Thực trạng công tác lập dự toán và quyết toán chi thường xuyên Ngân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước của sở tài chính tỉnh bình định đối với các đơn vị dự toán cấp i (Trang 41)

7. Cấu trúc đề tài

2.2. Thực trạng công tác lập dự toán và quyết toán chi thường xuyên Ngân

Ngân sách nhà nước của Sở Tài chính tỉnh Bình Định đối với các đơn vị dự toán cấp I

2.2.1. Lập dự toán chi thường xuyên Ngân sách nhà nước của Sở Tài chính tỉnh Bình Định đối với các đơn vị dự toán cấp I

a) Căn cứ pháp lý để lập dự toán chi thường xuyên NSNN

- Luật ngân sách nhà nước năm 2015;

phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;

- Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;

- Nghị quyết số 31/2016/NQ-HĐND ngày 09/12/2016 của HĐND tỉnh Bình Định quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Định;

- Quyết định số 07/2018/QĐ-UBND ngày 07/02/2018 của UBND tỉnh Bình Định quy định thời hạn gửi báo cáo dự toán, quyết toán, xét duyệt, thẩm định quyết toán ngân sách các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Định;

- Các Chỉ thị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác chỉ đạo điều hành ngân sách, công tác xây dựng dự toán NSNN; Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN; Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh về xây dựng kế hoạch phát triển KT - XH và dự toán NSNN; Công văn của Sở Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN được ban hành hàng năm để đảm bảo công tác xây dựng dự toán chi thường xuyên được đảm bảo.

b) Quy trình lập dự toán NSNN chi thường xuyên NSNN của Sở Tài chính tỉnh Bình Định đối với các đơn vị dự toán cấp I

Bước 1: Căn cứ Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN hàng năm và các văn bản có liên quan, Sở Tài chính sẽ có văn bản hướng dẫn các đơn vị dự toán cấp I khối tỉnh trong việc lập dự toán ngân sách.

Bước 2: Căn cứ vào số dự toán chi thường xuyên ngân sách và tình hình thực hiện những năm trước, các đơn vị sử dụng ngân sách lập dự toán chi thường xuyên của đơn vị mình báo cáo thủ trưởng đơn vị xem xét; sau khi dự toán được thủ trưởng xem xét, quyết định, đơn vị sử dụng ngân sách gửi cho đơn vị dự toán cấp I tổng hợp; đơn vị dự toán cấp I tổng hợp chung gửi Sở Tài chính.

Bước 3: Sở Tài chính chủ trì tổ chức các buổi thảo luận dự toán với các đơn vị dự toán cấp I và đơn vị sử dụng ngân sách. Tại buổi thảo luận dự toán, các đơn vị dự toán cấp I và đơn vị sử dụng ngân sách báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm trước, ước thực hiện trong năm nay và dự kiến kinh phí thực hiện năm sau. Dự toán được trao đổi, đàm phán, thương lượng tại buổi thảo luận, Sở Tài chính (Phòng Tài chính hành chính sự nghiệp) chịu trách nhiệm kiểm tra tính xác thực dự toán của các đơn vị dự toán cấp I và tổng hợp dự toán gửi Phòng Quản lý Ngân sách tổng hợp trình Lãnh đạo Sở xem xét, quyết định. Việc xây dựng dự toán các đơn vị phải đảm bảo:

- Đối với kinh phí trong định mức (kinh phí tự chủ): Phân bổ theo quỹ tiền lương của số biên chế được giao trong năm và định mức phân bổ chi công việc đảm bảo hoạt động thường xuyên.

- Đối với các nhiệm vụ được giao bổ sung (kinh phí không tự chủ) do ngân sách địa phương đảm bảo được xem xét bao gồm: chủ trương thực hiện nhiệm vụ (văn bản cho phép, quy định thực hiện), cơ sở để xây dựng dự toán kinh phí (nội dung chi, mức chi, các nội dung liên quan khác).

- Đối với các nhiệm vụ được thực hiện từ nguồn NSNN bổ sung có mục tiêu, các yếu tố được xem xét bao gồm: Nội dung mục tiêu, nhiệm vụ được trung ương quy định và hướng dẫn thực hiện; Sự phân công của cơ quan có thẩm quyền cho các cơ quan cùng tham gia thực hiện chung một mục tiêu, nhiệm vụ; Tiêu chuẩn, chế độ, định mức chi ngân sách đối với từng mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể.

