7. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Ngôn ngữ nghệ thuật
Nhóm Áo bào gốc liễu tuy số lượng tác phẩm không nhiều như những nhóm thơ, trường thơ khác trên thi đàn nhưng trong những vần thơ của mình bằng việc sử dụng hệ thống ngôn ngữ rất đa dạng, có chọn lọc đã thể hiện tài nghệ sử dụng tiếng Việt của nhóm thơ. Ngôn ngữ đời sống thường ngày và đặc biệt là cách dùng lớp từ ngữ Hán - Việt đã được các nhà thơ sử dụng nhuần nhuyễn, tạo nên những vần thơ vô cùng giá trị.
3.2.2.1. Lớp từ Hán – Việt
Nhóm Áo bào gốc liễu xuất hiện trên thi đàn văn học Việt Nam như một nghịch phách bởi những nét riêng biệt so với các nhóm thơ cùng thời đó là đặc trưng về “dư vị cổ kính” thể hiện trong các tác phẩm. Để tạo nên đặc trưng đó, các nhà thơ của nhóm đã vận dụng khá thành công lớp từ Hán - Việt.
Hệ thống ngôn ngữ Hán - Việt được Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân đưa vào trong thơ ca rất gần với cảm thức ngôn ngữ con người Việt Nam với
mục đích thể hiện tinh thần, ý chí mạnh mẽ, quyết đoán cùng khẩu khí cổ điển, trang trọng. Trong các bài thơ của họ sáng tác theo thể “hành” số lượng từ Hán Việt được họ sử dụng khá rộng rãi.
Các nhà thơ nhóm Áo bào gốc liễu sử dụng nhiều thể thơ cổ phong mang tính chất trang trọng, cổ kính do đó họ sử dụng rất nhiều từ Hán - Việt, bên cạnh Trần Huyền Trân, Thâm Tâm cũng sử dụng khá nhiều những từ ngữ mang gốc Hán trong những vần thơ của mình. Trong 19 bài thơ, bài nào cũng có bóng dáng từ Hán Việt (107 từ/ 470 câu thơ). Hệ thống từ ngữ Hán - Việt của Thâm Tâm cũng mang đặc điểm chung của nhóm là rất gần gũi, thân thuộc với con người chứ không phải cầu kì, khó hiểu như các sáng tác của nhà thơ khác: “Thao thao Hồng Hà vạn thuở chảy/ Nước mạnh như thác, một con thuyền” (Can trường hành – Thâm Tâm). Trong những bài thơ của Thâm Tâm dường như bài nào cũng sự xuất hiện của những từ Hán - Việt: “Và cả Trung Hoa vỡ tựa bình./ Đến giờ quốc hận máu còn tanh./ Mà nguồn huyết lệ sao nhân loại,/ Tưới mãi không ngừng vạn chiến tranh”
(Vạn lý trường thành – Thâm Tâm).
Bên cạnh đó, nhóm Áo bào gốc liễu còn sử dụng lớp từ đệm trong các lời thơ cổ. Thâm Tâm với bài thơ Can trường hành, cách đặt tiêu đề gần gũi với Trường
Can hành - Lý Bạch, và tứ thơ có nét phảng phất Thương tiến tửu – Lý Bạch
“Quân bất kiến/ Hoàng hà chi thủy thiên thượng lai/ Bôn lưu đáo hải bất phục hồi/ Hựu bất kiến/ Cao đường minh kính bi bạch phát/ Triêu như thanh ty mộ thành tuyết”.Trong bài Can trường hành Thâm Tâm viết: “Ngươi chẳng thấy/ Thao thao Hồng Hà vạn thuở chảy/ Nước mạnh như thác, một con thuyền/ Ta lênh đênh hoài sầu biết mấy!/ Ngươi chẳng thấy/ Lồng lộng Tây hồ xanh như thu/ Giai nhân, danh sĩ đua ngao du/ Cùng ta tri kỷ không ai ở.” (Can trường hành – Thâm Tâm). Hệ thống từ Hán - Việt được Thâm Tâm sử dụng trong những bài thơ giúp người đọc cảm nhận được những hiệu quả rõ rệt mà chúng đem lại: “Đau tình không xót bằng đau nghĩa/ Tay gầy cũng ném chén vô tri/ Mắt xanh cùng gửi ngoài mưa gió./ Lòng không cùng sống với cầm tri/ Rượu xuân càng đượm say mùi cũ/ Cố nhân càng biết càng phân kỳ”(Lưu biệt – Thâm Tâm). Những từ vô tri, cầm tri, cố nhân, phân kì... là những từ gốc Hán rất gần gũi với con người, những từ ngữ này góp phần thể hiện được cái tôi cá nhân đầy mạnh mẽ, khí phách của mình.
