Công tác quyết toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước của sở tài chính tỉnh bình định đối với các đơn vị dự toán cấp i (Trang 87)

7. Cấu trúc đề tài

2.3.2. Công tác quyết toán

a) Ưu điểm

- Việc quyết toán chi thường xuyên của các đơn vị dự toán cấp I dựa trên cơ sở số dự toán được giao đầu năm và kinh phí điều chỉnh, bổ sung trong năm, số liệu kinh phí quyết toán của các đơn vị sử dụng ngân sách khớp đúng với số liệu đối chiếu của KBNN tỉnh.

- Sở Tài chính và KBNN tỉnh phối hợp chặt chẽ trong công tác quyết toán NSNN hàng năm. Sở Tài chính và KBNN phối kết hợp kiểm soát chi nhằm hạn chế tối thiểu tình trạng thất thu cũng như tình trạng lạm chi, chi sai mục đích, chi sai chính sách chế độ.

- Các đơn vị đã được cài đặt và sử dụng phần mềm kế toán. Việc ứng dụng công nghệ thông tin được áp dụng rộng rãi trong trong công tác kế toán tạo điều kiện thuận lợi trong công tác sổ sách kế toán đầy đủ, chính xác, báo cáo quyết toán chất lượng ngày càng tiến bộ, số liệu phản ánh tương đối chính xác, trung thực, tình hình sử dụng ngân sách cũng như những hoạt động của đơn vị trong năm ngân sách, tạo điều kiện cho việc tổng hợp chi ngân sách

đầy đủ, kịp thời.

- Công tác quyết toán ngân sách diễn ra đúng luật, các đơn vị đã thực hiện tốt việc lập và gửi báo cáo quyết toán năm theo quy định. Trên cơ sở số liệu quyết toán được KBNN kiểm soát chi giúp cho cơ quan tài chính khai thác dữ liệu từ hệ thống TABMIS nhanh chóng, chính xác.

- Công tác thanh tra, kiểm tra ngày càng rõ ràng, chú trọng hơn nên ngày càng chất lượng hơn, các sai phạm trong việc chấp hành chế độ tài chính kế toán ngày càng giảm và được đánh giá khá tốt.

b) Hạn chế

- Kinh phí quyết toán không đúng với dự toán được giao và kinh phí hủy số dư dự toán với số tiền lớn. Thực tế, công tác lập dự toán chưa chính xác theo thực tế nên trong năm xảy ra tình trạng điều chỉnh, bổ sung và đến cuối năm đơn vị đề nghị hủy số dư dự toán số tiền lớn. Một bất cập lớn trong quá trình quyết toán ngân sách, hầu hết các đơn vị chỉ quan tâm đến khâu lập và chấp hành dự toán nhưng lại xem nhẹ công tác quyết toán.

- Công tác xét duyệt quyết toán còn chậm và vẫn còn chưa đúng quy định Bộ Tài chính. Hầu như các đơn vị dự toán cấp I chưa thấy rõ được trách nhiệm trong công tác xét duyệt quyết toán. Chất lượng công tác xét duyệt quyết toán tại các đơn vị trực thuộc còn sơ sài, đôi khi còn mang tính hình thức; chưa kiên quyết xử lý xuất toán đối với các khoản chi không đúng quy định mà thường chỉ rút kinh nghiệm. Công tác xét duyệt quyết toán thường chỉ dừng lại ở việc xác định số liệu thu, chi trong năm của đơn vị mà chưa phân tích, đánh giá số liệu quyết toán đó để rút ra những vấn đề cần điều chỉnh về xây dựng định mức phân bổ ngân sách, định mức sử dụng ngân sách của cơ quan tài chính, những bài học kinh nghiệm cho việc chấp hành dự toán để nâng cao chất lượngquản lý, sử dụng ngân sách cho năm tiếp theo.

- Mặc dù phần mềm kế toán đã được sử dụng rộng rãi hầu hết các đơn vị, tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị chưa có hoặc không sử dụng phần mềm kế toán để thực hiện công tác kế toán tại đơn vị. Do đó, công tác mở sổ, khóa

sổ, hạch toán kế toán một số đơn vị vẫn còn chưa đúng theo Luật Kế toán và Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến công tác quyết toán chung toàn tỉnh. Việc sử dụng phần mềm quản lý tài sản tại đơn vị chưa được sử dụng rộng rãi, ảnh hưởng quá trình ghi tăng, ghi giảm, đánh giá lại, trích khấu hao, hao mòn, điều chuyển, kiểm kê,… một cách đầy đủ và chính xác.

- Tâm lý các đơn vị được thanh tra, kiểm tra không tốt nên một số đơn vị không thực sự phối hợp để thực hiện nhiệm vụ chung, nên hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra đôi khi chưa đạt tới mục tiêu như đã đề ra, nhiều trường hợp còn nể nang, ngại va chạm, chưa xử lý kiên quyết. Đối với các đơn vị còn sai phạm về tài chính, ngân sách, chưa kết hợp được thanh tra với phân tích hiệu quả sử dụng kinh phí chi thường xuyên để tham mưu các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách. Do đó, công tác thanh kiểm tra còn chưa mang hiệu quả cao.

