Cái tôi trữ tình

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong thơ của nhóm áo bào gốc liễu (Trang 59)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Cái tôi trữ tình

Cái tôi trữ tình có vai trò khá quan trọng trong thơ ca giúp các nhà thơ bộc lộ được những suy nghĩ tình cảm của mình đem đến những nét riêng biệt trong thế giới nghệ thuật của mỗi nhà thơ. Với những sáng tác của nhóm Áo bào gốc liễu các nhà thơ đều bộc lộ cái tôi trữ tình một cách sâu sắc tạo nên một dấu ấn rất riêng biệt so với các nhóm thơ khác trong phong trào.

2.2.1. Cái tôi cảm thông với những thân phận bất hạnh

Đến với những sáng tác của nhóm Áo bào gốc liễu người đọc sẽ nhận thấy được trái tim nhân ái, yêu thương con người vô hạn được các tác giả bộc lộ trong những câu thơ xuất phát từ trái tim. Đằng sau những câu thơ nhóm Áo bào gốc liễu

viết về hiện thực cuộc sống với tất cả những gì trần trụi nhất, viết về những cảm xúc, tâm trạng lãng mạn là một niềm cảm thông sâu sắc đối với những số phận bất hạnh, những cảnh đời bơ vơ, éo le, khổ đau.

Trong những sáng tác của mình Thâm Tâm hay viết về cuộc sống nghèo khổ bị áp bức bóc lột của nhân dân. Bản thân ông cũng sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh áp bức, trong xã hội tù túng nên rất cảm thông cho số phận của họ. Tất cả nỗi niềm ấy được nhà thơ bộc lộ trong bài thơ Vạn lý trường thành: “Hỡi ôi! Huyết hận triệu lê dân/ Chất lại ngoài biên một triệu lần/ Xây trọn trường thành muôn dặm vững/ Thì muôn trường hận đắp càng căm”. Người đọc thấy được nỗi cơ cực của nhân dân Trung Quốc khi xây dựng Vạn lý trường thành, cũng giống như hình ảnh cuộc sống của nhân dân ta trong những năm đói khổ. Thâm Tâm cùng đau cái đau của nhân dân, cùng thông cảm, sẻ chia với những buồn vui, mất mát, để rồi khi xa lại cảm thấy nhớ nhung luyến tiếc: “Chiếu mưa đường số 5/ Đôi mắt sao đăm đăm chứa cả trời mây nặng/ Miền Việt Bắc xa xăm/ Ôi núi rừng thương nhớ”

(Chiều mưa đường số 5 – Thâm Tâm). Bên cạnh cảm thông với nỗi cực khổ, áp

bức của người dân trong xã hội thì Thâm Tâm còn cảm thông, thương xót cho những kiếp người sống trong tủi khổ, đau xót. Đó chính là những cô gái kiếp má hồng gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống. Họ từng là những cô gái đẹp, trong sáng với những ước mơ về hạnh phúc: “Vang bóng thanh bình phố đỏ trưng/ Mươi lăm thầy khoá viết khom lưng/ Dăm nàng gái nõn ngon như mứt/ Đi sánh hoa đào vẻ má nhung” (Bán hoa đào – Thâm Tâm), thế nhưng bộn bề cuộc sống đã đưa đẩy họ rơi

vào “kiếp lệ thầm”, phải sống những ngày tháng tuổi nhục, bán đi tuổi trẻ, của mình vì cuộc sống mưu sinh, trên đôi mắt của họ luôn ngấn lệ: “Có những lòng trinh bán một giờ/ Vợ người cơ nhỡ bán con thơ/ Cùng đường trai bán thân cao trọng/ Có vạn linh hồn đã bán mua” (Bán hoa đào). Trước cái chết của người con gái trẻ bạc mệnh, sự vô tâm lạnh nhạt của người đời được tác giả miêu tả một cách đau lòng:

“Mả lạnh không hoa, hết cả hương,/ Hành nhân lạnh nhạt thiếu lòng thương./ Dăm người tuổi tác qua thăm viếng/ Một buổi rồi quên mất độ đường” (Chết – Thâm Tâm). Có thể thấy, viết về kiếp má hồng hay viết về con người có bạc mệnh thì nhà thơ Thâm Tâm luôn có sự cảm thông, chia sẻ và đau xót với số phận của họ.

