Giọng điệu mỉa mai, chua xót

Một phần của tài liệu Diễn ngôn tự sự trong tiểu thuyết nguyễn minh châu sau 1975 (Trang 98 - 112)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Giọng điệu mỉa mai, chua xót

Trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu trƣớc 1975, giọng điệu mỉa mai, chua xót không đƣợc sử dụng nhiều. Những khi đƣợc sử dụng, giọng trần thuật này cũng chỉ dùng cho đối tƣợng nhân vật phản diện của phía địch. Đây cũng là phƣơng thức làm nổi bật cho giọng tin tƣởng, lạc quan, tự hào nhờ hiệu ứng tƣơng phản, đòn bẩy. Bởi vậy, giọng chua xót, mỉa mai tuy không đƣợc sử dụng thƣờng xuyên nhƣng cũng là một trong những yếu tố góp phần diễn giải cho các diễn ngôn chính trị, quân sự, chiến tranh, cách mạng… trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu thời kỳ trƣớc 1975.

Sau 1975, trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu, giọng trần thuật mỉa mai, chua xót đƣợc sử dụng thƣờng xuyên và linh hoạt hơn. Đây trở thành một trong những giọng điệu nghệ thuật nổi bật, quan trọng trong tổ chức tự sự của các tác phẩm. Trong chiến lƣợc diễn ngôn của tiểu thuyết sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, nhà văn tăng cƣờng sử dụng kiểu giọng trần thuật này nhằm diễn giải, mang đến một cách nói mới về những vấn đề thế sự và con ngƣời thời hậu chiến.

Bƣớc ra khỏi chiến tranh, con ngƣời lý tƣởng trong sáng tác trƣớc 1975 của Nguyễn Minh Châu nhanh chóng sụp đổ. Đối diện hiện thực cuộc sống phức tạp của thời hậu chiến khi những giá trị đảo lộn, sự tha hóa diễn ra với tốc độ chóng mặt, cái ác len lỏi khắp nơi, con ngƣời trong tiểu thuyết sau 1975 của Nguyễn Minh Châu không chỉ tự vấn, đau đáu mà còn xót xa, chua chát về nó. Giọng mỉa mai, chua xót trở thành kiểu giọng chủ đạo trong thái độ ứng xử của nhà văn trƣớc cái xấu, cái ác, cái bất công bắt đầu hiện hình và

chi phối một cách mạnh mẽ cuộc sống, con ngƣời thời hậu chiến.

Trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975, cái ác bắt đầu đƣợc khắc họa đậm nét. Đó không còn là cái ác phân theo chiến tuyến thuộc về phe địch của một thời văn học cách mạng. Trong tác phẩm của ông, cái ác có thể khởi nguồn từ bất cứ ai, thậm chí là những ngƣời trƣởng thành từ cách mạng, sau chiến tranh nắm giữ những vị trí quan trọng. Họ có một điểm chung là nhỏ nhen, ích kỷ, tham quyền cố vị, bị quyền lực và danh vọng, tiền tài vật chất che mờ lý trí và nhân cách. Tiêu biểu nhất là lão Bạng trong Mảnh đất tình yêu. Lão Bạng vốn ngƣời làng Hiền An. Thời chống Pháp, lão làm cán bộ xã rồi tập kết ra Bắc. Sau 1975, lão làm ăn phất lên, rồi bán hết nhà cửa, về quê “uốn mình chạy vạy, thăm viếng khắp các cửa” [13; tr.100], nịnh nọt cấp trên để đƣợc chức chủ tịch xã kiêm phó bí thƣ. Lão là “một con người đầy tham vọng lại lắm mánh khóe” [13; tr.98], đồng thời lại hết sức đê tiện, tiểu nhân. Hãy xem ngƣời kể chuyện mỉa mai lão: “Không ai dè vừa ngồi vào chiếc ghế xã, lão đã ỷ thế là “người của bí thư huyện” khuynh loát mọi việc, lên án mọi người” [13; tr.100]. Bộ dạng lố bịch trƣớc lúc lên chức cũng hiện lên một cách thê thảm: “Thời gian đầu khi lão chưa làm chủ tịch xã, người ta chỉ thấy lão thật lố bịch, buồn cười” [13; tr.102]. Từ khi lên chức, bản chất gian manh, tiểu nhân, ham mê quyền lực đƣợc lão bộc lộ tất cả. Nhà văn dùng giọng mỉa mai để nói về điều này: “Đến lúc bấy giờ lão Bạng đã nhảy lên ngồi chễm chệ trên chiếc ghế chính giữa trụ sở xã” [13; tr.116]. Đặc biệt, trong lão Bạng còn là nỗi ẩn ức tính dục không thể giải tỏa. Mối tình si đơn phƣơng dẫn đến những hành động đê hèn, bỉ ổi, thê thảm của lão đối với mẹ Quy đƣợc miêu tả một cách trần trụi: “…như một con thú, lão lao tới ôm lấy ngang người mẹ tôi. Nhưng mẹ tôi đã đề phòng, kịp thời lùi lại, dang thẳng cánh cho lão một cái tát vào giữa mặt đến nẩy đom đóm mắt. Nhưng lão không hề cảm thấy đau đớn, cũng chẳng lấy làm nhục, chỉ lo sợ cơ sự này bị