Bước 4: Sở Tài chính (Phòng Quản lý Ngân sách) tổng hợp dự toán chi sau khi kiểm tra trên cơ sở cân đối với nguồn thu ngân sách để xem xét phân bổ theo nguyên tắc: Các hoạt động thường xuyên của đơn vị được tính theo định mức phải bố trí đủ; Các nhiệm vụ được thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu được phân bổ cho các đơn vị liên quan thực hiện trên cơ sở phải đảm bảo tổng mức vốn trung ương đã giao cho từng mục tiêu, nhiệm vụ, không được sử dụng vốn của mục tiêu này bố trí cho các

nội dung khác ngoài mục tiêu đã được giao; Đối với các nhiệm vụ giao bổ sung do ngân sách địa phương đảm bảo sẽ ưu tiên cho các nhiệm vụ quan trọng, cần phải thực hiện trước, số còn lại được xem xét bố trí theo tính chất cần thiết trên cơ sở phù hợp với khả năng cân đối ngân sách báo cáo UBND tỉnh. UBND tỉnh gửi báo cáo kế hoạch tài chính - ngân sách đến Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh để thẩm tra trình HĐND tỉnh.

Bước 5: HĐND tỉnh phê duyệt nghị quyết dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm sau.

Bước 6: Sau khi HĐND tỉnh phê duyệt nghị quyết dự toán ngân sách

địa phương và phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm sau, UBND tỉnh thực hiện giao dự toán ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị.

Bước 7: Đơn vị dự toán cấp I ra quyết định phân bổ dự toán các đơn vị trực thuộc gửi Sở Tài chính kiểm tra và nhập Tabmis cho đơn vị.

Để thực hiện tốt hoạt động chi thường xuyên NSNN các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN phải tuân theo quy trình lập dự toán chi thường xuyên NSNN như sau:

Bảng 2.1: Quy trình lập dự toán NSNN

STT Nội dung công việc Cơ quan, đơn

vị thực hiện

Thời gian thực hiện

Bước 1

Căn cứ Thông tư của Bộ Tài chính, hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN gửi các đơn vị.

UBND tỉnh; Sở Tài chính

Ngay khi có Thông tư hướng

dẫn của Bộ Tài chính

Bước 2 Các đơn vị dự toán cấp I lập, tổng hợp dự toán gửi Sở Tài chính.

Các đơn vị dự toán cấp I, đơn vị sử dụng ngân sách Trước ngày 30 tháng 6 năm hiện hành [10] Bước 3 Sở Tài chính chủ trì tổ chức các Sở Tài chính; Từ tháng 9 đến

buổi thảo luận dự toán với các đơn vị dự toán cấp I và đơn vị sử dụng ngân sách. Các đơn vị dự toán cấp I và đơn vị sử dụng ngân sách tháng 10 Bước 4

Sở Tài chính hoàn thiện, tổng hợp dự toán NSNN địa phương trình UBND tỉnh. UBND tỉnh gửi báo cáo kế hoạch tài chính - ngân sách đến Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh để thẩm tra trình HĐND tỉnh.

Sở Tài chính;

UBND tỉnh Trước ngày 25/11

Bước 5

HĐND tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm sau

HĐND tỉnh Trước ngày 10/12 [9, tr.33] Bước 6 UBND tỉnh giao dự toán ngân sách

năm sau cho từng đơn vị cấp tỉnh UBND tỉnh

Trước ngày 15/12 [9, tr.34]

Bước 7

Đơn vị dự toán cấp I ra quyết định phân bổ dự toán các đơn vị trực thuộc gửi Sở Tài chính kiểm tra và nhập Tabmis cho đơn vị.

Sở Tài chính Các đơn vị dự

toán cấp I

Trước ngày 31/12 [9, tr.34]

(Nguồn: Luật NSNN năm 2015)

c) Đánh giá kết quả công tác lập dự toán chi thường xuyên NSNN của Sở Tài chính tỉnh Bình Định đối với các đơn vị dự toán cấp I giai đoạn 2018 - 2020:

Thực hiện quy định của Luật NSNN, các văn bản hướng dẫn liên quan và Quy trình lập dự toán NSNN tại bảng 2.1 nêu trên, công tác lập dự toán hàng năm (Từ năm 2018 đến năm 2020) của Sở Tài chính đã đạt được những kết quả như sau:

Bảng 2.2: Số liệu giao dự toán chi thường xuyên NSNN của Sở Tài chính cho các đơn vị dự toán cấp I giai đoạn 2018 - 2020

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Tên đơn vị Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

TỔNG CỘNG 1.701.060 1.717.198 1.793.406

1 Văn phòng Tỉnh ủy 97.072 97.377 114.072

2 Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội 1.100 1.100 1.100 3 Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh 12.087 12.284 11.824 4 Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh 32.119 28.088 34.042

5 Sở Du lịch 9.972 9.287 10.455

6 Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh 7.959 8.654 8.389

7 Công an tỉnh 9.010 10.184 10.504

8 Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh 56.924 54.001 61.309 9 Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng 7.250 8.345 8.400 10 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 128.206 125.659 121.495

11 Sở Kế hoạch và Đầu tư 10.178 9.969 9.834

12 Sở Tư pháp 13.766 11.823 13.162

13 Sở Công thương 31.462 14.778 17.575

14 Sở Khoa học và Công nghệ 38.254 48.837 37.107

15 Sở Tài chính 12.009 12.499 16.503

16 Sở Xây dựng 10.891 8.802 21.155

17 Sở Giao thông vận tải 11.726 13.477 14.037

18 Sở Giáo dục và Đào tạo 476.789 493.050 512.551

19 Sở Y tế 354.649 333.069 363.836

20 Sở Lao động- Thương binh và Xã hội 63.360 59.920 63.758 21 Sở Văn hóa và Thể thao 93.938 87.860 85.380 22 Sở Tài nguyên và Môi trường 39.495 39.147 34.199 23 Sở Thông tin và Truyền thông 19.375 15.669 15.024

24 Sở Nội vụ 31.058 29.920 32.200

25 Sở Ngoại vụ 4.040 4.424 4.196

26 Thanh tra tỉnh 9.113 10.063 9.837

STT Tên đơn vị Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

28 Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh 24.156 23.110 22.523 29 Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh 4.918 5.705 6.113

30

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí

Minh 12.361 12.994 15.813

31 Hội Nông dân tỉnh 5.244 5.428 5.615

32 Hội Cựu chiến binh tỉnh 2.736 3.530 2.534

33 Trường Cao đẳng Binh định 19.998 23.885 28.649

34 Trường Cao đẳng Y tế 3.789 4.500 2.615

35 Trường Chính trị 5.161 5.162 6.256

36 Ban Giải phóng mặt bằng tỉnh 2.839 2.982 8.518 37 Đài Phát thanh và Truyền hình 16.283 20.086 21.931

38

Văn phòng Điều phối về biến đổi khí

hậu 397 493 789

39

Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã

hội 3.966 4.240 4.267

40

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Bình Định

252 40.000 21.000

41 Ban An toàn giao thông 6.990 7.000 8.051

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo NSNN tỉnh Bình Định)

Số liệu bảng trên cho thấy dự toán chi thường xuyên NSNN của các đơn vị dự toán cấp I tại tỉnh Bình Định năm 2018 là 1.701.060 triệu đồng; năm 2019 là 1.717.198 triệu đồng và năm 2020 là 1.793.406 triệu đồng, dự toán chi thường xuyên tăng dần qua các năm, cụ thể: năm 2019 tăng 16.138 triệu đồng so với năm 2018 (tỷ lệ tăng 0,95%), năm 2020 tăng 76.208 triệu đồng so với năm 2019 (tỷ lệ tăng 4,44%).

Biểu đồ 2.1 Số liệu giao dự toán chi thường xuyên NSNN của các đơn vị dự toán cấp I giai đoạn 2018 – 2020

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo NSNN tỉnh Bình Định)

Nguyên nhân dự toán chi thường xuyên tăng qua các năm từ 2018 đến năm 2020 là do: trong giai đoạn này các chế độ, chính sách có sự biến động tăng nên việc phân bổ chi thường xuyên cho các đơn vị được thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo kinh phí thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách do Trung ương và Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành; tăng cho những nhiệm vụ mới được giao hoặc giảm đối với nhiệm vụ không phát sinh trong năm, bổ sung thêm chính sách tiền lương, các khoản đóng góp theo lương do tăng mức lương cơ sở từ năm 2018 đến năm 2020; ngoài ra, trong chi thường xuyên, ngân sách địa phương đã dành một phần kinh phí đáng kể để đầu tư, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở và mua sắm trang thiết bị cho ngành y tế và ngành giáo dục. 1.701.060 1.717.198 1.793.406 1.640.000 1.660.000 1.680.000 1.700.000 1.720.000 1.740.000 1.760.000 1.780.000 1.800.000 1.820.000

