7. Bố cục của đề tài
2.2.3. Điều kiện sử dụng hành vi ngôn ngữ xin
Nhƣ đã trình bày ở trên, Searle đã đƣa ra bốn điều kiện để đảm bảo việc miêu tả hành vi thỉnh cầu. Những điều kiện này có thể hoàn toàn áp dụng vào hành vi ngôn ngữ xin nhƣ sau:
a) Nội dung mệnh đề (NDMĐ): hành vi tƣơng lai A của ngƣời nghe H.
Điều kiện nội dung mệnh đề chỉ rõ bản chất của hành vi ngôn ngữ. Trong nhóm Điều khiển (tiêu biểu có hành vi xin) thì NDMĐ chính là hành vi tƣơng lai, đem lại lời ích về vật chất và tinh thần của ngƣời nói. Đôi khi, hành vi tƣơng lai của ngƣời nói có thể mang lại sự lo lắng và sợ hãi cho ngƣời nghe.
(36) Thưa cô, xin cô hãy cho chúng tôi vào trong để được gặp con.
Hành vi xin của ngƣời nói “cho chúng tôi vào trong để được gặp con” là hành vi rất cần sự đồng ý, chấp nhận từ phía ngƣời nghe, trong trƣờng hợp trên là cô giáo để thỏa mãn nhu cầu của ngƣời nói.
(37) Sp1: Ai cho phép các em được ra khỏi vị trí ngồi của mình? Không phải đã có tiếng trống báo hiệu vào lớp rồi sao?
Sp2: Chúng em xin lỗi cô!
Hành vi của Sp1 tuy không hiển ngôn nhƣng dƣờng nhƣ đã làm cho Sp2 cảm thấy sợ và lƣờng trƣớc đƣợc việc đó sẽ khiến chúng bị phạt cho nên Sp2 đã trả lời bằng cách xin lỗi một cách tích cực để mong nhận đƣợc sự tha thứ từ giáo viên.
b) Chuẩn bị (CB):
- H có thể thực hiện A. Ngƣời nói S cho rằng H có thể thực hiện A.
- Nếu không xin thì cả đối với S cả đối với H không chắc rằng H sẽ thực hiện A bất kể thế nào.
Điều kiện chuẩn bị đối với hành vi xin (phép) là những khả năng, biểu hiện của ngƣời nghe có thể đồng ý, cho phép ngƣời nói thực hiện một hành động A nào đó mà ngƣời nói đã nêu trong hành vi xin của mình. Khi thực hiện hành vi xin phép, ngƣời nói cho rằng hành vi mình sắp nói ra sẽ đƣợc ngƣời nghe quan tâm và đồng
ý. Đây là điều kiện ban đầu để một hành vi ở lời đƣợc thực hiện thành công. c) Chân thành (CT): S mong muốn rằng H thực hiện A.
Một hành vi xin đích thực sẽ thể hiện mong muốn của ngƣời nói đối với ngƣời nghe đƣợc thực hiện điều mà mình đã nêu ra. Tuy nhiên, thực tế có vài trƣờng hợp ngƣời nghe bắt buộc phải cho phép ngƣời nói thực hiện hành vi vì nhiều mục đích (có thể do tính lịch sự hay giữ thể diện cho ngƣời nói và ngƣời nghe).
d) Căn bản: nhằm dẫn H đến việc thực hiện A.
Đây đƣợc coi là điều kiện thiết yếu để thực hiện thành công hành vi ở lời mà theo Searle thì điều kiện căn bản tƣơng ứng với tiêu chí đích ở lời.
Theo tôi, để thực hiện hành động xin đƣợc phải có 6 điều kiện sau:
Một, hành vi xin phải đƣợc thực hiện trong một cuộc đối thoại có (Sp1) và (Sp2). Hai, hành vi xin không có tính chất áp đặt. Việc thực hiện hành vi A hay không tùy thuộc vào sự quyết định của ngƣời nghe Sp2.
Ba, về thái độ: Khi Sp1 xin ai đó làm gì thƣờng bày tỏ thái độ chân thành rất cao đối với Sp2.
Bốn, quan hệ của Sp1 và Sp2 khi thực hiện hành động xin thƣờng là ngƣời ở tầng lớp dƣới đối với ngƣời ở tầng lớp trên, một số ít trƣờng hợp là ngƣời trên đối với ngƣời dƣới.
Năm, dấu hiệu của hành vi xin: hành vi xin thƣờng đi kèm với một hành động khác cũng có tính chất cầu nhƣ van, van xin, nài, nài nỉ, làm ơn, muốn, có thể…Mặc dù có khi ngƣời ta không dùng những từ này bằng các cách thể hiện khác nhƣ nài, nài nỉ…
Sáu, về tính chất: xin là một động từ mà ngƣời nói tự hạ mình xuống thấp hơn ngƣời nghe. Cho nên, Sp1 thƣờng chỉ dùng hành động tƣờng minh, ít khi sử dụng hành động hàm ẩn.
Để có hành vi xin cần phải có một hệ thống các điều kiện cần và đủ, chứ không thực hiện một cách tùy tiện. Vì thế mà theo Đỗ Thị Kim Liên, có 3 điều kiện cụ thể để thực hiện hành vi xin là:
nào đó mà ngƣời nghe có khả năng thực hiện.
-Nội dung ngƣời nói đƣa ra và hiệu lực đối với ngƣời nghe: ngƣời nói đƣa ra nội dung là mong muốn ngƣời nghe thực hiện một hành động cụ thể, sau khi nói, hiệu lực là ngƣời nghe thực hiện.
- Thái độ và sự phản ứng của ngƣời nghe: Ngƣời nghe có thể tự nguyện hoặc không tự nguyện.