8. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Kế hoạch hoá công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non dân
dân tộc thiểu số
a) Mục tiêu của biện pháp
Kế hoạch hoá công tác giáo dục kỹ năng sống sẽ giúp cho các nhà trường có cái nhìn tổng quát về nội dung chương trình, tránh bỏ sót nội dung cũng như lựa chọn các hoạt động giáo dục kỹ năng sống đảm bảo mục tiêu,
yêu cầu của chương trình, đưa chất lượng giáo dục của nhà trường đi đúng hướng và ngày càng phát triển.
Lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non là thiết kế các bước đi cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để đạt được mục tiêu hình thành và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ qua việc sử dụng các nguồn lực đã có và khai thác các nguồn lực mới trong và ngoài trường mầm non. Kế hoạch này nằm trong kế hoạch phát triển giáo dục toàn diện của trẻ trong nhà trường.
b) Nội dung biện pháp
CBQL cần xác định những vấn đề, nội dung, hoạt động cần phải lập kế hoạch; tiến hành lập kế hoạch theo hình thức năm, tháng, tuần, ngày, từ đó có định hướng lập kế hoạch hiệu quả. Đánh giá lại hiện tại GDKNS của đơn vị mình đạt được ở mức độ nào, hướng phấn đấu cần đạt ra sao, từ đó có những biện pháp cụ thể. Tổ chức xây dựng kế hoạch, trong đó đề ra những chỉ tiêu cao hơn so với năm học trước, tháng sau nội dung phát triển hơn tháng trước, phương pháp, hình thức đổi mới, linh hoạt phù hợp với đặc điểm tình hình về năng lực, trình độ của đội ngũ GV, phù hợp với đặc điểm tâm lý, năng lực của trẻ, yêu cầu đổi mới của thực tiễn hoạt động giáo dục. Đề ra những nhiệm vụ cần phải thực hiện để đạt được mục tiêu những giải pháp cụ thể có tính khả thi cao nhằm thực hiện những nhiệm vụ đề ra đạt chỉ tiêu và kế hoạch đề ra.
c) Cách thực hiện biện pháp
Trong công tác lập kế hoạch kỹ năng sống, Hiệu trưởng trường mầm non tiến hành các công việc sau:
- Xác định mục tiêu, nội dung của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non.
- Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ theo tuần, tháng, năm phù hợp với chủ đề để định hướng cho các bản kế hoạch giáo dục cụ thể
của giáo viên trong từng nhóm trẻ, độ tuổi của trẻ.
- Xác định các biện pháp, các hành động cụ thể để thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mỗi độ tuổi.
- Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí các nguồn lực, chi phí cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng cho giáo viên về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
- Xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường mầm non đối với hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Trên cơ sở bản kế hoạch giáo dục kỹ năng sống trong trường mầm non, hiệu trưởng cùng với ban giám hiệu chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên mầm non từng hoạt động cụ thể dựa trên bản kế hoạch chung. Dự kiến về thời gian thực hiện, nội dung chương trình giáo dục, các chủ đề cần thực hiện trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số. Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch từng hoạt động, dựa trên những yêu cầu, quy định chung đảm bảo sự thống nhất về nội dung hình thức hoạt động với tính chất chỉ dẫn, không phải là khuôn mẫu. Tổ chức những buổi thảo luận về từng kế hoạch hoạt động kỹ năng sống, thống nhất nội dung và hình thức cải tiến nội dung, phương pháp, trao đổi kinh nghiệm lập kế hoạch hoạt động với những nội dung khó triển khai. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc chuẩn bị hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non của giáo viên bằng cách kiểm tra kế hoạch hoạt động, kiểm tra hồ sơ và kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục.
d) Điều kiện thực hiện
CBQL xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm trong năm học cụ thể dựa vào chương trình của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT từ đó triển khai tới giáo
viên mầm non xây dựng phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý từng lứa tuổi của trẻ mầm non và của từng lớp cho phù hợp.
Khảo sát các những kỹ năng cần có của giáo viên như: Kỹ năng lập kế hoạch dạy học, điều chỉnh nội dung chương trình, xây dựng kế hoạch dạy học và lựa chọn các nội dung dạy học tăng cường phù hợp với từng đối tượng trẻ mầm non…
Khuyến khích sự hỗ trợ từ phía các lực lượng ngoài nhà trường thông qua các chương trình kết nghĩa, các buổi họp với ban phụ huynh trường để tạo điều kiện cho giáo viên tham gia lấy ý kiến cũng như dự trù hỗ trợ kinh phí từ cha mẹ trẻ cho các hoạt động triển khai trong năm.