lộ ra ngoài: - Đừng kêu – lão van xin – tôi lạy chị, đừng kêu!” [13; tr.104]. Không chỉ lão Bạng mà những ngƣời “cùng phe” với lão cũng dần trở nên tha hóa. Tiêu biểu nhƣ mụ vợ Tín. Viết về ngƣời đàn bà lẳng lơ, vô đạo, đầy mƣu mẹo này, tác giả cho thấy rõ thái độ coi khinh: “Vợ Tín […] rất hay khoe chồng trước mặt mọi người. Nhưng trừ anh chồng, cả làng đều biết chị ta thường hay ra vào nhà lão Bạng, đã từng ăn nằm với lão Bạng. […] hầu hết các mánh khóe, mưu mẹo của lão Bạng đều ở cái đầu như đầu rắn của người đàn bà vợ Tín mà ra cả” [13; tr.117]. Rõ ràng, thể hiện những cái ác, cái đê tiện, nhà văn sử dụng triệt để giọng điệu mỉa mai, khinh bỉ. Cái ác trong tác phẩm vì thế hiện lên một cách trần trụi đầy thảm hại, ghê tởm.

Không chỉ với từng con ngƣời cụ thể, trƣớc sự đảo lộn các giá trị của cuộc sống, sự băng hoại của đạo đức, giọng trần thuật mang sắc thái mỉa mai cũng đƣợc thể hiện rõ: “Có gì đâu, chị vợ không còn lạ gì tính nết của anh chồng, nay bồ mai bịch, không phải một lần mà đã nhiều lần, không phải một ả mà nhiều ả” [10; tr.99].

Cùng với mỉa mai, giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 còn thể hiện rõ sự chua xót trƣớc những sự bất công, nỗi bất hạnh mà con ngƣời, nhất là phụ nữ, ngƣời già và trẻ em, phải gánh chịu. Trong các sáng tác của mình, Nguyễn Minh Châu dành sự yêu thƣơng rất lớn đến phụ nữ, ngƣời già và trẻ em, những ngƣời yếu đuối trƣớc phong ba cuộc đời cũng nhƣ bạo lực gia đình. Viết về họ, ông tập trung vào khía cạnh những nỗi đau, thiệt thòi, mất mát, bất công mà họ phải gánh chịu. Cho nên, phần lớn các nhân vật ngƣời già, trẻ em và phụ nữ trong sáng tác sau 1975 của Nguyễn Minh Châu đều là những con ngƣời khổ đau, phải chịu nhiều bi kịch. Viết về những thân phận ấy, ngòi bút Nguyễn Minh Châu tỏ rõ niềm cảm thƣơng sâu sắc. Nhiều lúc, dƣờng nhƣ bất lực trong việc lý giải nguyên nhân và đi tìm một lối thoát cho các nhân vật đau khổ, những hoàn cảnh tuyệt

