Các biểu thức của hành vi xin

Một phần của tài liệu Đặc điểm của hành vi xin trong tiếng việt (Trang 59 - 65)

7. Bố cục của đề tài

2.2.4. Các biểu thức của hành vi xin

2.2.4.1. Biểu thức ngữ vi xin tường minh

Việc xác định biểu thức ngữ vi của hành vi xin có phần mờ nhạt và thực sự không rõ ràng. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể xác định một cách sơ lƣợc và giản đơn về biểu thức ngữ vi xin. Hành vi xin là hành vi vừa có động từ ngữ vi tƣờng minh vừa có động từ ngữ vi nguyên cấp tƣơng ứng. Đối với một phát ngôn nói chung hay phát ngôn xin nói riêng thì cốt lõi bên trong là một biểu thức ngữ vi và các thành phần mở rộng đi kèm xung quanh để làm tăng hiệu lực cho phát ngôn.

Biểu thức ngữ vi xin tƣờng minh thƣờng có dạng:

SP1 + xin + {SP2/ SP2 cho phép/ SP2 cho}+ SP1

Ví dụ:

(38) Con xin mẹ (mẹ) cho con qua nhà bạn Nam học nhóm. (39) Em xin chị (chị) cho em uống cốc nước.

Biểu thức ngữ vi xin tƣờng minh là công thức nói năng của hành vi xin, trong đó có động từ nói năng, biểu thị một hành vi (xin) và đƣợc theo hiệu lực ngữ vi. Tuy nhiên, cũng có trƣờng hợp, trong giao tiếp, biểu thức ngữ vi xin tƣờng minh còn đƣợc xuất hiện ở dạng rút gọn nhƣ sau:

SP1 + xin/van xin/van + SP2

(40) Mẹ xin con hãy nín đi.

(41) Em van anh cho em điếu thuốc, em thèm quá rồi.

 Xin cho ai? - Xin cho bản thân

Hành vi xin là một hành vi cần sự khéo léo và tế nhị. Bởi lẽ, xin ai cái gì, xin ai đó điều gì là đã xúc phạm đến thể diện của họ. Vậy nên, hành vi xin còn phụ thuộc vào rất nhiều nội dung xin, nếu nội dung xin càng lớn, càng giá trị thì Sp1 thực hiện hành vi xin sẽ rơi vào tình huống khó khăn. Do đó, trong những cuộc giao tiếp, Sp1 thƣờng xin Sp2 cho chính mình. Bên cạnh lợi ích của việc xin cho bản thân xuất hiện rất nhiều thì Sp1 cũng xuất hiện cùng với lợi ích chung: chúng cháu, chúng tôi…

(42) Sp1: Thưa ông! Xin ông cho tuần mở cổng để chúng tôi đánh trâu đi cày. Sp2: Thong thả! Hãy đứng đấy.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

- Xin cho người khác

Nhƣ đã trình bày ở trên, “xin” là một hành vi khi thực hiện rất khó khăn và phức tạp, vì vậy trong thực tế giao tiếp, rất ít khi Sp1 đứng ra xin Sp2 cho ngƣời khác làm điều gì chứ không phải là cho chính mình, và điều này có lợi cho ngƣời thứ ba (ngoài Sp1 và Sp2). Ví dụ:

(43) Sp1: Con xin mẹ cho bạn My đến nhà mình chơi một hôm nhé. Sp2: Chỉ một hôm thôi đấy. [DCT]

- Xin cho chính Sp2

Khi Sp1 xin Sp2 một điều gì đó cho Sp2, có nghĩa là là điều đó sẽ mang lại lợi ích cho Sp2.

(44) Sp1: Chị sẽ làm thêm việc kiếm tiền cho em ăn học. Em phải cố gắng vào. Sp2: Chị ơi! Em sẽ nghỉ học, chị vất vả quá.

Sp1: Em không được làm như vậy, chị xin em hãy nghe lời chị, em phải học để sau này em có cuộc sống tốt hơn. [DCT]

Sp2 cảm nhận đƣợc sự khổ cực, vất vả của chị nên có ý định sẽ nghỉ học nhƣng thay vào đó ngƣời chị (Sp1) lại động viên, thậm chí là xin em cố gắng học hành để tƣơng lai em đƣợc tốt hơn.

 Xin cái gì? Làm gì

“Xin tiền” chiếm số lƣợng khá nhiều, chủ yếu trong các bài “ăn xin”, con xin mẹ, em xin chị. Khi thực hiện hành vi này phải nêu lí do chính đáng đề đƣợc Sp2 chấp nhận cho tiền. Tuy nhiên, các hồi đáp nhận lại thƣờng là tiêu cực. Ví dụ:

(45) Sp1: Mẹ cho con xin năm ngàn, con mua gói bim bim. Sp2: Ở nhà đầy đồ ăn lại còn bày vẽ. [DCT]

“Xin của cải” có nhiều mức độ khác nhau, có cái có giá trị nhỏ nhƣng có cái lại mang một giá trị lớn. Vậy nên, tùy vào mỗi hoan cảnh giao tiếp và giá trị của vật chất mà Sp2 sẽ hồi đáp tƣơng ứng.

