Vị trí của nhóm Áo bào gốc liễu trong phong trào Thơ mới

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong thơ của nhóm áo bào gốc liễu (Trang 39)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Vị trí của nhóm Áo bào gốc liễu trong phong trào Thơ mới

Có thể thấy, trong quá trình vận động và phát triển phong trào Thơ mới giai đoạn 1932 – 1945 xuất hiện nhiều nhóm thơ, trường thơ với những đóng góp tích cực. Trường thơ Loạn được thành lập ở đất Bình Định bởi các nhà thơ tài năng Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê... Sáng tác của trường thơ chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn, tượng trưng siêu thực đậm nét phương Tây, chủ trương tôn sũng cái đẹp duy mĩ theo tinh thần “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Sáng tác của Trường thơ Loạn có những cách tân mới lạ về đối tượng phản ánh, ngôn từ, nhạc tính đến tư tưởng tình cảm, không gian và thời gian... Trường thơ Loạn hướng tới thế giới bí ẩn của cảm giác và tâm linh, hướng vào vô thức của con người: “Ngoài kia trăng sáng chảy bao la/ Ta nhảy vào quay cuồng thôi lăn lộn/ Thôi ngụp lặn trong ánh trăng vàng hỗn độn/ Cho trăng ghì, trăng riết cả làn da” (Tắm trăng - Chế Lan Viên). Các sáng tác của trường thơ đã tạo ra một giọng điệu thơ lạ lẫm, độc đáo, để lại ấn tượng sâu đậm và có ảnh hưởng không ít trong dòng chảy của thơ ca hiện đại Việt Nam xuyên suốt thế kỉ XX.

Thơ mới thời kì này, bên cạnh Trường thơ Loạn ở miền Trung, thì ở đất Bắc nhóm Xuân Thu nhã tập cũng được đánh giá cao. Xuân Thu nhã tập với các nhà thơ như: Đoàn Phú Tứ, Phạm Văn Hạnh, Nguyễn Xuân Sanh... ra đời khi Thơ mới đã rơi vào bế tắc, khủng hoảng. Cái tôi - mảnh đất linh diệu của Thơ mới đã được đào sâu đến tận cùng. Nếu Trường thơ Loạn chịu ảnh hưởng của phương Tây thì sáng tác của nhóm Xuân Thu nhã tập lại quay về với những giá trị phương Đông trong bối cảnh ảnh hưởng của trường phái tượng trưng, siêu thực Pháp rất đậm nét. Các sáng tác của nhóm đậm tính biểu tượng, tính mơ hồ, huyền bí: “Màu thời gian không xanh/ Màu thời gian tím ngát/ Hương thời gian không nồng/ Hương thời gian thanh thanh” (Màu thời gian – Đoàn Phú Tứ). Bên cạnh đó, với sự cách tân về nghệ thuật nhóm Xuân thu nhã tập đã sử dụng những biểu tượng, âm thanh nhằm khơi gợi cảm xúc người đọc: “Quỳnh hoa chiều đọng nhạc trầm mi/ Hồn xanh ngát chở dấu xiêm y/ Rượu hát bầu vàng cung ướp hương/ Ngón hường say tóc nhạc trầm mi” (Buồn xưa – Nguyễn Xuân Sanh). Những quan niệm nghệ thuật của Xuân Thu nhã tập thể hiện khát vọng thay đổi và phát triển nền thơ ca Việt Nam.

tập đã có những đóng góp rất lớn cho phong trào Thơ mới (1932 -1945), về phương diện nội dung lẫn nghệ thuật. Bên cạnh đó, góp mặt trong phong trào Thơ mới từ những năm1940 trở về sau, còn có nhóm Áo bào gốc liễu. Nếu như Trường thơ Loạn Xuân Thu nhã tập chịu ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa tượng trưng thì nhóm Áo bào gốc liễu lại chủ trương quay về với hồn cốt Việt Nam, chịu ảnh hưởng của phương Đông đậm đặc. Họ không thoát lên tiên, không trốn vào vũ trụ, không sa vào trụy lạc mà tìm về quá khứ, tìm về làng quê, về truyền thống dân tộc như một điểm dựa tinh thần để giải thoát nỗi cô đơn. Thơ của nhóm Áo bào gốc liễu phần nào phản ánh được nỗi niềm kín đáo của người cầm bút trong những đêm đen trước Cách mạng. Với một giọng thơ vô cùng ngang tàng, khí phách - giọng điệu rất ít gặp trong Thơ mới - cùng với các thể “ca”, “hành” mượn từ cổ thi đã góp phần tạo nên dư vị cổ kính cho sáng tác của nhóm, từ đó gây ấn tượng với người đọc.