Từ ngữ Hán - Việt được các nhà thơ nhóm Áo bào gốc liễu sử dụng rất nhiều và hết sức nhuần nhuyễn trong những sáng tác của mình. Chính tần suất xuất hiện nhiều như vậy đã giúp cho các tác phẩm của nhóm Áo bào gốc liễu bộc lộ hết được giá trị nội dung và những đổi mới về nghệ thuật trong các bài thơ mà nhóm sáng tác. Dưới đây là bảng thống kê tần suất xuất hiện của hệ thống từ Hán – Việt trong một số bài thơ của họ.
Tác giả Tên bài thơ Từ ngữ Hán Việt
Nguyễn Bính
Hành phương Nam phương Nam, Tư Mã, khinh cừu, nhiếp
chính, Kinh Kha, ấp Tiết, phong yên, thế nhân, lưu lạc, xuân, hoa, trí thân, tâm giao, phương Bắc, ly tán, châu ngọc, sầu, tình, cốt nhất, hoa, chí, giam,
Tương tư Thôn Đoài, thôn Đông, tương tư, bệnh,
xanh, hoa, khuê, giang hồ, liên phòng, một, chung, đầu, đình, hồ, sang.
Thâm Tâm Can trường hành đạo nghĩa, thân, tráng khí, viễn mộng, ly ca, phiếm du, mãng phu, kẻ sĩ , thân, giang hồ, thiên hạ, nghĩa khí, giai nhân, danh sĩ, tri kỹ, an cư.
Vạn lý trường
thành
lệ , thân, thanh bình, sơn thôn , quân dịch, huyết hận , lê dân, trường hận, kỳ công, quốc vương , trinh trung, kiếp vạn , cô hồn, kiếp vạn xuân, ngoại khách, cố cạnh , kỳ công, càn khôn, ngai vương, đoạn trường, quốc hận, huyết lệ, nhân loại.
Trần Huyền Trân
Tiễn biệt Tiễn, chăn, chiếu, phong hồi, khuất, thuyền,
nguyên, mộng.
Qua bảng thống kê có thể thấy, Từ Hán - Việt được sử dụng trong thơ của các tác giả trong bài Hành phương Nam (7,7%), Tương tư (10%), với bài Can trường hành ( 5,1%), Vạn lý trường thành (8,0%), Tiễn biệt (10%), Nhớ nhau (2,9%). Có thể thấy số lượng những từ Hán Việt được tác giả sử dụng trong các sáng tác chiếm tỉ lệ tương đối cao. Qua một số tác phẩm tiêu biểu của ba nhà thơ nhóm Áo bào gốc liễu có thể thấy rằng các nhà thơ đều sử dụng từ Hán - Việt trong những bài thơ của mình rất trang trọng để tạo nên những sắc thái biểu cảm cho thơ, bộc lộ rõ hơn tâm tư, tình cảm của nhà thơ đặc biệt là Thâm Tâm, ông sử dụng hệ thống từ ngữ Hán - Việt nhiều nhất, đa số trong tất cả sáng tác của mình đều xuất hiện của từ Hán - Việt do đó mà khi đọc thơ Thâm Tâm người đọc lên cảm nhận được sự trang nghiêm, khí phách trang trọng toát lên từ những vần thơ ấy.