vọng, giọng văn của ông chùng xuống thể hiện một niềm chua xót vô bờ. Chẳng hạn, viết về bi kịch giữa căm hận và yêu thƣơng, trả thù và tha thứ giằng xé triền miên trong nội tâm mẹ Êm, kiểu giọng chua xót đầy xót xa đƣợc sử dụng thƣờng xuyên: “bà mẹ Êm giơ tay ra túm lấy mái tóc thằng bé, lật ngửa cái mặt ra thì thằng bé liền òa khóc lên. Bà mẹ buông tay ra. Tiếng khóc của đứa bé làm người mẹ như sực tỉnh. Bà đứng im như đã kiệt sức trước mặt nó, hai tay buông thõng xuống” [10; tr.438].

Dĩ nhiên, tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 không u ám một màu đau thƣơng, bế tắc và giọng điệu mỉa mai, chua xót không phải là giọng trần thuật chủ đạo. Trong tác phẩm của ông, ngƣời ta luôn gặp kiểu giọng ngọt ngào, ấm áp; những chi tiết thấm đẫm tình ngƣời, những niềm tin, hi vọng sáng tƣơi ánh lên sau mỗi câu chuyện. Ở đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến giọng mỉa mai, chua chát là bởi các nguyên nhân sau: Trƣớc hết, trong bối cảnh văn học vừa bƣớc ra chiến tranh, âm hƣởng tự hào chiến thắng với cảm hứng sử thi còn chi phối mạnh mẽ văn học, hiếm có nhà văn dám dũng cảm đối diện và nhìn thẳng vào những mặt trái, cái ác đang len lỏi trong hiện thực phức tạp của đời sống. Hơn nữa, mạnh dạn sử dụng kiểu giọng này vào việc khắc họa chân thực những mặt trái, cái ác ấy nhƣ những lời cảnh tỉnh, Nguyễn Minh Châu đem đến cho văn chƣơng những cách nhìn mới, nhắc nhở chúng ta không ngủ quên trong chiến thắng mà làm ngơ trƣớc sự trỗi dậy của cái ác, cái tiêu cực. Chỉ với điều này cũng đủ cho thấy ở ông ý thức đổi mới sâu sắc, từ tƣ duy nghệ thuật đến cách tiếp cận, diễn giải, giải quyết các vấn đề.

Tóm lại, đặc điểm chung của giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 là tính chất đa thanh, đa giọng, đa sắc thái với sự đan bện, cộng hƣởng giữa bè giọng khác nhau làm nên một phong cách vừa đa dạng, phức tạp vừa thống nhất, độc đáo. Trong đó, nổi bật hơn cả là ba

kiểu giọng khách quan bình thản, triết lý phẩm bình và mỉa mai chua xót. Đây là những kiểu giọng đƣợc nhà văn sử dụng rất thành công trong chiến lƣợc diễn ngôn của mình. Đồng thời, sự thành công ấy còn góp phần quan trọng đƣa các sáng tác sau 1975 của ông nhanh chóng đổi mới, bứt phá mạnh mẽ ra khỏi quán tính đơn giọng, bè cao của văn học cách mạng. Độc giả và giới phê bình bấy giờ không ít ngƣời ngỡ ngàng, thậm chí phê phán ông. Nhƣng vƣợt qua tất cả, với sự quan sát tinh tƣờng, tƣ duy nghệ thuật nhạy bén, cách tiếp cận vấn đề trực diện không né tránh, Nguyễn Minh Châu chứng minh con đƣờng mình đã chọn là đúng đắn. Văn học sử ghi nhận Nguyễn Minh Châu với vị trí nhà văn tiên phong đổi mới văn học chính là sự thừa nhận đối với những nỗ lực cách tân đáng ghi nhận của ông đối với nền văn học hiện đại nƣớc nhà.