Giữ vị trí quan trọng nhất trong nhóm Áo bào gốc liễu, Nguyễn Bính, vốn thường được mặc định là “thi sĩ chân quê” với những vần thơ nhẹ nhàng, sâu lắng viết về quê hương, đất nước với sự chân chất, bình dị:“Em là cô gái trong khung cửa/ Dệt lụa quanh năm với mẹ già/ Lòng trẻ con như cây lúa trắng/ Mẹ già chưa bán chợ đường xa” (Mưa xuân). Hiện lên trong những câu thơ bình dị, da diết của Nguyễn Bính là khung cảnh gia đình, quê hương Việt Nam gần gũi, đầm ấm. Tình yêu đôi lứa chốn thôn dã được thể hiện tinh tế: “Hôm qua, em đi tỉnh về,/ Đợi em ở mãi con đê đầu làng/ Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng./ Áo cài khuy bấm! Em làm khổ tôi”(Chân quê). Nhóm Áo bào gốc liễu ngoài việc sử dụng lối viết bình dị, gần gũi thì các tác giả còn sử dụng giọng thơ khá rắn rỏi, mạnh mẽ và gân guốc. Thi sĩ Nguyễn Bính luôn cố gắng thực hiện hoài bão lớn của mình trước cuộc đời, tuy nhiên, trước những biến động của lịch sử ông càng lúng túng và chưa tìm được hướng đi cho mình, ông rơi vào trạng thái bế tắc, đôi lúc còn tỏ ra rất phẫn uất, bi phẫn: “Ta đi nhưng biết ta về đâu chứ?/ Đã dấy phong yên khắp bốn trời/ Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ,/ Uống say mà gọi cố nhân ơi!” (Hành phương Nam – Nguyễn Bính). Hiện thực đau xót của xã hội đã khơi dậy sự căm uất trong lòng, rượu, thơ trở thành nơi giải tỏa nỗi niềm tâm sự của thi nhân.

Hoài Thanh, khi viết Thi nhân Việt Nam vào năm 1941, mới chỉ ghi nhận Trần Huyền Trân như là tác giả của “những vần thơ hiền lành và ít nói yêu đương”

[56; tr.367]. Thế nhưng, khi bài Độc hành ca (1940) ra đời thì đã thấy một Trần Huyền Trân hoàn toàn khác, không ‘hiền lành” chút nào mà đầy khẩu khí, hào sảng và ngang tàng: “Giao tình tợp chén chiêm bao/ Ngựa Hồ thôi gió bấc nào đạp chân/ Đây người áo đỏ tầm xuân/ Đấy đi tang trắng mấy lần trùng quan/ Không dưng rét cả dây đàn/ Này cung dâng áo ngự hàn là đây/ Nhớ xưa cùng dỗ bụi giày/ Vỗ đùi ha hả thơ mày rượu tao/ Say đời nhắm lẫn chiêm bao/ Thơ ra miệng dại, rượu vào mắt điên” (Độc hành ca). Đó là một khí thế vô cùng mạnh mẽ với ý chí quyết tâm lên đường cao vì nghĩa lớn của thi sĩ. Đọc thơ Thâm Tâm, người đọc vẫn thấy hiện lên giọng điệu vô cùng gân guốc: “Rau đất cá sông gào chẳng đủ/ Nổi bùng giữa tiệc trận phong ba/ Rằng: Đương gió bụi thì tơi tả/ Thiên hạ phải dùng thơ chúng

ta”(Vọng nhân hành).Đó còn là sự quyết tâm nhưng nhiều bi phẫn của một cái tôi

đang “bất mãn” với thời cuộc và đang tìm cho mình một hướng đi tự do, muốn thoát khỏi sự gò bó:“Phiếm du mấy chốc đời như mộng/ Nén chén cười cho đã mắt ta/ Thà với mãng phu ngoài bến nước/ Cái sống ngang tàng quen bốc men...” (Can

trường hành). Những câu thơ của Thâm Tâm đã thể hiện một ý chí đầy quyết tâm,

dứt khoát của người thi sĩ, không ai có thể cản được. Người đọc còn thấy được cái cái khẩu khí của một đại trượng phu như tráng sĩ Kinh Kha năm nào trong bài Tống

biệt hành: “Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ/ Chí lớn chưa về bàn tay không/

Thì không bao giờ nói trở lại/ Ba năm mẹ già cũng đừng mong”. Cái chí khí mạnh mẽ, quyết đoán của đấng nam nhi trong thơ của Thâm Tâm mang lại cho Áo bào gốc liễu một dư vị sôi nổi mà thâm trầm, vang vọng sâu xa.