Không chỉ riêng Thâm Tâm mà thơ Trần Huyền Trân cũng bộc lộ được sự cảm thông, thương xót với những số phận bất hạnh. Bản thân nhà thơ sinh ra và lớn lên nơi “lều gianh Cống Trắng” nghèo nàn, khổ cực nên ông hiểu rất rõ cuộc sống cực nhọc. Cái nghèo, cái đói đã bám riết lấy những hoàn cảnh vốn đã đáng thương. Thiên tai tàn phá, giặc giã liên miên, cuộc sống của nhân dân chìm trong thảm cảnh tang tác, đau thương. Mỗi câu thơ là một tiếng khóc nghẹn ngào trước cảnh xóm làng trước mắt: “Thơ ơi! Hãy chắp nghìn tay/ Cho tôi ôm lấy đất này đau thương”

(Xóm nghèo – 1945). Trong bài thơ Tiếng đàn đôi ta (1938), Trần Huyền Trân đã

bày tỏ sự cảm thông sâu sắc, tình yêu thương, sự đồng cảm chân thành của mình với cuộc đời bất hạnh của cô gái tên Trần Nguyệt Hiền: “Đàn em mười sáu tơ đồng/ Có nàng Tô Thị trong lòng tiếng tơ/ Đàn mang tang tóc từ xưa/ Chợp xuân nửa giấc, sầu thu nửa đời/ Tưởng đâu một kiếp hoa rơi/ Lòng gieo tâm sự trên mười ngón tay.” (Tiếng đàn đôi ta). Trần Huyền Trân là con người có trái tim vô cùng nhạy cảm. Ông rất dễ xúc động trước những cảnh đời bất hạnh, sự lam lũ, nghèo khổ của những người xung quanh trong khi bản thân mình cũng không hơn gì họ. Với trái tim nhân hậu, giàu tình yêu thương của mình, ông đã thể hiện rõ nét ở những câu thơ ông phê phán những kẻ đầu cơ chính trị, kinh tế sống trên mồ hôi, nước mắt của nhân dân: “Chao ôi đâu xóm nô cười/ Trẻ no vú sữa già ngơi tiệc trà/ Tự tình trai gái như hoa/ Nằm trong vàng ngọc, bước ra áo quần/ Lầu cao đời rủ rèm xuân/ Ấm no ngồn ngộn mấy tầng vô tư/ Biết gì đến giấc chinh phu/ Đêm mơ ngọc đá lầm gio giật mình” (Độc hành ca - 1940). Bởi nhà thơ sinh ra và lớn lên trong cảnh nghèo nàn, khốn khó nên ông thấm thía được cảnh cùng cực của nhân dân ta. Do đó mà

trong thơ ông luôn bộc lộ được cái buồn, sự cảm thông sâu sắc với những thân phận bất hạnh, chứa chan tình yêu con người.