Như vậy, nhóm Áo bào gốc liễu sử dụng hệ thống ngôn ngữ Hán - Việt vào thơ một cách sâu sắc phù hợp với giọng điệu gân guốc, rắn rỏi trong những sáng tác của ba nhà thơ. Việc sử dụng thành công lớp từ Hán - Việt giúp nhóm thơ thể hiện, bộc lộ được tâm trạng của mình thông qua tác phẩm, thể hiện được vẻ đẹp oai phong, khí phách của các nhà thơ, đồng thời đem đến cho người đọc những vần thơ gần gũi nhưng hết sức trang trọng và cổ kính.
3.2.2.2. Lớp ngôn ngữ đời thường
Trong phong trào Thơ Mới, ngôn ngữ đời sống ít được các nhà thơ mới sử dụng. Ngôn ngữ được sử dụng trong Thơ Mới thường được gọt giũa kỹ lưỡng, từ ngữ được chọn lọc kĩ càng. Thể nhưng nhóm Áo bào gốc liễu lại khác, bên cạnh sử dụng hệ thống ngôn ngữ Hán - Việt đầy trang trọng, cổ kính thì trong những sáng tác của mình các nhà thơ nhóm Áo bào gốc liễu còn sử dụng ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày. Hiện thực đời sống vô cùng sinh động và phong phú, lớp từ ngữ Hán - Việt, những từ vốn được coi là ngôn ngữ văn chương không đủ để miêu tả chân thực đời sống, do đó các nhà thơ nhóm Áo bào gốc liễu sử dụng ngôn ngữ đời thường vào thơ ca của mình để thể hiện một cách sinh động nhất hiện thực cuộc sống. Đọc những vần thơ của Nguyễn Bính, Thâm Tâm và Trần Huyền Trân, người đọc sẽ thấy ngôn ngữ của họ sử dụng được lấy ra từ hiện thực đời sống, là ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày của con người.
đời thường vô cùng giản dị và gần gũi. Nhà thơ đã hòa mình vào cuộc sống của quê hương, đất nước, sống gần gũi với quê hương nên bên cạnh những câu thơ gân guốc mạnh mẽ ông còn có những câu thơ hết sức mộc mạc, đậm chất quê hương: “Còi ga rền rĩ/ Xe Liên kiểm hết hơi/ .... Đang vục bàn tay lao động/ .... Xóm Lạc Viên lầm lội/ Ngủ với chuột, ăn với ruồi/ Cha gục xuống rồi. Con bước nối/ Áo hở da. Cơm tưới mồ hôi” (Hải Phòng 19 – 11 – 1946). Những từ ngữ quen thuộc từ đời sống được ông sử dụng rất độc đáo. Bên cạnh đó, lời ăn tiếng nói hàng ngày được Trần Huyền Trân đưa vào trong những vần thơ hết sức giản dị, mộc mạc: “Giấy khan dáng bút thêm gầy/ Dầu hao lòng đĩa đêm đầy bụi tro/ Giam đây một bóng mươi trò/ Với trâu gặm cỏ với bò ngốn rơm/ Ngày suông ngó trẻ bắt chuồn/ Đêm dài nghe cuốc gọi hồn mà đau” (Chiều mưa xứ Bắc gửi người xứ Nam - 1942).
Vẫn còn nhiều người cho rằng khi làm thơ thì ngôn ngữ được sử dụng phải chau chuốt, hoa mỹ và ngôn ngữ sử dụng trong đời sống hàng ngày không thích hợp để đưa vào trong thơ. Ấy vậy, mà nhóm nhà thơ Áo bào gốc liễu đã vận dụng một cách thành công ngôn ngữ đời sống này vào những vần thơ của mình tạo nên sự gần gũi giữa con người và văn chương, giúp phản ánh chân thật nhất cuộc sống con người trong cuộc sống. Ngôn ngữ đời sống còn được Trần Huyền Trân đưa vào trong thơ ca của mình thông qua những lối nói đối đáp hàng ngày của con người tạo nên hình thức nghệ thuật vô cùng độc đáo: “Cụ hâm rượu nữa đi thôi/ Be này chừng sắp cạn rồi còn đâu/ Rồi lên ta uống với nhau/ Rót đau lòng ấy vào đau lòng này./ Tôi say?/ Thưa trẻ chưa đầy/ Cái đau nhân thế thì say nỗi gì/ Đường xa ư cụ?/ Quản chi/ Đi gần hạnh phúc là đi xa đường” (Với Tản Đà). Ngôn ngữ thơ có lúc sử dụng lời nói thường ngày mang đậm sắc thái biểu cảm: “Đêm nay cùng giũ bụi giày/ Vỗ đùi ha hả thơ mầy rượu tao”(Độc hành ca).