Trong suốt quá trình sáng tác của mình, các nhà thơ nhóm Áo bào gốc liễu đã vận dụng thành công thể “hành” để làm nổi bật lên nội dung của các tác phẩm. Thể “hành” xuất hiện trước đời Đường và du nhập vào Việt Nam trước thế kỷ X. Trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ, các nhà thơ đã vận dụng thể hành giúp thể hiện khẩu khí mạnh mẽ, dứt khoát làm cho văn chương giai đoạn này bớt đi sự nhàm chán, tẻ nhạt, mang đến cho thơ ca giai đoạn này một không khí tự do, phóng khoáng. Bên cạnh đó, các nhà thơ nhóm Áo bào gốc liễu đã sử dụng hệ thống ngôn ngữ sắc bén mang hơi hướng cổ phong, sử dụng nhiều từ ngữ Hán - Việt trang trọng để thể hiện được chí khí của người anh hùng trong bối cảnh thiên hạ rối ren, đen tối: “Mày gươm nét mác chữ nhân già/ Hàm bành hình đồi, lưng cỗi đa/ Tay yếu đang cùng

tay mạnh dắt/ Chưa ngất men trời hả rượu cha/ Rau đất cá sông gào chẳng đủ/ Nổi bùng giữa tiệc trận phong ba/ Rằng: Ðương gió bụi thì tơi tả/ Thiên hạ phải dùng thơ chúng ta” (Vọng nhân hành - Thâm Tâm). Tất cả những điều đó đã tạo nên một đặc trưng rất riêng, không thể trộn lẫn của thơ ca Áo bào gốc liễu trong bối cảnh Thơ mới “trăm hoa đua nở” đương thời.

Nhóm Áo bào gốc liễu tuy mới thành lập những đã tạo ra một chất giọng riêng trong phong cách sáng tác của mình khắc hẳn với các nhóm khác và đã tạo được một chỗ đứng khá vững chắc trong phong trào Thơ mới (1932 – 1945) nói riêng và thi đàn văn học Việt Nam nói chung. Tuy những tác phẩm của nhóm chưa thực sự nổi bật như những tác giả khác của các nhóm thơ, trường thơ cùng thời như Trường thơ Loạn, nhóm Xuân Thu nhã tập nhưng với hệ thống tác giả tài hoa, những sáng tác của nhóm được người đọc đón nhận mạnh mẽ và được tuyên dương trên thi đàn. Họ tạo nên màu sắc đa diện, đặc biệt của thi ca đương thời, tạo nên những dư vị khó quên trong lòng người đọc, khẳng định được vị trí của mình trong phong trào Thơ mới giai đoạn 1932-1945 nói riêng và trong tiến trình thơ ca hiện đại nói chung.Tác giả Hoài Nam trong bài viết Thi phái Áo bào gốc liễu trong Thơ mới cho rằng:

“Bởi thế, nó cũng đã góp phần tạo nên sự đa diện trong và cho Thơ Mới” [39]. Con đường sáng tác và cống hiến của các nhà thơ trong nhóm đều được đánh cao kể cả trước và sau Cách mạng, họ đã ít nhiều phát huy được những mặt tích cực nhất định của Thơ mới.

Tiểu kết Chương 1

Có thể nói, phong trào Thơ mới đã trải qua cuộc hành trình hình thành và phát triển với những thành tựu khá nổi bật. Sự hình thành của phong trào Thơ mới cùng song hành với những biến động của xã hội. Trải qua quá trình tiếp thu các khuynh hướng văn học, quá trình đấu tranh gay gắt giữa “thơ cũ”“thơ mới”, Thơ mới đã dành vị trí ưu tiên trên thi đàn. Từ đây phong trào Thơ mới phát triển vượt bậc với sự ra đời của nhiều nhóm thơ, trường thơ lớn. Trong đó sự ra đời của nhóm Áo bào gốc liễu cùng với những đặc sắc nghệ thuật tạo nên màu sắc mới cho phong trào Thơ mới (1932 – 1945).

Thâm Tâm, Trần Huyền Trân đã góp phần thổi một luồng gió mới vào thi đàn. Bằng sự tương đồng về hoàn cảnh, cùng sống chung trong điều kiện lịch sử và chịu những ảnh hưởng chung của văn học phương Tây trong bối cảnh xã hội Việt Nam, sáng tác của nhóm đã tạo nên một tinh thần quyết tâm, chí khí mạnh mẽ của người quân tử với khí tiết thanh cao, tự do, ung dung cùng cái dư vị cổ kính. Từ đó, họ đã khẳng định được vị trí nhất định của mình trong phong trào Thơ mới.

