trị, ông vào Sài Gòn, đến với đồng bằng Sông Cửu Long (tháng 5, 6/1975) rồi trở về lại Quảng Trị (tháng 10/1975), bắt tay viết Miền cháy. Có thể nói, giai đoạn 1975 - 1980 là thời kỳ Nguyễn Minh Châu bắt đầu sự đổi mới văn chƣơng và khẳng định ngòi bút của mình qua nhiều tác phẩm ở các thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, tiểu luận phê bình. “Nguyễn Minh Châu đã trở thành nhà văn tiêu biểu của giai đoạn văn học này” [91; tr.21].

Từ năm 1982, hành trình văn chƣơng của ông sang một chặng đƣờng mới. Chiến tranh đã kết thúc. Nguyễn Minh Châu hƣớng ngòi bút của mình đến những vấn đề hậu chiến. Từ những trăn trở về chiến tranh và ngƣời lính, “nhà văn chuyển những trăn trở của mình sang các vấn đề đạo đức của con ngƣời sau cuộc chiến” [59; tr.26]. Tiểu thuyết Những người đi từ trong rừng ra; các truyện ngắn Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Về một cách sống (sau đổi thành Hạng); các tiểu luận Kinh nghiệm sáng tác, Nhà văn - đất nước và dân tộc, Hình tượng người cộng sản hôm nay… thể hiện rõ những trăn trở này. Các tác phẩm của ông có sự đổi mới trong nội dung tƣ

tƣởng, đồng thời, cho thấy ở ông “một phong cách mới lạ, sắc sảo và đầy cá tính” [91; tr.22]. Năm 1983, Nguyễn Minh Châu trúng cử vào Ban chấp hành Hội Nhà văn khóa 3. Trong bốn năm tiếp theo, ông viết nhiều truyện ngắn nhƣ Giao thừa, Dấu vết nghề nghiệp, Hai con nhóc (sau đổi thành Hương và Phai), Khách ở quê ra… Ngay lập tức, các truyện ngắn mới đăng này “vừa thu hút sự chú ý đáng kể, vừa gây những luồng dƣ luận khác nhau trong giới viết văn và phê bình” [59; tr.31]. Cuộc thảo luận “Trao đổi về truyện ngắn những năm gần đây của Nguyễn Minh Châu” do Tuần báo Văn nghệ tổ chức và trƣờng thuật hai kỳ liên tiếp (số 27 và 28) năm 1985, thu hút rất nhiều ý kiến của các nhà văn, nhà phê bình cho thấy “sức nóng” của “hiện tƣợng” Nguyễn Minh Châu. Nhƣ vậy, hành trình những năm nửa đầu thập kỷ 80 chứng kiến sự “lột xác” ngoạn mục của Nguyễn Minh Châu trên mọi phƣơng diện, từ tƣ duy nghệ thuật đến cảm hứng chủ đạo, bút pháp thể hiện. Cũng chính từ đây, văn chƣơng Nguyễn Minh Châu bƣớc vào thời kỳ nở rộ với nhiều tác phẩm gây tiếng vang lớn liên tiếp ra đời, thể hiện một tƣ duy nghệ thuật mới mẻ. Ông trở thành hiện tƣợng của đời sống văn học, nhà văn gây đƣợc tiếng vang lớn nhất những năm 80.

Năm 1986, cùng với công cuộc đổi mới đất nƣớc, văn nghệ đƣợc “cởi trói”. Đây cũng là một dấu mốc đáng nhớ trên hành trình văn chƣơng của Nguyễn Minh Châu. Năm 1987, ông cho in trên báo Văn nghệ tiểu luận “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa” gây chấn động đời sống văn học đƣơng thời. Tiếp tục với bản lĩnh của ngƣời đi tiên phong, ngƣời mở đƣờng can đảm của văn học, ông liên tiếp cho ra đời những tác phẩm thể hiện sự cách tân mạnh mẽ: Mảnh đất tình yêu, Cỏ lau, Phiên chợ Giát, Chợ tết, Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa… Nhƣ vậy, từ sau 1986 là hành trình thức nhận lại để đổi mới triệt để hƣớng tới những cách tân trong nghệ thuật. Từ những năm 60 đến những năm 80, hành trình nghệ thuật Nguyễn Minh Châu

đã đi qua gần 3 thập kỷ với nhiều bƣớc ngoặt quan trọng. Suốt hành trình ấy, ta luôn thấy ở Nguyễn Minh Châu những trăn trở về chiến tranh, đời sống, con ngƣời và nghệ thuật. Nhà văn luôn nhìn nhận lại bản thân để hƣớng tới những thức nhận mới với cá tính đổi mới, sáng tạo mãnh liệt. Do đó, ông đạt đƣợc nhiều thành tựu lớn, trở thành nhà văn lớn với vai trò tiên phong trong đổi mới văn học.