Với việc sử dụng hệ thống ngôn ngữ đời sống, Thâm Tâm cũng đem lại nhiều tác phẩm có giá trị, gần gũi với cuộc sống con người. Khi viết về hiện thực cuộc sống lầm than của nhân dân ông dùng những ngôn ngữ đời thường mộc mạc, giản dị vừa tái hiện cuộc sống vừa miêu tả tâm trạng của con người trước những biến động của lịch sử. Trong bài Tráng ca Thâm Tâm đã vận dụng thành công ngôn ngữ ngày:
“Sinh ta, cha ném bút rồi/ Rừng nho tàn rụng cho đời sang xuân..../ Quăng taychén khói tan thành trời mưa” (Tráng ca). Những từ ngữ trong lời ăn tiếng nói hàng
ngày của con người được ông đưa vào thơ ca rất chân thật, gần gũi: “Ném chén cười cho đã mắt ta/ Thà với mãng phu ngoài bến nước/ Uống dăm chén rượu quen tay thước/...Một sớm nghe bùng cơn gió lên,/ Xách gói sang Nam không hẹn lại/ Chỉ hiềm chẳng đụng đến cung tên!.../ Ngươi chẳng thấy/ Vì đời ta buồn như thế đấy/ Cho nên tri kỷ tếch phương trời/ Chén rượu ngồi suông vắng cả người!” (Can
trường hành). Khi diễn tả những suy nghĩ, khát vọng và ý chí quyết tâm của con
người bên cạnh những từ ngữ gân guốc thì Thâm Tâm còn sử dụng khá tinh tế hệ thống ngôn ngữ đời thường: “Tiệc này đêm cuối mai chia ly/ Anh cố lưu tôi có ích gì/ Đời người say tỉnh được bao dịp/ Xin cạn chén rượu để tôi đi.../ Gió lên! Gió lên! Cùng rũ rất/ Con chim còn đỗ lại làm chi/ Đất trời rộng quá tôi không chịu/ Cắm chặt sông đây một cánh bè” (Lưu biệt). Có thể thấy, những từ ngữ: Ném chén, ném bút, quen tay, chẳng thấy, ích gì, không chịu... rất đỗi bình thường trong cuộc sống con người được tác giả vào thơ để diễn tả nỗi buồn, nỗi mất mát con người Việt Nam trước hiện thực biến động của lịch sử, góp phần thể hiện rõ được tâm trạng của con người lúc bấy giờ. Sự lôi cuốn của từ ngữ trong thơ ông thể hiện ở việc sử dụng ngôn ngữ gần gũi giàu giàu ý nghĩa. Ngôn ngữ thơ Thâm Tâm cũng xuất phát từ những lời nói thường ngày của con người mang nhiều sắc thái tình cảm: “Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực” (Tống biệt hành – Thâm Tâm).
