6. Cấu trúc của luận văn
2.2. Diễn ngôn về quyền lực dân sự, thế sự
2.2.1. Hướng đến các vấn đề rộng lớn của hiện thực xã hội
Trong hoàn cảnh đặc biệt của chiến tranh, dƣới áp lực của các quyền lực chính trị quân sự, văn học cách mạng thời kỳ 1945-1975 nói chung, tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu giai đoạn này nói riêng, tập trung kiến tạo những diễn ngôn chính trị, diễn ngôn chiến tranh. Văn học tập trung vào nhiệm vụ phản ánh, ca ngợi cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Đây là hai đề tài chủ đạo, trung tâm, đƣợc ƣu tiên hàng đầu của văn học thời kỳ này. Các đề tài khác, những vấn đề khác của hiện thực đời sống, do đó, đƣợc xem là thứ yếu, bị xem nhẹ.
Là nhà văn đi tiên phong trong phong trào đổi mới văn học sau 1975, Nguyễn Minh Châu sớm nhận ra sự đơn điệu, một chiều trong đề tài và hƣớng quan tâm của nền “văn nghệ minh họa” ấy. Ông nhanh chóng mở rộng biên độ đề tài của văn học, chuyển dịch dần đề tài chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội từ vị trí trung tâm về phía ngoại biên, để cùng các đề tài khác, các vấn
đề khác của đời sống xã hội kiến tạo nên một hệ giá trị đa cực, bình đẳng. Ông kiến tạo những diễn ngôn mới về đời sống nhƣ một sự đối thoại với các diễn ngôn chính trị, quân sự từng một thời ngự trị trong văn học cách mạng. Trƣờng diễn ngôn trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 vì thế đa dạng, đa trị. Đây đƣợc xem là một trong những biểu hiện quyết liệt cho ý thức và nỗ lực đổi mới văn học Việt Nam của “ngƣời mở đƣờng tinh anh và tài hoa” Nguyễn Minh Châu.
2.2.1.1. Trước hết, tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 vẫn tiếp tục với đề tài chiến tranh, đồng thời mở rộng sang đề tài hậu chiến với những góc nhìn mới. Là nhà văn - ngƣời lính thành công với đề tài chiến tranh trong giai đoạn 1954-1975, Nguyễn Minh Châu sau 1975 vẫn tiếp tục viết về đề tài này. Nhƣng chiến tranh, hình ảnh ngƣời lính trong các sáng tác sau 1975 của ông đƣợc soi chiếu ở nhiều góc độ, nhiều phƣơng diện mới mà trong thời chiến chƣa có điều kiện phản ánh [59; tr.84]. Những hi sinh, mất mát, thƣơng đau trong chiến tranh đƣợc thể hiện bằng những cảm hứng mới mà ở đó, chất sử thi không còn là âm hƣởng chủ đạo. Chẳng hạn, trong
Mảnh đất tình yêu, cái chết của trinh sát Tùng và nỗi đau của ngƣời vợ, ngƣời bố vợ đƣợc miêu tả thật xót xa, đau đớn: “Giữa đất địch, cái tiếng khóc đứt ruột mà lại như một lời nói thầm […]. “Anh Tùng, anh trở về với em như thế này đấy ư?” Thật ra cái tiếng khóc đau đớn, như vạch trời mà kêu lên kia, chỉ có ông tôi là nghe thấy được – nhưng cũng là nghe thấy được từ trong tâm khảm đầy vật vã của đứa con gái yêu, bởi mẹ tôi lúc bấy giờ chỉ biết ngồi gục xuống, gần như đã chết ngất đi trên thi thế một con người bọc kín bằng đất phù sa” [13; tr.33]. Đặc biệt, chiến tranh đƣợc tái hiện qua hồi ức, từ góc đứng của hiện tại nhìn về quá khứ nên đƣợc nhìn nhận khách quan, đa chiều hơn. Lửa từ những ngôi nhà, Những người đi từ trong rừng ra là những tiểu thuyết thành công với đề tài này.