Các nhà thơ nhóm Áo bào gốc liễu luôn đem đến trong thơ ca một cái tôi cảm thông, cái tôi yêu thương con người rất mãnh liệt. Nguyễn Bính cũng bộc lộ sâu sắc về sự yêu thương, sự cảm thông với những mảnh đời bất hạnh, với cuộc sống nghèo khổ của nhân dân: “Ngày xưa dệt cửi chăn tằm/ Em còn bé lắm mười lăm tuổi đầu/ Bây giờ cắt cỏ chăn trâu/ Bây giờ em đã làm dâu nhà người/ Buồn thôi chả thiết nói cười/ Đắng cay sống những ngày dài như năm” (Làm dâu – Nguyễn Bính). Số phận của những con người nhỏ bé mang trong mình những nỗi đau riêng đã chạm đến trái tim của nhà thơ. Trong thơ Nguyễn Bính, trước cuộc sống tù túng con người, họ bị lệ thuộc, bị áp bức bóc lột của con người khiến nhà thơ vô cùng cảm thông và đau xót trước hiện thực đó: “Có lần tôi thấy hai cô bé./ Sát má vào nhau khóc sụt sùi,/ Hai bóng chung lưng thành một bóng,/ Đường về nhà chị chắc xa xôi?” (Những bóng người trên sân ga – Nguyễn Bính). Có thể nói, Nguyễn Bính mang trong mình sự cảm thông sâu sắc với những số phận bi kịch. Ông luôn viết về những số phận, những mảnh đời bất hạnh với một sự cảm thông hết sức lạ lùng. Những tác phẩm như: Oan nghiệt, Hoa và Rượu, Cô hái mơ, Lỡ bước sang

ngang,... được nhà thơ viết bởi một giọng thơ buồn hòa lẫn với cảm xúc yêu thương

khiến người đọc phải xúc động. Có lẽ, viết nên những vần thơ đầy trầm buồn ấy, Nguyễn Bính đã nhớ về những năm tháng chịu nhiều bất hạnh và đau khổ trong cuộc đời. Đọc thơ Nguyễn Bính người đọc sẽ nhận thấy được sự yêu thương, cảm thông kỳ lạ giữa nhà thơ với những số phận bất hạnh đặc biệt là người phụ nữ mệnh yểu, bị tình phụ, những con người buồn đau bất hạnh ở nhiều cung bậc. Đó là sự cảm thông với tâm trạng của người mẹ khi gả con đi lấy chồng. Bà khuyên con đủ điều, vui vẻ để con gái yên lòng đi làm dâu, nhưng rồi khi còn lại chỉ mình bà sẽ là người cô đơn nhất. Nguyễn Bính đã cảm thông sâu sắc với hoàn cảnh của người mẹ:“Đưa con ra đến cửa buồng thôi/ Mẹ phải xa con khổ mấy mươi/ Con ạ, đêm nay mình mẹ khóc/ Đêm đêm mình mẹ lại đưa thoi!” (Lòng mẹ - Nguyễn Bính). Bên cạnh đó, ông còn viết về cuộc đời của cô gái với cuộc tình duyên đứt gánh, lỡ làng, gặp nhiều bất hạnh trong tình yêu đã khiến nhà thơ đau đớn, xót xa: “Cô tôi nhạt cả môi hồng/ Cô tôi chết cả tấm lòng thơ ngây/ Đâu còn sống lại trong mơ/

Đâu còn sống lại bến bờ sông yêu./ Buồng the sầu sớm thương chiều/ Khóc thầm có biết bao nhiêu lệ rồi” (Dòng dư lệ).

Có thể thấy, khi viết về những số phận bất hạnh trong cuộc sống, những con người khốn khổ, về cuộc sống cơ cực của người dân ở thời đại họ sống, những cô gái gặp nhiều truân chuyên, về kiếp má hồng bạc mệnh hay là về cái chết của cô gái trong sự dửng dưng của xã hội thì các nhà thơ nhóm Áo bào gốc liễu đã bày tỏ hết tất cả sự yêu thương, cảm thông sâu sắc nhất, sự đồng cảm đối với những con người bất hạnh bằng cả trái tim chân thành của người nghệ sĩ. Không những vậy, thông những số phận bất hạnh ấy, họ đã lên tiếng phê phán sự lãng quên, vô tâm của người đời trong xã hội lúc bấy giờ.