Việc đưa ngôn ngữ đời thường vào trong thơ ca của nhóm Áo bào gốc liễu đã tạo những điểm riêng biệt, tạo nên dấu ấn riêng của nhóm thơ. Nguyễn Bính một nhà thơ của nhóm Áo bào gốc liễu là một nhà thơ tiêu biểu và thành công trong việc đưa ngôn ngữ đời sống vào thơ. Ngôn ngữ thơ của Nguyễn Bính giản dị, trong sáng, đọc thơ ông người đọc cảm thấy rất gần gũi. Có lẽ ông sống ở nông thôn, những lời ăn tiếng nói, cách cảm, cách nghĩ của bà con, hàng xóm đã thấm sâu vào tâm hồn của ông: “Từ ngày cô đi lấy chồng/ Gớm sao có một quãng đồng mà xa/ Bờ rào cây bưởi không hoa/ Qua bên nhà thấy bên nhà vắng teo/ Lợn không nuôi, đặc ao bèo/ Giầu không dây chẳng buồn leo vào giàn/ Giếng thời mưa ngập nước tràn/ Ba gian đầy cả ba gian nắng chiều” (Qua nhà). Những từ ngữ đời thường, lời ăn tiếng nói hàng ngày của con người thôn quê được ông đưa vào thơ ca một cách nhuần nhuyễn: “Viết cho chị lá thư này/ Giữa đêm hăm bốn rạng ngày hăm nhăm/ Ở nhà tằm chị cứ chăm/ Dâu chị cứ hái để nhằm lứa sau” (Xây hồ bán nguyệt). Bên cạnh
đó, thơ ông còn giữ lại được nét riêng của vùng quê Bắc Bộ qua việc ông sử dụng một số từ ngữ của vùng ấy. Nguyễn Bính sử dụng có hiệu quả vốn từ ngữ ở làng quê Bắc Bộ để tạo chất thẩm mĩ riêng cho thơ như giời (trời), giăng (trăng), nhỡ nhàng (lỡ làng), tầm tầm (tầm tầm trời cứ đỗ mưa), năm tao bảy tuyết (năm tao bảy tuyết anh hò hẹn), cỏ áy bờ (cây rũ vườn xiêu cỏ áy bờ), eo óc ( thôn gà eo óc ngoài xa vắng): “Gió mưa là bệnh của giời/ Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”.
Hơn nữa, Nguyễn Bính còn sử dụng lối nói khẩu ngữ rất đậm đặc trong thơ của mình. Nhà thơ đã đưa rất nhiều những từ ngữ thuộc lời nói của miệng của dân quê vào lời thơ cùng với cách tổ chức câu thơ theo cấu trúc ngữ đoạn của khẩu ngữ làm cho những trang thơ của Nguyễn Bính mang đậm điệu nói dân gian, mộc mạc và gần gũi với con người: “Chết nhỉ! Đêm nay ngủ với chồng/ Trời ơi! Gió lạnh! Gớm mùa đông/ Lặng yên níu áo dì em lại,/ Ngủ nốt đêm nay có được không? ”
(Giọt nến hồng). Rồi những từ ngữ đời thường và cách diễn đạt mộc mạc mà người
thôn quê thường hay sử dụng: “mẹ bảo”, “phải lòng”, “thế nào”, “chửa”, “chán mớ đời”, “chả nhẽ”, “khốn thay”, ….được Nguyễn Bính đưa vào trong thơ một cách hết sức tự nhiên nhưng không kém phần đáng yêu, quyễn rũ.
Qua đây có thể thấy ngôn ngữ đời thường được các nhà thơ nhóm Áo bào gốc liễu sử dụng là những từ ngữ thường bắt gặp trong cuộc sống sinh hoạt, là lời ăn tiếng nói hàng ngày, có khi là khẩu ngữ. Tất cả điều này đã được các nhà thơ nhóm
Áo bào gốc liễu vận dụng khéo léo vào trong thơ ca. Có thể đưa ra số liệu thống kê về tần suất sử dụng ngôn ngữ hàng ngày của các nhà thơ nhóm Áo bào gốc liễu.
Tác giả Tần số xuất hiện ngôn ngữ đời sống
Nguyễn Bính
Từ “giời” ( 25 lần), “giăng” ( 16 lần), “giầu” (4 lần)... Các từ địa phương: u, thầy, chửa, mếch, chả...
Thâm Tâm Ném, quăng, có ích gì, chẳng thấy, làm chi, không chịu, ừ nhỉ... Trần
Huyền Trân
Ngó, chạy rông, lợn kêu, bò rống, trâu lồng, lần khân, hắt toẹt, nằm queo...
Từ việc sử dụng ngôn ngữ đời sống được cho là đơn giản, không tạo nên chất thơ thì khi đọc những bài thơ của nhóm người đọc như có cảm nhận khác hẳn,
không chỉ mang đậm chất thơ mà còn rất gần gũi, thân thuộc với con người. Đó là