Bên cạnh đó, tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 mở rộng đề tài sang những vấn đề hậu chiến. Chiến tranh đã đi qua, vấn đề nổi trội, trung tâm của đời sống xã hội sau 1975 là cuộc sống của con ngƣời sau chiến tranh. Với tƣ duy nghệ thuật nhạy bén, nhà văn nhanh chóng tiếp cận và xoáy sâu vào đề tài hậu chiến. Miền cháy và Mảnh đất tình yêu là hai tiểu thuyết gây ám ảnh với độc giả về nhiều vấn đề nhức nhối sau chiến tranh.
Ở Miền cháy, tác giả đi sâu vào những di chứng mà chiến tranh để lại. Đó không chỉ là bom mìn còn sót lại, những phế tích do đạn bom tàn phá, những làng mạc bị xóa sổ. Đó còn là những tổn thƣơng trong lòng ngƣời, nỗi hận thù giữa con ngƣời ở hai chiến tuyến, những sang chấn tâm lý khó có thể nguôi ngoai trong một sớm một chiều. Sự giằng xé, đấu tranh, thậm chí có lúc tuyệt vọng giữa trả thù và tha thứ, giữa căm hận và yêu thƣơng đối với cậu bé Sinh, con của kẻ thù là sĩ quan của chính quyền Việt Nam Cộng hòa từng sát hại nhiều ngƣời dân vô tội trong làng, trong tƣ tƣởng của chính trị viên Hiển, nhất là mẹ Êm chính là hiện thân đầy ám ảnh của những di chứng nặng nề, tàn khốc mà chiến tranh để lại.
Trong Mảnh đất tình yêu, nỗi đau chiến tranh trong lòng ngƣời hậu chiến đƣợc tập trung khắc họa, là chủ đề nổi bật. Trong tiểu thuyết này, gia đình Quy là hình ảnh rõ nét, hiện thân đầy đủ cho nỗi đau mà chiến tranh hằn sâu trong tâm hồn con ngƣời hậu chiến. Chính chiến tranh đã cƣớp đi của mẹ Quy một ngƣời chồng mà cô hết mực yêu thƣơng, cƣu mang trong những ngày nuôi giấu nơi căn nhà mình. Cũng chính chiến tranh đã khiến mẹ Quy phải mang tiếng chửa hoang, Quy mang tiếng là con rơi của lính Việt Nam Cộng hòa suốt mƣời năm đằng đẵng dù hòa bình đã lập lại từ rất lâu. Những khổ đau, tủi nhục mà ông Quy, mẹ Quy và Quy phải chịu đựng trong tác phẩm khiến ngƣời ta không khỏi xót xa, ám ảnh và thấm thía hơn về sự tàn phá khủng khiếp của chiến tranh không chỉ đối với con ngƣời trong thời chiến mà cả với ngƣời ở giữa thời bình.
Hƣớng đến những vấn đề hậu chiến, Nguyễn Minh Châu đã mở rộng phạm vi đề tài, bắt kịp những vấn đề nóng bỏng của hiện thực đời sống. Bởi đó, diễn ngôn tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 cũng có sự chuyển biến một cách rõ nét từ chính trị, quân sự sang dân sự, thế sự.
2.2.1.2. Cùng với vấn đề hậu chiến, tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu còn tiếp tục nới rộng biên độ sang các đề tài thành thị, nông thôn, miền biển.
Nếu nhƣ trong văn học 1945-1975, đề tài đấu tranh giải phóng miền Nam và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc giữ vị trí trung tâm, chủ đạo thì trong văn học sau 1975, biên độ đề tài đƣợc mở rộng sang nhiều phạm vi khác nhau mà Nguyễn Minh Châu là ngƣời đi tiên phong trong việc khai thác các vấn đề về nông thôn, miền biển, đô thị. Sự chuyển dịch từ đề tài chiến tranh sang những đề tài trên là một biểu hiện của diễn ngôn dân sự, thế sự trong tiểu thuyết sau 1975 của Nguyễn Minh Châu.
