Hành vi xin gián tiếp và hồi đáp gián tiếp

Một phần của tài liệu Đặc điểm của hành vi xin trong tiếng việt (Trang 87 - 92)

7. Bố cục của đề tài

3.2.1. Hành vi xin gián tiếp và hồi đáp gián tiếp

3.2.1.1. Khái niệm

Hành vi xin gián tiếp là “hiện tượng người giao tiếp sử dụng trên bề mặt cấu trúc hành vi ở lời xin nhưng lại nhằm hiệu quả của một hành vi ở lời khác”

trong khi hành vi xin trực tiếp đƣợc thực hiện đúng với đích ở lời và điều kiện sử dụng, hay nói cách khác “là hành vi không có sự tương ứng giữa cấu trúc phát ngôn xin trên bề mặt với hiệu lực của nó gây ra”. Tóm lại, hành vi xin gián tiếp là hành vi trong đó ngƣời nói thực hiện một hành vi ở xin này nhƣng lại nhằm cho ngƣời nghe suy ra hiệu lực của một hành vi ngôn ngữ khác.

Hồi đáp gián tiếp là hiện tƣợng mà khi ngƣời nói sử dụng một hành vi xin gián tiếp thì ngƣời nghe phải dựa vào những hiểu biết về ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ chung cho cả hai ngƣời để suy ra hiệu lực ở lời của hành vi xin ấy.

(36) Sp1: Ông cho phép cháu vào trong sân nhặt quả bóng ạ.

Sp2: Trời đang nắng giữa trưa sao các cháu lại đá bóng vậy. Nhanh rồi về nhà để bố mẹ trông. [DCT]

hiện một hành vi ngôn ngữ xin phép trực tiếp đối với Sp2, tuy nhiên sự hồi đáp của Sp2 trong tình huống này lại đƣợc thể hiện bằng một hành vi ngôn ngữ gián tiếp, trong đó Sp2 không thể hiện sự đồng ý hay không mà chỉ đƣa ra lời khuyên, hiệu lực ở lời là “Nhanh rồi về kẻo ốm ra bây giờ”. Trong tình huống và cách hồi đáp nhƣ vậy, Spl đƣơng nhiên sẽ hiểu ra đích ngôn trung mà Sp2 muốn diễn đạt trong tình huống này là Sp2 đồng ý cho Sp1 thực hiện hành vi của mình mà không cần bất kì một động từ ngữ vi nào.

3.2.1.2. Hồi đáp tích cực gián tiếp và hồi đáp tiêu cực gián tiếp

Hồi đáp tích cực gián tiếp: là sự chấp nhận hành vi “xin” của SP1, nhƣng SP2 không trả lời trực tiếp vào việc “cho” hay “đồng ý” mà có thể dùng lời diễn đạt khác nhƣng SP1 vẫn nhận biết đƣợc việc đồng ý của SP2. Ví dụ:

(37) Sp1: Bác cho cháu xin một đoạn tre. Sp2: Tre nhà mình đầy bờ, thiếu gì. [DCT]

(38) Sp1: Cái giỏ xe đạp bị hỏng, bố cho con xin thêm tiền để sửa lại bố nhé! Sp2: Tưởng chuyện, cái đó để bố. [DCT]

Qua lời của Sp2, Sp1 đã đạt đƣợc kết quả tốt đẹp là hồi đáp tích cực của Sp2. Tuy nhiên cũng có những trƣờng hợp này Sp2 cố gắng đƣa ra phản hồi tích cực đối với hành vi “xin” của Sp1, nhƣng việc thực hiện sự đồng ý của Sp2 chƣa xảy ra lập tức mà chỉ thông qua hành vi “hứa” hay “lời mời” là sẽ thực hiện, sẽ giúp đỡ theo lời xin của SP1.

(39) Sp1: Vợ chồng em xin hai bác giúp cháu được công tác ở cơ quan bác thì tốt quả.

