Người có công cách mạng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của người có công đối với công tác chăm sóc phục vụ tại trung tâm chăm sóc và điều dưỡng người có công tỉnh bình định (Trang 27 - 31)

2.1.2.1. Quan niệm về người có công cách mạng

Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2014) cho rằng: Người có công là những người không phân biệt tôn giáo, tắn ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác, đã tự nguyện hiến dâng cuộc đời mình cho sự nghiệp dựng nước, giữ nước và kiến

thiết đất nước. Họ có những đóng góp, những cống hiến xuất sắc và vì lợi ắch của dân tộc [22].

Tác giả Đỗ Huyền Trang (2017) định nghĩa như sau: Người có công với cách mạng là những người không phân biệt tôn giáo, tắn ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác có những đóng góp, những cống hiến xuất sắc trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong các cuộc giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận [34].

Trong Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 Quy định: Người có công với cách mạng bao gồm:

1) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945;

2) Người hoạt dộng cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945;

3) Liệt sỹ;

4) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

5) Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động; 6) Thương binh, người hưởng chắnh sách như Thương binh; 7) Bệnh binh;

8) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

9) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tù đày; 10) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;

11) Người có công giúp đỡ cách mạng [15].

Như vậy, người có công là những người không phân biệt tôn giáo, tắn ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác có những đóng góp, những cống hiến xuất sắc trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận. Người có công bao gồm người tham gia hoặc giúp

đỡ cách mạng mà hy sinh xương máu một phần hoặc một phần thân thể của mình hoặc cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng và được các cơ quan tổ chức có thẩm quyền công nhận.

2.1.2.2. Đặc điểm tâm sinh lý, nhu cầu của người có công với cách mạng

Đặc điểm tâm lý: Với những cống hiến, hy sinh của NCC để đánh đổi

hòa bình, độc lập cho dân tộc như ngày hôm nay mỗi NCC với cách mạng đều có tâm lý chung là luôn tự hào với những cống hiến, đóng góp và cả sự hy sinh của mình cho quê hương, đất nước. Họ luôn cố gắng giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc để làm gương cho con cháu, cho thế hệ tương lai. Ngoài những đặc điểm tâm lý chung ấy, họ còn có những đặc điểm tâm lý riêng, khác biệt ở từng thời kỳ kháng chiến, cụ thể là:

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp: NCC ở độ tuổi trên 70. Với họ nhu cầu vật chất là cần thiết nhưng nhu cầu tinh thần được coi trọng cao hơn. Ở nhóm này, NCC luôn mong muốn được sống quây quần bên con cháu để bù đắp những thiếu thốn về tình cảm trong suốt những năm tháng chiến đấu xa gia đình. Bên cạnh đó, họ thắch đọc sách báo, xem tivi Ờ đặc biệt là theo dõi các chương trình thời sự [35].

Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ: NCC ở thời kỳ này chiếm số lượng lớn và có độ tuổi từ 60 đến hơn 69 tuổi. Thời kỳ này, NCC vẫn giữ được truyền thống cách mạng, là tấm gương sáng ở địa phương. Họ có trình độ văn hóa vì vậy ắt nhiều họ hiểu được về các chắnh sách liên quan đến NCC nên một số ắt có tư tưởng công thần, lợi dụng danh nghĩa thương bệnh binh để làm trái pháp luật [17].

Từ năm 1975 trở lại đây: Phần lớn NCC cảm giác thua thiệt bạn bè, nhất là đối với những người có hoàn cảnh khó khăn hơn do đó họ thường có tâm lý bi quan [5].

sỹ họ luôn có tâm niệm muốn đưa hài cốt người thân về quê nhà để tiện chăm nom, hương khói [21].

Đối với gia đình người có công với cách mạng: Bản thân họ luôn tự hào về những cống hiến, đóng góp sức người, sức của cho cách mạng, họ luôn có mong muốn được chắnh quyền, xã hội quan tâm giúp đỡ nhiều hơn đến mọi mặt đời sống của họ [9].

Nhu cầu: Người có công với cách mạng cũng như bao con người bình

thường khác, họ sống trong xã hội và đều có những nhu cầu cơ bản nhất bao gồm về cả vật chất, tinh thần để có thể tồn tại và phát triển. Là người có công với cách mạng, đã có những đóng góp, những cống hiến cho sự nghiệp của đất nước, họ đều có nhu cầu được mọi người tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, động viên, giúp đỡ để vơi đi nỗi đau mất mát. Người có công hầu hết tuổi đã cao, sức khỏe giảm sút do chiến tranh bệnh tật, tuổi già do đó nhu cầu được thăm khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe thường xuyên là điều tất yếu.

Đối với thương binh, những mất mát một phần trong cơ thể, nhiều người đã không còn được lành lặn như trước đây, họ có nhu cầu được cung cấp trang thiết bị chân, tay, mắt giả để trợ giúp trong sinh hoạt. Đa số NCC đặc biệt là TB, BB, người HĐKC bị nhiễm CĐHH đều mong muốn được thăm khám sức khỏe định kì, được giám định lại tình trạng thương tật, bệnh tật đánh giá đúng mức độ cống hiến hy sinh [31].

Đối với những người có công với cách mạng còn khả năng lao động, họ có nhu cầu được học nghề, được hỗ trợ tìm kiếm việc làm phù hợp với trình độ và khả năng lao động để có thêm thu nhập, họ mong muốn được hỗ trợ kinh phắ nguồn vốn để đầu tư sản suất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời họ cũng mong muốn con em của mình có được công ăn việc làm ổn định. Và hơn cả, đó là nhu cầu được tiếp tục cống hiến, xây dựng đất nước với những công việc, việc làm thiết thực.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của người có công đối với công tác chăm sóc phục vụ tại trung tâm chăm sóc và điều dưỡng người có công tỉnh bình định (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)