Với đề tài thành thị, nhà văn thƣờng khai thác ở những khía cạnh cuộc sống mới sau Giải phóng, mối quan hệ và cách cƣ xử của con ngƣời thành thị ở những trạng huống khác nhau, với cả hai mặt tốt xấu. Hà Nội trong Lửa từ những ngôi nhà, Huế trong Miền cháy là những thành phố đƣợc miêu tả khá
ấn tƣợng trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975.
Viết về đề tài nông thôn, nhà văn chú ý đời sống của ngƣời nông dân sau chiến tranh cùng những quan hệ tình cảm, ứng xử của họ. Không còn xuất hiện nhiều hình ảnh ngƣời nông dân đứng lên bƣớc theo cách mạng, sôi sục chí căm hờn hay kiên định niềm tin về cách mạng và chủ nghĩa xã hội. Nổi bật trong Miền cháy, Mảnh đất tình yêu là những ngƣời nông dân lam lũ, khổ
nhục. Họ chăm chỉ, hiền lành và cam chịu. Thậm chí, nhà văn còn nhìn nhận cả những mặt tiêu cực của họ trong quan hệ với láng giềng, với gia đình và với chính bản thân. Cũng nhƣ truyện ngắn sau 1975, ở các tiểu thuyết thời kỳ này, Nguyễn Minh Châu với cách nhìn, cách viết, với quan niệm nghệ thuật
về con ngƣời mới, đã cho chúng ta thấy hình ảnh ngƣời nông dân hết sức mới mẻ mà ta chƣa bắt gặp trong sáng tác của các nhà văn khác [59; tr.86]. Diễn ngôn dân sự, thế sự đã thay đổi cảm hứng nghệ thuật, cách xây dựng nhân vật ngƣời nông dân và đề tài nông thôn trong các tiểu thuyết sau 1975 của ông một cách sâu sắc.
Nguyễn Minh Châu còn dành sự quan tâm đặc biệt cho đề tài miền biển. Cùng với nhiều truyện ngắn, tiêu biểu là Chiếc thuyền ngoài xa, ông có nhiều tiểu thuyết thành công với đề tài này. Sau 1975, đó là những tác phẩm
Miền cháy, Mảnh đất tình yêu và Những người đi từ trong rừng ra. Có lẽ quãng thời gian chiến đấu tại các vùng ven biển thuộc khu V chính là nguồn cảm hứng và chất liệu dồi dào để nhà văn viết nên những tác phẩm rất hay về con ngƣời và cuộc sống miền biển.
Mở rộng sang đề tài miền biển, Nguyễn Minh Châu chú ý trƣớc hết ở khía cạnh lao động biển cả. Những người đi từ trong rừng ra là tiểu thuyết dày dặn dành phần lớn dung lƣợng để viết về công việc đánh bắt cá của những ngƣ dân vốn là ngƣời lính trở về từ chiến trƣờng. Trong Mảnh đất tình yêu, những lần ra khơi của lão Bờ, Quy và ông của Quy, chú Phan cùng những ngƣ dân của làng chài Hiền An cũng đƣợc miêu tả hết sức ấn tƣợng.