- Những văn bản hướng dẫn chưa đầy đủ của các cơ quan có thẩm quyền là điều khó khăn cho công tác quyết toán, cụ thể như việc xác định các nội dung chi hợp lý, việc vận dụng các văn bản có liên quan có phù hợp hay không hay việc quy định tỷ lệ tự chủ để xác định nguồn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chốt số liệu quyết toán.

c) Nguyên nhân

- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tồn tại nêu trên, trong đó, một phần do trình độ của bộ phận kế toán còn hạn chế, trình độ nghiệp vụ kế toán chưa đồng đều, chưa nắm rõ các chế độ quy định, văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán không rõ ràng và còn chồng chéo… cuối năm công tác khóa sổ, lập báo cáo quyết toán thường chậm trễ, dẫn đến công tác lập báo cáo quyết toán ngân sách không đảm bảo thời gian. Một số đơn vị có đội ngũ công chức chuyên trách về quản lý tài chính chưa được tăng cường đúng mức về chất lượng và số lượng theo yêu cầu công việc.

- Vẫn còn một số ít đơn vị không sử dụng phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp do trình độ nhận thức kế toán đơn vị thực hiện theo thói quen, làm bằng phương pháp thủ công, theo lối mòn, ngại nghiên cứu và cập nhật cái mới. Đây là một hạn chế, các đơn vị cần phải khắc phục ngay trong thời gian tới.

- Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý chưa thực sự nhịp nhàng nên công tác thanh tra, kiểm tra giám sát chưa được quan tâm đúng mức, khi phát hiện những sai sót việc làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân và xử lý chưa nghiêm, việc theo dõi, đánh giá hiệu quả còn bị xem nhẹ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã trình bày thực trạng công tác lập dự toán và quyết toán chi thường xuyên NSNN của Sở Tài chính tỉnh Bình Định đối với các đơn vị dự toán cấp I để đánh giá chung về ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác lập dự toán và quyết toán chi thường xuyên NSNN của Sở Tài chính tỉnh Bình Định đối với các đơn vị dự toán cấp I. Việc đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế là cơ sở để tác giả đưa ra các giải pháp và các kiến nghị phù hợp, hữu ích nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán chi thường xuyên NSNN của Sở Tài chính tỉnh Bình Định đối với các đơn vị dự toán cấp I sẽ được làm rõ ở Chương 3.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

CỦA SỞ TÀI CHÍNH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ DỰ TOÁN CẤP I

3.1. Quan điểm và phương hướng hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán chi thường xuyên NSNN của Sở Tài chính tỉnh Bình Định đối với các đơn vị dự toán cấp I

Trong những năm gần đây, công tác lập dự toán và quyết toán chi thường xuyên NSNN của Sở Tài chính tỉnh Bình Định đối với các đơn vị dự toán cấp I đã được cải thiện, đổi mới về phương thức, trình tự, thủ tục, chất lượng ngày càng được nâng cao và có nhiều kết quả tích cực góp phần đáng kể vào công tác quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác lập dự toán và quyết toán chi thường xuyên NSNN của Sở Tài chính tỉnh Bình Định đối với các đơn vị dự toán cấp I thì vẫn còn tồn tại hạn chế về các vấn đề như: Lập dự toán chưa sát với thực tế, định mức phân bổ vẫn còn chưa phù hợp; Công tác quyết toán ngân sách còn mang tính hình thức, chưa thực sự nghiêm túc, một số đơn vị vẫn còn xem nhẹ vai trò của công tác lập dự toán và quyết toán chi thường xuyên NSNN, thực hiện mang tính hình thức và đối phó, chưa đặt hết vai trò, trách nhiệm của mình vào công việc. Điều này dẫn đến chất lượng vẫn còn chưa cao, còn nhiều sai sót trong quá trình thực hiện và làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý và điều hành ngân sách của địa phương.

Để nâng cao chất lượng công tác quản lý NSNN phục vụ cho các mục tiêu phát triển KT - XH của địa phương trong thời gian đến, chấn chỉnh kịp thời những tồn tại trong công tác lập dự toán và quyết toán chi thường xuyên NSNN nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn NSNN, khai thác tối đa các

nguồn lực hiện có, tránh thất thoát và lãng phí, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả công việc, cần có những giải pháp nhằm hoàn thiện trong thời gian đến, đây là việc làm hết sức cấp bách và cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, ngân sách trên địa bàn tỉnh.

