Ngôn ngữ mang chất thông tục, suồng sã

Một phần của tài liệu Diễn ngôn tự sự trong tiểu thuyết nguyễn minh châu sau 1975 (Trang 80 - 83)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Ngôn ngữ mang chất thông tục, suồng sã

Trong văn học cách mạng thời kỳ 1945-1975, dƣới áp lực của quyền lực chính trị quân sự, các diễn ngôn về cách mạng, chiến tranh, chính trị, ngƣời lính… đã kiến tạo nên những lớp ngôn ngữ mang âm hƣởng sử thi, lãng mạn đậm nét. Ngôn ngữ với tính chất khẩu ngữ, thông tục, suồng sã không đƣợc sử dụng hoặc nếu có thì cũng chỉ dùng để viết về/ cho phía địch, kẻ thù. Sáng tác trƣớc 1975 của Nguyễn Minh Châu không đi ra ngoài quy định mang tính thời đại này.

Sau 1975, tiểu thuyết của ông có những chuyển biến mạnh mẽ. Nỗ lực đổi mới của Nguyễn Minh Châu thể hiện rõ qua việc kiến tạo những diễn ngôn mới mang hơi thở cuộc sống và những lớp ngôn từ mới nhằm mang đến

những cách diễn giải mới. Trong đó, ngôn ngữ mang chất khẩu ngữ, thông tục từng bị xem là “vùng hạn chế” trong văn học 1945-1975 đƣợc nhà văn khai thác, sử dụng một cách hiệu quả cho những chiến lƣợc diễn ngôn trong các tiểu thuyết của mình. Bởi nhƣ ta biết, ngôn ngữ thông tục, suồng sã là một bộ phận cấu thành của ngôn ngữ nói chung. Ngôn ngữ thời hậu chiến càng thể hiện rõ đặc điểm này. Do đó, diễn giải về những vấn đề hậu chiến không thể không tiếp cận lớp ngôn ngữ này. Vấn đề ở chỗ, nhà văn tiếp cận, khai thác, vận dụng lớp từ ngữ này nhƣ thế nào và hiệu quả ra sao?

Trong các tiểu thuyết sau 1975, Nguyễn Minh Châu không hề né tránh lớp ngôn ngữ suồng sã, thông tục. Nhà văn đối diện chúng nhƣ những thực thể sống động của đời sống ngôn ngữ và nhìn nhận chúng nhƣ những chất liệu tiềm năng, những phƣơng tiện quan trọng hữu hiệu cho các chiến lƣợc diễn ngôn của mình. Ông mạnh dạn đƣa lớp từ ngữ này vào lời văn và thành công với những cách diễn đạt mới mẻ, hiệu quả, ấn tƣợng.

Trƣớc hết, ngôn ngữ mang tính chất khẩu ngữ, suồng sã trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 đƣợc thể hiện ngay trong ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Không chỉ ở các nhân vật đƣợc xem là phản diện, ngay cả ở tuyến nhân vật chính diện, ngôn ngữ của họ cũng mang đậm chất khẩu ngữ, thậm chí thông tục. Không còn lối giao tiếp trịnh trọng, công thức, giáo điều nhƣ trong văn học trƣớc 1975, các nhân vật của Nguyễn Minh Châu dù là trí thức, y bác sĩ, sĩ quan, cán bộ hay ngƣời lính cũng thƣờng giao tiếp một cách tự nhiên, nhiều lúc suồng sã, thậm chí nói tục. Chẳng hạn, đây là lời của Phan trả lời chị Quỳ và các đồng chí của mình về thủ trƣởng đơn vị đánh cá: “Nhưng chẳng mấy khi cái ông thủ trưởng ấy của chúng tôi ngồi một chỗ nóng đít đâu! Chị cứ đi chơi loanh quanh nghe chỗ nào có tiếng nói toang toác thì đến là đúng. Ông ấy “vẫn còn bọc giấy bóng kính” chưa có vợ con gì đâu, chị ạ!” [12; tr.29]. Trƣớc các đồng chí đồng đội, nói về cấp trên với

những lời lẽ thiếu chuẩn mực, không kiêng dè nhƣ “cái ông thủ trƣởng ấy”, “ngồi nóng đít”, “nói toang toác”, “vẫn còn bọc giấy bóng kính” là điều gần nhƣ khó có thể tìm thấy trong văn học cách mạng thời kỳ 1945-1975.