2.2.2. Cái tôi lãng mạn, đa tình

Những vần thơ của nhóm Áo bào gốc liễu chịu nhiều ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn nên cái tôi trữ tình tác giả xây dựng trong các tác phẩm cũng vô cùng lãng mạng, với trái tim đa sầu, đa cảm. Cũng như nhiều thi sĩ lãng mạn trong phong trào Thơ mới, nhóm Áo bào gốc liễu có rất ít những bài thơ về tình yêu, những bài thơ tình của họ lại mang cảm giác nhẹ nhàng, nhớ thương, chứa chan tình cảm: “Phải đây mùa nhớ thương nhau/ Chim ngoài ngọn gió hoa đầu cành mưa/ Biết yêu thì khổ có thừa/ Hình dung một thoáng tương tư chín chiều” (Tương tư – Trần Huyền Trân).Đó là con người với biết bao suy tư lãng mạn trong tình yêu, biến những điều vô lí thành có lí khi người ta đang yêu: “Gió ngớt khua lau dưới gậm cầu/ Đường về xóm lạnh bước thôi mau/ Ngõ hoang đã nở dăm màu bướm/ Đây lúc đôi mùa đưa tiễn nhau/ Ấy lúc hồn hoa trở gót về/ Thả đàn chim mộng xuống đêm khuya/ Tôi nghe xa lắm làn mây trắng/ Rời bóng kinh thành lững thững đi” (Đôi mùa –

Trần Huyền Trân). Đọc những câu thơ đậm chất trữ tình lãng mạn của ông khiến người đọc như có cái gì đó vừa man mắc, vừa xa vắng, gợi lên một không gian mênh mông, trong trẻo đầy sức sống. Với một trái tim lãng mạn, đa tình Trần Huyền Trân đã giải bày tâm sự của mình qua những vẫn thơ đầy cảm xúc. Có thể thấy, Trần Huyền Trân sáng tác không nhiều thơ, thơ tình thì lại càng ít, tuy vậy những trang thơ tình của ông lúc nào cũng được người đọc đón nhận bởi những vần thơ dịu dàng, thiết tha và đằm thắm được viết ra từ con người tài hoa. Thơ ông có lúc lại bộc lộ cái tôi đầy lãng tử, đa tình: “Ta trở về đây không gối chăn/ Một mình

ly rượu... rét căm căm/ Không là lính thú sầu biên ải/ Cũng thấy lòng chia dưới cát lầm!/ Tro bụi giờ trơ lại chiếu hồng/ Nhà như cổ mộ mặc thây lòng/ Gia đình đắp đổi tình thiên hạ/ Cho hết không còn nước mắt trong!” (Hết cố nhân – 1940).

Viết về những nỗi nhớ trong tình yêu, nếu như nhà thơ Xuân Diệu bộc lộ hình tượng con người với nỗi thớ thương, thổn thức : “Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm/ Anh nhớ em, em hỡi!/ Anh nhớ em…/ Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh/ Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!...” (Tương tư chiều) thì con người trong thơ Nguyễn Bính nhẹ và đằm hơn, nhưng lại đẩy cảm xúc đi xa hơn về miền lứa đôi thắm thiết. Tình yêu của người con gái trong thơ của Nguyễn Bính cũng thật nồng nàn mãnh liệt: “Tim ai khắc một chữ “nàng”/ Mà tim chị một chữ “chàng khắc theo” (Lỡ bước sang ngang). Đó là cái tôi lãng mạn với khát vọng được yêu, được hạnh phúc trong tình yêu nhưng đó cũng chỉ là mơ mộng và không còn dám mơ ước về một hạnh phúc gia đình: “Úp mặt vào hai bàn tay/ Chị tôi khóc suốt một ngày một đêm/ Cũng đành máu chảy về tim/ Nhưng không buộc nổi cánh chim giang hồ/ Người đi xây dựng cơ đồ/ Chị về trồng cỏ nấm mồ thanh xuân” (Lỡ bước sang

ngang). Trong thơ, Nguyễn Bính còn là con người khá thụ động trong tình yêu,

không dám thể hiện rõ trạng thái cảm xúc tình cảm của mình: “Giá đừng có dậu mồng tơi/ Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng” (Người hàng xóm).