Ở đề tài này, Nguyễn Minh Châu còn khai thác cuộc sống, văn hóa của ngƣời miền biển. Con ngƣời miền biển hào sảng, nghĩa tình, văn hóa miền biển đậm chất tâm linh và thấm đẫm tinh thần nhân văn là những dấu ấn nổi bật trong những trang viết về miền biển của ông. Bên cạnh đó, nhà văn còn ghi nhận cả những điều tiêu cực của ngƣời dân miền biển. Đó là lòng hận thù chƣa thể hòa giải bởi chiến tranh của những con ngƣời ở các làng biển tại Quảng Trị trong Miền cháy; là sự ích kỷ, tàn nhẫn đối với những ngƣời có lý lịch không rõ ràng của ngƣời dân làng chài Hiền An trong Mảnh đất tình yêu; là sự đố kỵ, ganh đua của những ngƣời chiến sĩ làm nhiệm vụ lao động trên
biển trong Những người đi từ trong rừng ra… Tất cả đều đƣợc xử lý một cách khéo léo, làm nên sự đa dạng, đa chiều trong diễn ngôn về cuộc sống miền biển trong tiểu thuyết sau 1975 của ông.
Có thể thấy, việc mở rộng biên độ đề tài và phạm vi hiện thực xã hội trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 đã góp phần quan trọng vào việc đƣa tiểu thuyết trở về đúng với chức năng phản ánh của nó. Đây là một phƣơng diện tiêu biểu trong nỗ lực đổi mới văn xuôi nói chung, tiểu thuyết nói riêng của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Đây đồng thời là những tiếng nói mới, những diễn ngôn mới nhƣ một sự đối thoại với diễn ngôi chính trị, quân sự từng một thời chi phối toàn bộ nền văn học.
2.2.1.3. Diễn ngôn dân sự, thế sự trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 còn là tiếng nói về người già, phụ nữ và, trẻ em. Đây là một phƣơng diện độc đáo trong thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975, điều mà ta ít gặp ở tác phẩm của các nhà văn cùng thời khác.
Nhƣ đã nói, trong văn học cách mạng thời kỳ 1945-1975, diễn ngôn chính trị quân sự đã kiến tạo nên những kiểu con ngƣời đặc trƣng của cách mạng. Đó là những nhà lãnh đạo, sĩ quan, ngƣời lính, thanh niên xung phong nơi chiến trƣờng miền Nam hay những công nhân, nông dân trong nhà máy, trên công trƣờng, trong hợp tác xã trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Họ có chung đặc điểm là cƣờng tráng, xốc vác, đầy ắp lý tƣởng và khát vọng cống hiến, không sợ hi sinh gian khổ. Phần lớn trong số họ là thanh niên.
Sau 1975, với những đổi mới về tƣ duy nghệ thuật và quan niệm về con ngƣời, Nguyễn Minh Châu hƣớng đến nhiều kiểu ngƣời hơn. Trong các tiểu thuyết ra đời sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, kiểu con ngƣời tiêu biểu của văn học cách mạng vẫn còn chiếm một tỉ lệ khá lớn. Họ là những ngƣời lính nhƣ chính trị viên Hiển, Tiểu đoàn trƣởng Nghinh, Đại đội trƣởng Mễ, Thuần, Phan trong Những người đi từ trong rừng ra; Trung đoàn trƣởng Nhàn, chính
trị viên Chủng, Phong, Tiến, Lợi trong Lửa từ những ngôi nhà; là những ngƣời chiến sĩ trên mặt trận hậu phƣơng nhƣ bác sĩ Huy, y tá Tuy trong Lửa từ những ngôi nhà… Tuy nhiên, nhà văn còn dành sự quan tâm của mình cho những kiểu nhân vật khác. Họ là những ngƣời già, phụ nữ và trẻ em, những ngƣời vốn bị coi yếu đuối, là nhân vật phụ, không tiêu biểu trong văn học cách mạng.