Sp2: Tôi hứa là sẽ cố gắng hết sức, nhưng còn tùy thuộc vào cháu nữa.

[DCT]

(40) Sp1: Cậu có thể cho tôi được đánh cờ với cậu được không? Sp2: Mời bác [DCT]

Ngoài tham thoại hồi đáp cho hành vi xin bằng lời nói nhƣ trên đã trình bày, trong thực tế giao tiếp hằng ngày, chúng ta vẫn còn thấy có dạng hồi đáp tích cực gián tiếp bằng hành động. Dạng hồi đáp bằng hành động tức là dùng

hành động nào đó phù hợp để trả lời thay cho câu trả lời của Sp2. Nghĩa là Sp2 sẽ thực hiện một hành động để biểu thị sự đồng ý của mình. Hành động đó thƣờng là những hành động đúng nhƣ ý muốn của ngƣời xin. Việc sử dụng hành động để thay cho câu trả lời đồng ý cũng hữu dụng hơn rất nhiều.

Trong “Sự kiện lời nói xin trong giao tiếp” của tác giả Nguyễn Thị Vân Anh đã biểu diễn hành vi hồi đáp tích cực bằng hành động theo sơ đồ:

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ biểu diễn hành vi hồi đáp tích cực bằng hành động

Chẳng hạn:

(41) Sp1: Chị cho em xin cái áo này nhé! Sp2: (Hành động) Gật đầu [DCT]

Cặp thoại có một tham thoại là hành vi cử chỉ. Đó là những cặp thoại đơn giản nhƣng có cấu tạo không bình thƣờng. Nó đã tạo ra cấu trúc hẫng của cặp thoại nhƣng lại xảy ra khá phổ biến.

Từ những phân tích nhƣ trên, có thể tóm tắt mô hình hồi đáp tích cực gián tiếp ở dạng sau:

- Đƣa ra lí do đồng ý, cho phép - Gật đầu, mỉm cƣời, thái độ đồng ý

Hồi đáp tiêu cực gián tiếp: Hồi đáp tiêu cực gián tiếp là dạng hồi đáp mà Sp2 không trực tiếp từ chối vào hành động xin của Sp1 mà dùng những cách diễn đạt khác. Dù rằng Sp2 vẫn không thể thay đổi đƣợc việc Sp1 vẫn bị tổn hại vì bị từ chối nhƣng Sp2 đã lựa chọn cách từ chối khéo léo, nhẹ nhàng hơn. Điều này cho thấy Sp2 đã có sự tôn trọng và chú ý tới tâm trạng của Sp1.

Hồi đáp tiêu cực gián tiếp đƣợc thể hiện bằng các hành vi sau: Một, hồi đáp tiêu cực gián tiếp bằng hành vi hỏi. Ví dụ:

Cặp thoại

Tham thoại dẫn nhập

(42) Sp1: Cho con đi bộ đội nghen má Sp2: Ở nhà hết giặc rồi hả? [DCT]

Sp1 xin Sp2 “cho đi bộ đội” và lời hồi đáp của Sp2 đƣa ra dƣới hình thức câu hỏi “ở nhà hết giặc rồi à” nhằm làm cho Sp1 hiểu ngầm rằng không chỉ đi bộ đội mới giết đƣợc giặc mà ngay cả ở nhà cũng có thể tham gia chiến đấu. Nhƣ vậy, Sp2 đã từ chối gián tiếp hành vi xin của Sp1 bằng hành vi hỏi.

(43) Sp1: Thưa anh, em đã biết mình sai rồi, anh tha cho em lần sau em không vi phạm nữa.

Sp2: Anh có biết luật không? [DCT]

Sự phản hồi tiêu cực gián tiếp của Sp2 cũng đƣợc hồi đáp bằng hành vi hỏi

“Anh có biết luật không?” để từ chối gián tiếp hành vi xin đƣợc tha thứ của Sp1. Hai, hồi đáp tiêu cực gián tiếp bằng hành vi khuyên.Ví dụ:

(44) Sp1: Chị này, chị mua cho em chiếc bút hình thú kia nhé.