Tình yêu luôn có muôn màu, muôn vẻ của nó. Lúc ngọt ngào, lúc lại đắng cay, Nguyễn Bính cũng vậy, nó như một vườn hoa đầy hương sắc. Ngòi bút của thi nhân miêu tả tài tình những mối tình thơ mộng của những chàng trai, những cô gái quê: “Gió mưa là bệnh của trời/ Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng./ Hai thôn chung lại một làng,/ Cớ sao bên ây chẳng sang bên này?” (Tương tư– Nguyễn Bính). Có thể nói cả cuộc đời của mình, Nguyễn Bính sống để yêu, để mơ về một hạnh phúc ấm áp, viên mãn, mặc dầu cuộc đời ông cũng trải qua nhiều trái ngang, bất hạnh: “Yêu yêu yêu mãi thế này/ Tôi như một kẻ sa lầy trong yêu” (Lòng yêu đương).

Với Trần Huyền Trân, cái tôi lãng mạn yêu đương được ông thể hiện qua những câu thơ nhẹ nhàng, sâu lắng: “Mưa bay trắng lá rau tần/ Thuyền ai bốc khói xa dần bến mưa/ Có người về khép song thưa/ Để rêu ngõ trúc tương tư lá vàng”

(Thu – 1939). Những con người trong thơ cũng thật dịu dàng, sâu lắng. Đến với

Bên cạnh đó, người đọc còn cảm nhận được một cái tôi lãng mạn, đa tình. Những vần thơ của ông mang một nỗi buồn lãng mạn về tình yêu: “Tôi đợi trăng tươi pha ngọt mắt/ Và chờ bóng lá đắp lòng đơn/ Hôm qua không có, hôm nay mất/ Ai rủ lòng thương tám hướng sương” (Không đề - Thâm Tâm). Tình yêu làm cho con người vướng phải những mối tơ lòng, những nỗi tương tư khó tả. Thâm Tâm cũng không thoát khỏi tâm trạng này, ông viết:“Đôi lứa phương tâm một mảnh tình/ Như trăng, vàng mở vẹn gương trinh/ Chén sen ráo miệng, thề pha lụy/ Quạt trúc trao tay, ước lỗi hình./ Gió trái luống gào duyên cựu mộng,/ Dây oan chưa dứt chí kim sinh!/ Say ngùi ta đốt tương tư thảo/ Bóng khói qua mây, lại nhớ mình” (Lá quạt

hoa quỳ). Trong tình yêu, sợi tình giống như dây oan tuy mỏng manh là vậy nhưng

rất khó đứt, con người càng cố cắt đứt, cố mạnh mẽ quên đi bao nhiêu thì nó lại càng bền chặt và in đậm sâu hơn. Trong tình yêu, sợi tình giống như dây oan tuy mỏng manh là vậy nhưng rất khó đứt, con người càng cố cắt đứt thì nó lại càng bền chặt và in đậm sâu hơn trong trái tim mỗi người và Thâm Tâm cũng vậy, thông qua những cảm xúc trong tình yêu Thâm Tâm đã bộc lộ được cái tôi lãng mạng, đa tình hết sức nhẹ nhàng và sâu sắc.

Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy rằng, cái tôi lãng mạn, đa tình không phải là cái tôi chủ đạo, không chiếm số lượng lớn thơ của các nhà thơ nhóm Áo bào gốc liễu nhưng cũng là một cái tôi quan trọng tạo nên những điểm nổi bật cho những sáng tác của họ. Thơ nhóm Áo bào gốc liễu với đủ các đặc điểm và cái tôi lãng mạn, đa tình thể hiện trong thơ họ là minh chứng rõ ràng nhất. Cái tôi này đã tạo nên cho thế giới nghệ thuật thơ nhóm Áo bào gốc liễu thêm đa dạng, phong phú và cũng đã tạo nên được những dấu ấn nhất định trong lòng độc giả từ đó giúp thơ của họ đến

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong thơ của nhóm áo bào gốc liễu (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)