Viết về ngƣời già, tiểu thuyết sau 1975 của Nguyễn Minh Châu chú ý đến khía cạnh sự “già hóa”, “xuống sức” cả về thể chất lẫn tinh thần của họ. Cũng nhƣ trong truyện ngắn, trong tiểu thuyết sau 1975 của ông, ngƣời già “hầu hết đều sống trong tình trạng già đi” và “mang nhiều nếm trải bi kịch” [31]. Đó là lão Bờ, bác Nghề, mụ Điểm, “ông tôi”, thậm chí là lão Bạng trong
Mảnh đất tình yêu; bà mẹ Êm, chính trị viên Hiển trong Miền cháy; lão Trƣơng, mụ Cầm, mẹ của Mễ trong Những người đi từ trong rừng ra… Đƣợc nhấn mạnh ở phƣơng diện “già đi”, “xuống sức” từ thể chất đến tinh thần, thế giới ngƣời già trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 nhƣ là một sự đối thoại với diễn ngôn chính trị xem con ngƣời là “siêu nhân” với sức mạnh lớn lao của thể chất và ý chí trong văn học cách mạng trƣớc 1975.
Tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 cũng dành sự quan tâm đặc biệt đối với nhân vật trẻ em. Bên cạnh những đứa trẻ khỏe mạnh, đáng yêu, hạnh phúc nhƣ con của Nhàn trong Lửa từ những ngôi nhà, phần lớn nhân vật trẻ em trong các sáng tác của ông đều là những đứa bé nghèo khổ, bất hạnh, khổ đau. Sinh, con của sĩ quan chính quyền miền Nam trƣớc 1975, trung tâm của sự giằng co hận thù và tha thứ trong Miền cháy; Quy, đứa trẻ bị mang tiếng con hoang, con của phi công Việt Nam cộng hòa trong Mảnh đất tình yêu là những nhân vật tiêu biểu. Phần lớn trẻ em trong tiểu thuyết sau 1975 của Nguyễn Minh Châu là những nạn nhân của chiến tranh. Các em dù là hoặc bị nghi là con của lính Việt Nam Cộng hòa đều phải chịu những tổn
thƣơng do sự thù hằn, nghi kỵ, dèm pha từ chính những ngƣời quanh mình. Lớn lên khi chiến tranh đã lùi xa nhƣng chính các em lại trở thành trung tâm của hậu quả chiến tranh, của xung đột hận thù. Xây dựng thành công hình ảnh những đứa trẻ bất hạnh nhƣ vốn có trong đời sống xã hội thời hậu chiến, Nguyễn Minh Châu đã có những bƣớc ngoặt quan trọng trong nhận thức về vấn đề con ngƣời, về trẻ em. Đó là một kiểu diễn ngôn đối thoại với diễn ngôn chính trị trong văn học cách mạng vốn xem trẻ em cũng là “ngƣời chiến sĩ nhỏ tuổi” nhƣ chú bé Lƣợm, anh Kim Đồng với bao phẩm chất cao quý, sáng ngời.
Đặc biệt, trong các tiểu thuyết sau 1975, Nguyễn Minh Châu còn dành sự quan tâm lớn đến ngƣời phụ nữ. Ông ý thức đối thoại với diễn ngôn chính trị trong văn học cách mạng, một thời chỉ hƣớng đến việc kiến tạo nên những kiểu mẫu ngƣời phụ nữ “mình đồng da sắt, trung hậu đảm đang, kiên cƣờng bất khuất”. Trong các sáng tác của mình, bên cạnh kiểu ngƣời phụ nữ với các phẩm chất tốt đẹp, Nguyễn Minh Châu còn xây dựng những hình tƣợng ngƣời phụ nữ đau khổ, thậm chí phản diện. Sƣơng tìm cách vƣợt biên, Cải làm nghề buôn lậu, các cô gái buôn phấn bán hƣơng ở quán Dƣơng Cầm trong Những người đi từ trong rừng ra là những ngƣời phụ nữ lệch lạc mà nhà văn không tránh né khi đƣa vào tác phẩm.
Tuy nhiên, nổi bật nhất là những ngƣời phụ nữ bất hạnh. Trong Mảnh đất tình yêu, đó là mẹ Quy suốt nhiều năm bị hàm oan có con hoang với lính