(46) Sp1: Tháng này anh nhận tiền lương, anh cho em xin một quyển sách nhé. Sp2: Tất nhiên rồi [DCT]

(47) Sp1: Anh cả đã có nhà riêng đầy đủ tiện nghi, con muốn xin ba má cho con miếng đất nhỏ còn trống ở sau vườn để vợ chồng con làm ăn.

Sp2: Việc đó để ba má xem lại đã. [DCT]

- Xin được giúp đỡ

Trong thực tế, hành vi xin đƣợc giúp đỡ việc này hay việc khác xảy ra rất nhiều và vô cùng phong phú: Xin việc làm, xin được bác sĩ cứu người, xin chữ kí của lãnh đạo, xin dịch cho bản thảo,… và mức độ xin giúp đỡ cũng rất đa dạng, có khi là việc nhỏ, đơn giản nhƣng cũng có khi là việc khó, tùy theo mức độ quan hệ giữa Sp1 và Sp2 mà ta có kết quả giao tiếp đạt hay không đạt.

Chẳng hạn:

(48) Sp1: Xin bác sĩ hãy cứu lấy anh tôi

Sp2: Tùy vào tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên chúng tôi sẽ cố gắng hết sức, mong gia đình hãy yên tâm.

Sp1: Gia đình tôi đội ơn bác sĩ. [DCT]

 Xin đƣợc làm điều gì đó

Nội dung xin trong hành vi xin rất phong phú và đa dạng. Tùy vào yêu cầu và mục đích của Sp1 mà Sp1 thực hiện hành vi xin của minh đối với Sp2.Trong trƣờng hợp này thì Sp1 không xin Sp2 tiền bạc, của cải, vật dụng…mà xin để Sp2 cho phép Sp1 làm điều có lợi cho chính Sp1.

(49) Sp1: Tối nay cuối tuần, bố mẹ cho con đi xem phim với nhóm bạn ạ! Sp2: Con đi rồi về sớm nhé. [DCT]

Mặc khác, trong những bài cúng, giỗ hay các ngày lễ ở các đình, chùa cũng xuất hiện các bài cầu xin. Ở trƣờng hợp này có thể Sp1 cầu xin nhiều thứ nhƣ:

gia đinh ấm êm, tiền tài, phúc, lộc…nhƣng cái chính là xin về mặt tinh thần. Bởi lẽ Sp2 là một lực lƣợng siêu nhiên và Sp1 có lòng tin vào lực lƣợng này sẽ đƣợc phù hộ độ trì, làm cho mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn khi có lòng tin. Nhƣ vậy, ở đây tồn tại lòng tin và sự hy vọng mọi chuyện sẽ tốt đẹp, sẽ đƣợc nhƣ những gì mình mong muốn và đã cầu xin.

(50) Khấn cúng thanh minh Khấn cúng rằm tháng bảy Khấn cúng thổ công Khấn cúng 23 tháng chạp Khấn cúng chúng sinh

Điểm chung trong các bài khấn này là trƣớc khi Sp1 cầu xin điều gì đó thì sẽ dâng lễ vật hƣơng hoa, ngũ quả, đèn nến, thức ăn chay thanh khiết (cơm, xôi, chè, bánh mứt) hoặc (thức ăn xào, kho, chiên,…) tùy vào phong tục của mỗi vùng miền… để bày tỏ lòng thành và để lời thỉnh cầu của Sp1 đƣợc nhƣ ý nguyện.

2.2.4.2. Biểu thức ngữ vi xin nguyên cấp

Biểu thức ngữ vi xin nguyên cấp là những biểu thức ở lời xin không có động từ ngữ vi xin nhƣng vẫn có hiệu lực ở lời xin và đƣợc dùng với chức năng ngữ vi. Cụ thể:

(51) “Mẹ ơi cho con tiền mua kẹo”.