Sp2: Em không nên mua những loại bút đó, nó viết không đẹp đâu.

[DCT]

Với lời hồi đáp “Em không nên mua những loại bút đó, nó viết không đẹp đâu” Sp2 từ chối nội dung xin của Sp1, không cho Sp1 “mua chiếc bút hình thú”. Những lời khuyên đó có lợi cho chính SP). Hầu hết những trƣờng hợp này Sp1 và Sp2 có quan hệ thân mật, gần gũi.

Ba, hồi đáp tiêu cực gián tiếp bằng hành vi trách mắng. Ví dụ:

(45) Sp1: Mẹ cho con đi bắn bi một lúc nha.

Sp2: Học thì không lo học lúc nào cũng chỉ biết chơi thôi, có bao giờ con đi một lúc đâu. [DCT]

Vì trƣớc đây Sp1 đã không giữ lời hứa “đi một lúc” nên khi Sp1 đƣa ra lời thỉnh cầu đã bị Sp2 từ chối bằng hành vi trách mắng. Và Sp2 đã không còn tin tƣởng ở nội dung xin của Sp1 và tỏ thái độ không chấp nhận hành vi xin đó.

Bên cạnh đó, hồi đáp tiêu cực gián tiếp còn đƣợc biểu hiện ở các hình thức: hồi đáp tiêu cực gián tiếp bằng hành vi đe dọa, hồi đáp tiêu cực gián tiếp nêu điều kiện không thuận lợi cho tham thoại xin của Sp1.

Nhƣng cũng có thể hồi đáp bằng hành vi yêu cầu. Những hành vi xin này không những không đƣợc Sp2 đáp ứng, ngƣợc lại còn tỏ thái độ có phần chống đối, đe dọa quyết liệt. Chẳng hạn nhƣ:

(46) Sp1: Thôi, mợ nói vừa chứ.

Sp1: Tôi xin mợ! Tôi van mợ! Tôi lạy mợ!

Sp2: Cậu buông tôi ra. Tôi không để con mẹ ấy yên đêm nay được!

[DCT]

Ở những trƣờng hợp này, chúng ta thấy Sp2 hồi đáp một cách “thô bạo”

đối với Sp1. Trong thực tế giao tiếp, nếu Sp2 hồi đáp tiêu cực nhƣ trên sẽ bị coi là sự mất lịch sự, thiếu văn hóa.

Bốn, hồi đáp tiêu cực bằng hành động

Cũng nhƣ hồi đáp tích cực, hồi đáp tiêu cực cũng có thể dùng hành động thể hiện thái độ không chấp nhận, không bận tâm đến hành vi xin của Sp1. Có thể nói cách ứng xử này khá thô lỗ và thiếu lịch sự. Điều này đã thể hiện sự thiếu tôn trọng của Sp2 với Sp1. Có thể đƣợc biểu diễn bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.2 Sơ đồ hồi đáp tiêu cực

Ví dụ:

(47) Sp1: Anh Nguyên cho em xin cốc nước trắng. Hôm nay, em không muốn uống nước chè đặc.

Sp2: (Nguyên lắc đầu, giơ cao bi đông úp ngược). [DCT]

Hành động lắc đầu và giơ cao bi đông úp ngƣợc của Sp2 là để thông báo không còn nƣớc, vì thế mà không đáp ứng đƣợc yêu cầu của Sp1 có nội dung là

“cho em xin cốc nước trắng”.

Cặp thoại

Tham thoại dẫn nhập

Tóm tắt mô hình hồi đáp tiêu cực gián tiếp đƣợc biểu diễn ở dạng sau:

- Đƣa ra lí do không đồng ý, không cho phép

- Lắc đầu, nhăn mặt, xua tay…

Một phần của tài liệu Đặc điểm của hành vi xin trong tiếng việt (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)