Tiểu kết Chƣơng 3

Thể hiện các diễn ngôn về dân sự, thế sự, tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 đã lựa chọn những chiến lƣợc diễn giải phù hợp, hiệu quả. Trong đó, sử dụng giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật phù hợp với các nội dung diễn ngôn là những chiến lƣợc nổi bật. Nhìn chung, giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu mang tính chất đa thanh, trong đó nổi bật các giọng khách quan bình thản, triết lý phẩm bình và mỉa mai, chua xót. Ngôn ngữ trần thuật của ông đa dạng, nhiều sắc thái, nổi bật với các lớp ngôn ngữ thuộc phong cách sinh hoạt, mang màu sắc khẩu ngữ, thông tục và văn hóa, vùng miền. Chúng đƣợc nhà văn chủ động sử dụng một cách linh hoạt, hợp lý để thể hiện các diễn ngôn về đời sống thế sự và con ngƣời đời thƣờng mà tiểu thuyết sau 1975 của ông hƣớng đến.

KẾT LUẬN

1. Nguyễn Minh Châu là tác giả lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Đóng góp to lớn của ông đối với văn học cách mạng thời kỳ trƣớc 1975 cùng sự đổi mới của văn học sau 1975 là điều không cần bàn cãi. Ông xứng đáng đƣợc ca ngợi là “ngƣời mở đƣờng tinh anh và tài hoa” của văn học nƣớc ta sau 1975. Nguyễn Minh Châu để lại di sản văn học khá đồ sộ, tập trung chủ yếu ở ba mảng truyện ngắn, tiểu thuyết và tiểu luận, phê bình. Trƣớc và sau 1975, ông đều để lại những dấu ấn lớn trong đời sống văn học. Sau 1975, ông gặt hái đƣợc nhiều thành công. Trong đó, các tiểu thuyết ra đời ở thời kỳ này đƣợc xem là những đỉnh cao, có ảnh hƣởng lớn đến tiến trình vận động và phát triển của văn học. Tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 là đối tƣợng nghiên cứu đƣợc nhiều ngƣời quan tâm, tiếp cận trên nhiều góc độ. Nghiên cứu từ góc độ diễn ngôn là một trong những hƣớng đi mới mẻ và hứa hẹn nhiều triển vọng. Luận văn này là những thể nghiệm đầu tiên trong việc tìm hiểu tiểu thuyết sau 1975 của Nguyễn Minh Châu dƣới ánh sáng của lý thuyết diễn ngôn.

2. Dƣới góc độ diễn ngôn, ta có thể thấy, tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 nằm trong hoàn cảnh diễn ngôn của thời đại với sự nới lỏng của quyền lực quân sự chính trị, sự dịch chuyển từ quyền lực quân sự chính trị sang quyền lực thế sự dân sự, và sự khao khát tìm một tiếng nói mới, một quyền lực mới của nhà văn, chủ thể của hoạt động sáng tạo văn chƣơng. Trong hoàn cảnh diễn ngôn ấy, tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu là những diễn ngôn về hiện thực rộng lớn của đời sống, về những vấn đề thế sự, con ngƣời, đời tƣ, bản thể cũng nhƣ sự đối thoại với các diễn ngôn chính trị từng một thời ngự trị trong 30 năm văn học cách mạng. Đó là những tiếng nói mới mẻ, táo bạo của thời đại đƣợc nhà văn thể hiện một cách quyết liệt, triệt để trong

các tác phẩm của mình nhƣ là một cách chối bỏ những đại tự sự, những diễn ngôn chính trị của một thời “văn nghệ minh họa” mà chính ông đã từng tham gia, kiến tạo.

