Những dấu hiệu hình thức đánh dấu tham thoại xin

Một phần của tài liệu Đặc điểm của hành vi xin trong tiếng việt (Trang 51 - 52)

7. Bố cục của đề tài

2.2.1. Những dấu hiệu hình thức đánh dấu tham thoại xin

Nhƣ đã nói, trong tiếng Việt không phải chỉ có các câu có dấu hiệu hình thức của tham thoại xin thì mới có thể thực hiện mục đích xin. Rất nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các kết cấu nghi vấn, cảm thán, trần thuật đều có khả năng thực hiện đƣợc chức năng xin trong những ngữ cảnh nhất định. Và hành vi xin cũng không nằm ngoài bối cảnh chung nhƣ vậy.

Trong khuôn khổ luận văn của mình, chúng tôi chỉ xin khảo sát những tham thoại xin đích thực, những câu mà hiệu lực ở lời (lực ngôn trung) thống nhất với dấu hiệu hình thức.

Theo tôi, dấu hiệu hình thức để xác định tham thoại xin nhƣ sau:

- Các vị từ tình thái và các động từ tình thái nhƣ: hãy, đừng, chớ, nên, cần, phải. (12) “Xin hãy ở nhà ăn cơm đã. Cháu đi nấu bây giờ đây.”

(13) “Cháu xin chú đừng đánh bạn như thế”. (14) “Em xin anh chớ làm gì dại dột”.

Vị trí của những dấu hiệu này trong phát ngôn là ngay sau Sp2. Đối với những phát ngôn vắng mặt cả Sp1 và Sp2 thì nó đứng ngay sau động từ ngữ vi xin.

Nhóm từ “hãy, đừng, chớ, nên, cần, phải” đƣợc coi là những dấu hiệu đặc trƣng ở hành động cầu khiến. Hành vi xin cũng là một hành động cầu khiến nên hành vi xin vẫn sử dụng nhóm từ trên khi thực hiện hành động của mình. Khi đó, nhóm từ này sẽ thể hiện ngữ điệu xin, van xin của hành vi xin. Vì vậy, “hãy, đừng, chớ, nên, cần, phải” cũng chính là những phƣơng tiện ngữ pháp của hành vi xin trong tiếng Việt.

Nhóm từ “hãy, đừng, chớ, nên, cần, phải” cũng sẽ kết hợp với một số từ khác để tăng ngữ điệu cũng nhƣ ngữ cảm của hành vi xin. Chúng có thể kết hợp với một số từ nhƣ “đã, thôi, nào, đi, nữa, với, nhé…”, đặc biệt là từ “nhé”. Lúc này, giọng điệu kéo dài, mong đƣợc đáp ứng của một hành vi xin rất rõ ràng và thiết tha. Ví dụ:

(15)“Xin cậu cho tôi bát cơm với!”

(16)“Cậu ở lại đây chơi với mình một lát nhé!”.

Phát ngôn này có thể là một phát ngôn có ý nghĩa cầu khiến nhƣng ý nghĩa cầu khiến không phải đƣợc suy ra một cách trực tiếp từ tiểu từ “nhé” mà đƣợc suy ra một cách gián tiếp từ ý nghĩa chung, khái quát mà tiểu tử này mang lại cho phát ngôn. Đó là ý nghĩa ƣu tiên của việc thực hiện hành động này so với hành động khác. Với “nhé”, ngƣời nói muốn ngƣời nghe thực hiện một hành động trƣớc một hành động nào đó.

- Các động từ có ý nghĩa khác nhƣ: hộ, giúp (giùm), cho.

Động từ “giúp, hộ” chủ yếu là dùng theo dạng trần thuật. Song chúng cũng có thể tồn tại ở dạng biểu lộ ý nghĩa cầu khiến khi nhờ vả ai đó thực hiện một việc bất kì. Nhƣng vẫn không đƣợc sử dụng nhiều. Còn với từ “cho”, trong số những nét nghĩa của mình, nó có một nghĩa mang sắc thái cầu khiến rõ ràng hơn “biểu thị một đề nghị, một yêu cầu với mong muốn người đối thoại chấp nhận, thông cảm”. Có thể xem đây nhƣ một hành động xin ngầm ẩn. Ví dụ:

(17) “Anh giải giúp em bài tập này.”

(18) “Bác lấy giúp/ hộ/ cho tôi một ít nha.”

Một phần của tài liệu Đặc điểm của hành vi xin trong tiếng việt (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)