Ngày 23 tháng 1 năm 1989, sau hơn một năm chống chọi với căn bệnh ung thƣ máu, nhà văn, Đại tá quân đội Nguyễn Minh Châu trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện Quân y 108, để lại niềm tiếc thƣơng lớn trong giới văn nghệ và công chúng độc giả cả nƣớc. Với những đóng góp to lớn cho nền văn học hiện đại Việt Nam, Nguyễn Minh Châu đƣợc trao tặng nhiều giải thƣởng văn học cao quý: Giải thƣởng Bộ Quốc phòng (1984 - 1989) cho toàn bộ tác phẩm của ông viết về chiến tranh và ngƣời lính; Giải thƣởng Hội Nhà văn Việt Nam (1988 - 1989) cho tập truyện vừa Cỏ lau; Giải thƣởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho các tác phẩm Dấu chân người lính, Cửa sông, Cỏ lau, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành. Đây là niềm vinh dự lớn lao đối với một ngƣời cầm bút, đồng thời cũng là sự ghi nhận xứng đáng đối với sự đóng góp của nhà văn Nguyễn Minh Châu đối với nền văn học nƣớc nhà.

Với gần 30 năm cầm bút, Nguyễn Minh Châu để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ. Dƣới đây là những tác phẩm đã xuất bản của ông: Cửa sông (tiểu thuyết, Nxb Văn học, 1967), Những vùng trời khác nhau (tập truyện ngắn, Nxb Văn học, 1970), Dấu chân người lính (tiểu thuyết, Nxb Thanh niên, 1972), Từ giã tuổi thơ (tiểu thuyết viết cho thiếu nhi, Nxb Kim Đồng, 1974),

Miền cháy (tiểu thuyết, Nxb Quân đội nhân dân, 1977), Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, Nxb Văn học, 1977), Những ngày lưu lạc (tiểu thuyết viết cho thiếu nhi, Nxb Kim Đồng, 1981), Những người đi từ trong rừng ra (tiểu thuyết, Nxb Quân đội nhân dân, 1982), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc

hành (tập truyện ngắn, Nxb Tác phẩm mới, 1983), Mảnh trăng cuối rừng (tập truyện ngắn, Nxb Văn học, 1984), Đảo đá kì lạ (viết cho thiếu nhi, Nxb Kim Đồng, 1985), Bến quê (tập truyện ngắn, Nxb Tác phẩm mới,1987), Mảnh đất tình yêu (tiểu thuyết, Nxb Tác phẩm mới, 1986), Chiếc thuyền ngoài xa (tập truyện ngắn, Nxb Tác phẩm mới, 1987), Cỏ lau (tập truyện vừa, Nxb Văn học, 1989), Trang giấy trước đèn (tiểu luận phê bình, Nxb Khoa học xã hội, 1994), Mẹ con chị Hằng (tập truyện ngắn, Nxb Quân đội nhân dân, 1999),

Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (Nxb Văn học, 2009), Tuyển tập Nguyễn Minh Châu (Nxb Văn học, 2012)… Về tài năng nghệ thuật và những đóng góp quan trọng của Nguyễn Minh Châu, từ khi ông còn tại thế cho đến nay, đã có hàng trăm nhận định, đánh giá cao. Để kết thúc cho phần này, chúng tôi xin dẫn lại nhận định trân trọng của nhà văn Nguyễn Khải: “Mãi mãi nền văn học kháng chiến cách mạng ghi nhớ những cống hiến to lớn của anh Châu. Anh là ngƣời kế tục xuất sắc các bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là ngƣời mở đƣờng cho những cây bút trẻ đầy tài năng sau này. Anh Châu là bất tử” [45; tr. 508].

Một phần của tài liệu Diễn ngôn tự sự trong tiểu thuyết nguyễn minh châu sau 1975 (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)