Trong đó, thực hiện phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN cho các đơn vị dự toán cấp I theo từng lĩnh vực chi căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ được giao, đảm bảo chính sách, chế độ, định mức chi NSNN, đảm bảo đúng tính chất nguồn kinh phí, đáp ứng nhiệm vụ chính trị quan trọng, thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ Nhà nước đã ban hành. Đảm bảo mức chi tối thiểu theo số được giao của Bộ Tài chính đối với các lĩnh vực chi: Chi sự nghiệp sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề; chi sự nghiệp khoa học và công nghệ, chi sự nghiệp bảo vệ môi trường. Thể hiện qua các biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2018 theo từng lĩnh vực chi

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo NSNN tỉnh Bình Định)

8,954% ,438% 31,788% 2,147% 4,467% ,957% 2,031% 20,307% 2,975% 21,836% ,500% 3,599% Năm 2018 (Đvt: Triệu đồng)

Chi sự nghiệp kinh tế

Chi sự nghiệp môi trường

Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề

Chi sự nghiệp khoa học - công nghệ

Chi dự nghiệp văn hóa - thông tin

Chi sự nghiệp phát thanh - truyền hình

Chi sự nghiệp thể dục - thể thao

Chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình

Chi bảo đảm xã hội

Chi hành chính

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2019 theo từng lĩnh vực chi

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo NSNN tỉnh Bình Định)

8,311% ,480% 31,725% 2,735% 3,694% 1,170% 1,764% 21,158% 2,979% 21,877% ,563% 3,543% Năm 2019 (Đvt: Triệu đồng)

Chi sự nghiệp kinh tế

Chi sự nghiệp môi trường

Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề

Chi sự nghiệp khoa học - công nghệ

Chi dự nghiệp văn hóa - thông tin

Chi sự nghiệp phát thanh - truyền hình

Chi sự nghiệp thể dục - thể thao

Chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình

Chi bảo đảm xã hội

Chi hành chính

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2020 theo từng lĩnh vực chi

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo NSNN tỉnh Bình Định)

7,990% ,548% 31,602% 1,913% 3,773% 1,223% 1,539% 20,773% 3,006% 23,209% ,557% 3,867% Năm 2020 (Đvt: Triệu đồng)

Chi sự nghiệp kinh tế

Chi sự nghiệp môi trường

Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề

Chi sự nghiệp khoa học - công nghệ

Chi dự nghiệp văn hóa - thông tin

Chi sự nghiệp phát thanh - truyền hình

Chi sự nghiệp thể dục - thể thao

Chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình

Chi bảo đảm xã hội

Theo lĩnh vực chi thì chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi thường xuyên các đơn vị dự toán cấp I khối tỉnh; Năm 2018 là 540.740 triệu đồng, chiếm 31,79%; Năm 2019 ở mức 544.776 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 31,72%; Năm 2020 ở mức 566.755 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 31,6%. Điều này nhằm mục đích nâng cao trình độ dân trí chính là biện pháp hữu hiệu để góp phần xóa đói, giảm nghèo, giảm thất nghiệp và các tệ nạn xã hội.

Thứ hai là lĩnh vực Chi quản lý hành chính, Đảng, Đoàn thể: Năm 2018 là 371.442 triệu đồng, chiếm 21,84% tổng chi thường xuyên các đơn vị dự toán cấp I khối tỉnh; Năm 2019 ở mức 375.677 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 21,88%; Năm 2020 ở mức 416.237 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 23,21%. Mặc dù tỉnh đã thực hiện tinh gọn bộ máy quản lý nhà nước tại địa phương qua các năm để giảm chi quản lý hành chính theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ và UBND tỉnh nhưng trong giai đoạn này hàng năm Nhà nước ban hành chính sách tăng mức lương cơ sở, nhiều chế độ, phụ cấp mới được ban hành, do đó số chi quản lý hành chính có chiều hướng tăng.

Chi thường xuyên cho lĩnh vực y tế, dân số và gia đình giữ vị trí thứ ba trong tổng chi thường xuyên các đơn vị dự toán cấp I khối tỉnh. Năm 2018 là

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước của sở tài chính tỉnh bình định đối với các đơn vị dự toán cấp i (Trang 41)