3. Diễn giải những vấn đề mới mẻ trên, tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu thực hiện nhiều chiến lƣợc diễn ngôn một cách đa dạng, linh hoạt. Trong đó, nổi bật là các chiến lƣợc sử dụng giọng điệu trần thuật và sử dụng ngôn ngữ trần thuật phù hợp nhất để kiến tạo các diễn ngôn. Ở giọng điệu trần thuật, tiêu biểu là các kiểu giọng bình thản, khách quan; giọng triết lý, phẩm bình; và giọng mỉa mai, chua xót. Ở ngôn ngữ trần thuật, nhà văn chủ yếu sử dụng các lớp ngôn ngữ mang màu sắc thế sự, ngôn ngữ mang tính chất thông tục suồng sã và ngôn ngữ mang màu sắc văn hóa, vùng miền. Dĩ nhiên, trong tiểu thuyết sau 1975 của Nguyễn Minh Châu còn có nhiều giọng điệu và lớp ngôn ngữ khác nhƣng các kiểu giọng và kiểu ngôn ngữ trên đƣợc nhà văn chủ động sử dụng thƣờng xuyên trong chiến lƣợc diễn giải của mình. Nhờ đó, những diễn ngôn mới của thời đại là những vấn đề thế sự, dân sự, con ngƣời bản thể… đƣợc diễn giải một cách triệt để, thuyết phục, gây đƣợc ấn tƣợng lớn đối với độc giả và đời sống văn học.

4. Là những thể nghiệm trong việc nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 dƣới góc độ lý thuyết diễn ngôn, luận văn chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong muốn đƣợc lắng nghe và tiếp thu những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và bạn đọc để tiếp tục hoàn thiện luận văn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trần Hoài Anh (2019), “Nguyễn Minh Châu với việc góp phần khai mở hệ hình tƣ duy lý luận phê bình văn học thời kỳ đổi mới”, đăng trên

vanhocsaigon.com, ngày 10.12.2019.

[2] Trần Thị Ngọc Anh (2016), “Một số vấn đề về lý thuyết diễn ngôn và định hƣớng trong nghiên cứu văn học”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (7). [3] Nguyễn Thị Vân Anh (2017), Diễn ngôn về giới nữ trong văn học hiện thực xã

hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trƣờng ĐHSP Hà Nội.

[4] Lại Nguyên Ân, “Tiểu thuyết Miền cháy, câu chuyện của đất nƣớc sau chiến tranh”, in trong sách Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội, 1984.

[5] Lại Nguyên Ân, Tôn Phƣơng Lan (1999), Nguyễn Minh Châu con người và tác phẩm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[6] M. Bakhtin (1993, Phạm Vĩnh Cƣ dịch), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

[7] Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[8] Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo văn bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[9] R. Barthes (1998, Nguyên Ngọc dịch), Độ không của lối viết, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

[10] Nguyễn Minh Châu (1977), Miền cháy, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. [11] Nguyễn Minh Chân (1977), Lửa từ những ngôi nhà, Nxb Quân đội nhân dân,

Hà Nội.

[12] Nguyễn Minh Châu (1982), Những người đi từ trong rừng ra, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

[13] Nguyễn Minh Châu (1987), Mảnh đất tình yêu, Nxb Thanh niên, Hà Nội. [14] Nguyễn Minh Châu (2002), Trang giấy trước đèn, Nxb Khoa học xã

hội, Hà Nội.

[15] David Nunan (1997), Dẫn nhập phân tích diễn ngôn (Hồ My Huyền, Trúc Thanh dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[16] Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[17] Đỗ Văn Chính (2013), Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Quy Nhơn.

[18] Nguyễn Đức Dân (2019), “Lý thuyết đa thanh trong phân tích diễn ngôn”, Tạp chí Ngôn ngữ, (3).

[19] Trƣơng Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[20] Nguyễn Dung (2014), “Số phận con ngƣời từ chiến tranh đến đổi mới qua các tiểu thuyết trong “Tuyển tiểu thuyết Thăng Long - Hà Nội””, đăng trên nxbhanoi.com.vn, ngày 25.7.2014.

[21] Dƣơng Ngọc Dũng (2017), “Hệ diễn ngôn thi pháp Trung Quốc truyền thống

Một phần của tài liệu Diễn ngôn tự sự trong tiểu thuyết nguyễn minh châu sau 1975 (Trang 98 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)