Để các biện pháp đề xuất có được hiệu quả cao nhất, tác giả sẽ dựa trên một số quan điểm và phương hướng sau:

- Dựa trên Luật NSNN năm 2015;

- Dựa trên những hạn chế đang tồn tại của tỉnh Bình Định theo đánh giá thực trạng ở chương 2;

- Sự phù hợp với tình hình NSNN thực tế tại tỉnh;

- Phù hợp với cơ sở pháp lý ở Việt Nam: để đạt được mục tiêu tuân thủ thì các biện pháp đưa ra phải phù hợp với các nghị định, thông tư … và các quy định ở địa phương. Một số văn bản hướng dẫn của Nhà Nước:

+ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hưỡng dẫn thi hành Luật NSNN;

+ Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN;

+ Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị hành chính sự nghiệp công lập;

+ Thông tư số 108/2008 ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán NSNN hàng năm;

+ Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp công lập;

+ Thông tư số 137/2017/TT-BTC ngày 25/15/2017 của Bộ Tài chính uy định xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán năm;

hướng dẫn lập báo cáo tài chính tổng hợp của đơn vị kế toán nhà nước là đơn vị kế toán cấp trên;

+ Nghị quyết số 31/2016/NQ-HĐND ngày 09/12/2016 của HĐND tỉnh Bình Định quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Định;

+ Quyết định số 07/2018/QĐ-UBND ngày 07/02/2018 của UBND tỉnh Bình Định quy định thời hạn gửi báo cáo dự toán, quyết toán, xét duyệt, thẩm định quyết toán ngân sách các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Định.

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán chi thường xuyên NSNN của Sở Tài chính tỉnh Bình Định đối với các đơn vị dự toán cấp I

3.2.1. Xây dựng đội ngũ, nâng cao trình độ, năng lực cán bộ, công chức, viên chức làm công tác lập dự toán và quyết toán chi thường xuyên NSNN viên chức làm công tác lập dự toán và quyết toán chi thường xuyên NSNN của tỉnh Bình Định

- Nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ, công chức, viên chức làm công tác lập dự toán và quyết toán chi thường xuyên NSNN

Nhân tố nguồn lực con người là nhân tố quyết định đến sự thành công của một tổ chức nói riêng và cả hệ thống nói chung. Nhằm nâng cao hiệu quả về tổ chức bộ máy và chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, kế toán là lĩnh vực nhạy cảm thì yêu cầu mỗi cán bộ, công chức, viên chức cần phải có tư cách phẩm chất, đạo đức tốt, bản lĩnh vững vàng, có năng lực chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, am hiểu và nắm vững tình hình kinh tế xã hội cũng như cơ chế chính sách của Nhà nước, nhanh nhạy trong xử lý tình huống, có ý thức, trách nhiệm cao đối với công việc được giao. Để thực hiện được những điều kiện trên, đơn vị phải thực hiện tuyển dụng đúng chuyên ngành, đúng vị trí việc làm, tránh tình trạng bố trí công việc không đúng chuyên môn và tình trạng kiêm nhiệm; hàng năm đơn vị phải rà soát và đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo các tiêu chuẩn đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực để bố trí công tác và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, sắp xếp, phân công công tác theo đúng năng lực và trình độ của từng

người. Thường xuyên thực hiện luân chuyển cán bộ nhằm nâng cao tính năng động, sáng tạo, chống bảo thủ, trì trệ và ngăn ngừa các hành vi nhũng nhiễu, tham ô. Có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh, kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy Nhà nước những cán bộ không đủ năng lực và phẩm chất, không đủ trình độ chuyên môn, không để những bất cập về bộ máy và cán bộ kéo dài làm tổn hại đến uy tín của cơ quan nhà nước và ảnh hưởng đến KT - XH của tỉnh.

Định kỳ, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ tài chính, kế toán, tăng cường đào tạo và đào tạo lại kiến thức quản lý tài chính và NSNN cho đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính, kế toán để nâng cao nhận thức về chức năng, nhiệm vụ, vai trò và đạo đức nghề nghiệp của mình, để cập nhật những quy định mới, nâng cao kỹ năng lập dự toán và quyết toán chi thường xuyên NSNN. Công tác đào tạo và đào tạo lại cũng được đặc biệt chú trọng đối với những cán bộ của ngành Tài chính để hiểu rõ và nhận thức đúng được yêu cầu của quản lý NSNN và chức năng nhiệm vụ cũng như thẩm quyền của mình, những chủ trương, chính sách của Nhà nước để tự tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm để có đủ khả năng thực thi công vụ, từ đó vận dụng vào quá trình hoạch định chính sách cũng như quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ.

Cụ thể trong những năm gần đây, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh rất quan tâm đến công tác tuyển dụng; thực hiện đăng ký tuyển dụng đúng chuyên ngành, đúng vị trí việc làm; không thực hiện việc hợp đồng công việc chuyên môn; kiên quyết xử lý những trường hợp tuyển dụng sai quy định, đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ không đủ năng lực và phẩm chất. Đồng thời, hàng năm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho từng vị trí việc làm cụ thể, hỗ trợ về kinh phí lẫn thời gian để đảm bảo công tác đào tạo, bồi dưỡng đạt được hiệu quả cao nhất cũng như đảm bảo ổn định về mặt đời sống, vật

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước của sở tài chính tỉnh bình định đối với các đơn vị dự toán cấp i (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)