Không chỉ trong ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, trong ngôn ngữ trần thuật của tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975, tính chất khẩu ngữ, suồng sã cũng đƣợc thể hiện rõ nét. Nhà văn từ chối những cách dùng từ, diễn đạt mang tính chất trịnh trọng, công thức của phong cách tuyên giáo. Ông đƣa ngôn ngữ kể chuyện trở về với ngôn ngữ đời sống với tất cả những mặt hay dở, tốt xấu nhƣ vốn có của nó. Trong câu trần thuật của ông, các thành phần phụ nhƣ thành phần tình thái, phụ chú, gọi đáp… đƣợc tăng cƣờng sử dụng, làm cho ngôn ngữ kể chuyện trở nên sinh động, gần gũi. Những lối nói, cách diễn đạt của dân gian, của ngôn ngữ sinh hoạt đƣợc nhà văn khai thác triệt để nhằm mang đến một diện mạo ngôn ngữ trần thuật mang tính chất dân chủ, chân thực. Chẳng hạn nhƣ: “Trong lúc này cái người đàn ông “thét ra lửa” bỗng trở nên nhu mì, hiền lành, ăn nói ấp úng như một gã tân binh” [12; tr.94]. Hoặc nhƣ: “Nghề làm ruộng đâu mà chẳng vậy? Một nắng hai sương. Gửi lưng cho trời gửi mặt cho đất. Có đâu phong lưu? Có bao giờ nhàn nhã” [10; tr.223].

Đặc biệt, trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975, lớp từ ngữ mang sắc thái thông tục xuất hiện thƣờng xuyên. Nhiều ngƣời nếu đã quen với văn học trƣớc 1975 có lẽ sẽ sốc với những từ ngữ mà nhà văn Nguyễn Minh Châu đã sử dụng nhƣ sau đây: “Đ.m…, năm phút nữa không lái tàu dô, ông nội mầy cho chúng mầy về chầu Hà Bá hết trọi trơn!” [10; tr.18]. Hoặc nhƣ: “Mẹ kiếp, cũng chiếc máy 23 vậy mà không biết nó làm cách nào chạy cứ như thằng ăn cướp”, “Nghinh chưa biết một chút gì về cái nghề tàu giã chết tiệt này” [12; tr.19, 67]. Hoặc: “Tấm lý lịch của tôi tưởng đã được viết xong nhưng thế là lão Bạng, nhân danh cách mạng, đã sổ toẹt, không chịu

thừa nhận tôi là con liệt sĩ” [13; tr.104]; “Trạch vội vàng nhả chiếc xe điếu cũng bằng nhựa ra khỏi miệng, nhổ toẹt một bãi nước bọt vào cái thùng đựng giấy cũng bằng nhựa đặt dưới gầm bàn […]: “Cha mẹ cái thứ hàng nhựa. Ôi! Hắn đắng cách chi?” [10; tr.154-155]. Lớp ngôn ngữ này hẳn nhiên mang đến những hiệu ứng mới lạ, gây đƣợc ấn tƣợng mạnh. Tuy nhiên, nhà văn không lạm dụng lớp từ ngữ này. Ông không tùy tiện, dễ dãi trong việc sử dụng ngôn ngữ thông tục. Tất cả đều có điểm dừng hợp lý và phục vụ tối đa ý đồ nghệ thuật của nhà văn.

Dƣới góc độ diễn ngôn có thể thấy, ngôn ngữ mang tính chất khẩu ngữ, thông tục là hệ quả tất yếu của những diễn ngôn về thế sự, dân sự trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975. Chính diễn ngôn dân sự, thế sự trong việc tìm kiếm những phƣơng tiện ngôn từ để biểu đạt, hiển thị đã kiến tạo nên lớp ngôn ngữ này. Từ góc độ diễn ngôn không khó để nhận ra, việc sử dụng ngôn ngữ thuộc phong cách sinh hoạt với tính chất suồng sã, tự nhiên là một kiểu “giải thiêng” đối với truyền thống sử dụng ngôn ngữ mang đậm chất chính trị trong văn học cách mạng 1945-1975 mà Nguyễn Minh Châu đã thực hiện khá triệt để trong các sáng tác sau 1975 của mình, nhƣ một cách mở đƣờng tiên phong cho đổi mới văn học. Việc sử dụng lớp ngôn từ này cũng hoàn toàn nằm trong chiến lƣợc diễn ngôn của nhà văn. Ông đã diễn giải các vấn đề về thế sự, con ngƣời bằng lớp ngôn từ phù hợp nhất với chính nó: lớp ngôn từ mang màu sắc thế sự với tính chất khẩu ngữ, suồng sã. Các vấn đề đƣợc nêu ra trong tiểu thuyết của ông vì thế đƣợc giải quyết một cách triệt để và thuyết phục nhất.

Một phần của tài liệu Diễn ngôn tự sự trong tiểu thuyết nguyễn minh châu sau 1975 (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)