Chương 2. CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ CỦA NHÓM ÁO BÀO GỐC LIỄU

2.1. Cảm hứng chủ đạo

Thơ mới ra đời trong hoàn cảnh đất nước chìm trong chế độ thực dân nửa phong kiến. Các nhà thơ nhận thức rõ nỗi đau mất nước, chán ghét thực tại nên cảm hứng sáng tác của Thơ mới thường hướng về quê hương, đất nước, về những gì đồng hành cùng đời sống cá nhân. Đó là cảm hứng về tình yêu, về sự cô đơn, thoát ly với thực tại, khát vọng lên đường tìm lý tưởng … Cảm hứng chủ đạo của các thi sĩ nhóm Áo bào gốc liễu lấy chất liệu từ chính hiện thực cuộc sống, đó là nỗi xót xa trước cuộc sống nghèo khổ nơi “lều gianh Cống Trắng”, là tâm tư gắn bó da diết với quê hương, gia đình, lứa đôi và luôn đồng hành, gắn kết với hiện thực đấu tranh của dân tộc. Đây chính là cội nguồn giúp nhóm Áo bào gốc liễu tạo ra những tác phẩm có giá trị cao trên thi đàn đương thời.

2.1.1.Cảm hứng xót xa trước hiện thực cuộc sống nơi “lều gianh Cống Trắng”

Nhóm Áo bào gốc liễu được thành lập vùng Cống Trắng, Khâm Thiên, sau ga Hà Nội vào những năm 1940. Phố Khâm Thiên dài 1.170m bắt đầu từ phố Lê Duẩn - nơi đường tàu hỏa chạy qua đến ngã tư Tôn Đức Thắng - Nguyễn Lương Bằng (Ô Chợ Dừa). Đây là phố của các làng cổ xưa: Khâm Đức, Tương Thuận, Trung Tiền, Trung Tả, Thổ Quan, Lệnh Cư, Văn Chương… có tới 26 ngõ trên phố. Thời Pháp thuộc toàn bộ phố Khâm Thiên thuộc về địa phận tỉnh Hà Đông huyện Hoàng Long. Phố Khâm Thiên là nơi hội tụ của các dãy nhà cô đầu, những sòng bạc Ba Sinh, Hai Cua… và cả những bàn đèn thuốc phiện v.v. Ban ngày là vậy, khi đêm đến Khâm Thiên lại nhập nhòa trong ánh đèn mờ ảo với giọng ca mùi mẫn, nỉ non, réo rắt cùng với tiếng xô sát, đập phá của những gã nghiện cờ bạc, rượu chè, thuốc phiện. Phố Khâm Thiên ngày ấy là chốn ăn chơi sa đọa của bọn lắm tiền, nhiều của. Khâm Thiên bên ngoài ồn ào, tấp nập bao nhiêu thì khi đi sâu vào trong các ngõ là những con đường lầy lội, bẩn thỉu len lỏi qua những xóm nghèo nhà tranh vách đất dột nát, tả tơi: người dân lao động cơ cực “ăn bữa nay lo bữa mai” không gian tối tăm không một ngõ nào có một ngọn đèn điện. Trần Huyền Trân một người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này đã gọi nơi đây là nơi chứa đừng những bất công, xấu

xa, nơi mà bên trong ánh điện hào nhoáng kia là cuộc sống lầm than đến tột cùng của người dân: “Hay gì bà hỏi tên tôi/ Khóc thì hờn dỗi mà cười vô duyên/ Vì đời oan trái muốn điên/ Giữa ngày loạn ngỡ giữa đêm thanh bình/ Tim tôi chiếc lá dâu xanh/ Tằm đời ăn rỗi trơ cành còn chi!/ Tôi từ khi chửa biết gì/ Con đi lưu lạc mẹ đi lấy chồng/ Thuyền hồn chở một khoang không/ Bao lâu giạt sóng trên dòng cô đơn/ Kinh thành mây đỏ như son/ Cái lồng eo hẹp giam con chim trời” (Thưa bàTrần Huyền Trân). Qua những câu thơ của Trần Huyền Trân, người đọc cảm nhận được khung cảnh và cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh, gò bó của những con người nơi “lều gianh Cống Trắng” này với tất cả sự đồng cảm, thương xót. Họ phải đấu tranh, mưu sinh từng bữa để nuôi sống bản thân, gia đình.

Thời kì 1930 – 1945, các nhà Thơ mới thiên về việc thể hiện cái tôi cá nhân, phiêu lưu, tìm về với thiên nhiên hay say đắm với tình yêu để quên đi thực tại cuộc sống mà Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam đã viết: “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ Tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng thấy lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta say đắm cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận” [58; tr.44] thì các thi sĩ nhóm Áo bào gốc liễu lại chọn cách đối diện với hiện thực và phản ánh hiện thực ấy vào trong các tác phẩm một cách chân thật nhất. Trong phố Khâm Thiên thì ngõ Cống Trắng – tên gọi cống dẫn nước thải từ các xóm sau ga chảy qua là nơi gặp gỡ và hình thành nên

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong thơ của nhóm áo bào gốc liễu (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)