“Ông cho con chơi đánh cờ với ông nghe”. (đƣợc dùng để thực hiện hành động xin của mà không có động từ ngữ vi xin)

Trong thực tế giao tiếp bằng ngôn ngữ, các biểu thức ngữ vi xin nguyên cấp đƣợc sử dụng phổ biến và thƣờng xuyên. Có thể nhận thấy một điều rằng: cách xác định một biểu thức ngữ vi xin nhƣ vậy còn rất chung chung và dễ giống với

bất kì một biểu thức ngữ vi nào đó. Chẳng hạn nhƣ nài, hứa, cam kết, mong muốn,… Bởi vì khi thực hiện hành động xin, tùy thuộc vào mục đích, khả năng giao tiếp, điều kiện đang có,… mà mỗi ngƣời sẽ có cách xin khác nhau. Tuy nhiên, không vì vậy mà nhầm lẫn hành động xin với những hành động này. Biểu thức xin nguyên cấp là sự rút gọn biểu thức tƣờng minh, rút gọn thành tố Sp1 (ngƣời xin) và động từ xin. Vì biểu thức nguyên cấp chỉ tƣơng đƣơng với nội dung mệnh đề (trong biểu thức tƣờng minh). Nó là một kết cấu C – V, trong đó chủ ngữ là Sp2 – đối tƣợng tiếp nhận hành vi xin và vị ngữ chính là nội dung mà Sp1 thỉnh cầu.

Biểu thức ngữ vi xin nguyên cấp tồn tại dạng:

SP2 + cho SP1 + …

Hay dạng rút gọn:

Cho SP1 + …

Ví dụ:

(52) Bác cho cháu uống ngụm nước. (53) Cho cháu uống ngụm nước.

(54) Mẹ cho con theo mẹ đi chợ với nhé. (55) Cho con đi chợ với nhé.

Khi sử dụng biểu thức ngữ vi xin nguyên cấp thì nội dung xin mà Sp1 đƣa ra thƣờng có giá trị nhỏ, hay một việc gì đó không quá khó khăn đối với Sp2. Nếu “cái xin, việc xin” có giá trị lớn mà dùng biểu thức ngữ vi nguyên cấp chắc chắn sẽ không đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn. Mối quan hệ giữa Sp1 và Sp2 cũng là một yếu tố quyết định kết quả tốt hay không tốt của quá trình giao tiếp nếu không sẽ bị coi là thiếu lịch sự, cộc lốc. Để biểu thị hành vi xin, tùy vào từng hoàn cảnh giao tiếp, ngƣời nói (Sp1) sử dụng biểu thức ngữ vi nguyên cấp khác nhau. Mức độ biểu thị thái độ “xin” của Sp1 cũng đƣợc biểu thị bởi các phụ từ đi sau (nhƣ đi, với, nào, nữa…).

Theo Từ điển tiếng Việt giải thích:

lệnh” [24, tr.407].

“Với: Từ biểu thị ý yêu cầu thân mật hoặc tha thiết” [24, tr.1326].

“Nào: Tiếng thốt ra để gọi người đối thoại, hàm ý thách thức, thúc giục”

[24, tr.796].

Những từ trên đây là những từ biểu đạt ý nghĩa tình thái làm bộc lộ cảm xúc của ngƣời nói. Chúng thƣờng đứng ở đầu hoặc cuối câu. Về sắc thái thể hiện, chúng đƣợc thể hiện nhƣ sau:

“Đi” là một trợ từ tình thái mang ý nghĩa thúc giục hành động cần đƣợc thực hiện và mang sắc thái khiến nhiều hơn. Ngƣời nói yêu cầu ngƣời nghe phải thực hiện một hành động một cách nhanh chóng, giục giã.

Từ “đã” là một hƣ từ mang nhiều nét nghĩa khác nhau. Khi dùng đã ở vị trí cuối phát ngôn thì phát ngôn gần giống nhƣ lời rủ rê, mời mọc cho nên mang theo sắc thái cầu khá mạnh.

“Nào” nhƣ đã nói là một lời yêu cầu mang tính thúc giục, khuyến khích mang tính thân mật. Về mặt sắc thái, nào cũng nghiêng về tính cầu nhiều hơn. Nó có thể đứng ở đầu hoặc cuối phát ngôn.

(56) Anh hãy thôi đi.

(57) Cho mình xem điểm với. (58) Hãy nghe lời anh đi nào.

“Đi, với, nào…” cũng đƣợc xem là những phƣơng tiện ngữ pháp chuyên dụng dùng trong những biểu thức cầu khiến. Chúng thể hiện những sắc thái khác nhau nhằm đảm bảo sự đa dạng và tinh tế khi truyền đạt cảm xúc của ngƣời nói trong giao tiếp. Đồng thời chúng vẫn có thể là những phƣơng tiện ngữ pháp của hành động nài. Chúng thƣờng xuất hiện ở cuối câu, đôi khi là ở đầu câu.

Hoàn cảnh sử dụng cũng nhƣ sắc thái, mức độ xin của các biểu thức ngữ vi trên có sự khác biệt và còn tùy thuộc vào mối quan hệ giữa Sp1 và Sp2. Chính vì vậy, khi muốn biểu đạt hành vi xin, ngƣời nói cần lựa chọn các biểu thức ngữ vi sao cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp cũng nhƣ mục đích giao tiếp để đạt đƣợc hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Đặc điểm của hành vi xin trong tiếng việt (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)