Tình hình văn hóa xã hội

Một phần của tài liệu Quá trình phát triển của thị trấn bình dương, huyện phù mỹ, tỉnh bình định từ năm 2002 đến năm 2020 (Trang 30)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.3.Tình hình văn hóa xã hội

Có thể nói rằng, trong buổi đầu thành lập các thiết chế văn hóa trên địa bàn thị trấn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Nhưng với phương châm văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm đầu thành lập, chính quyền thị trấn đã quan tâm thực hiện tốt các giải pháp nhằm phát huy công năng, khai thác, sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hóa - thể thao trên địa bàn, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được triển khai một cách sâu rộng, nhờ đó nhân dân tích cực tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao. Công tác quy hoạch các khu sinh hoạt, khu vui chơi, giải trí công cộng được chính quyền đặc biệt quan tâm. Qua đó, từng bước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của mọi người dân trên địa bàn.

Ngay từ khi mới thành lập, trên địa bàn thị trấn Bình Dương đã có một số công trình phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân như Khu sinh hoạt văn hóa tại thôn Dương Liễu Tây với diện tích 5.245m², Bưu điện có diện tích 1.015m² xây dựng công trình cấp III, Đài truyền thanh có diện tích 36m², ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn có diện tích 1.200m²; các khu vui chơi, nhà văn hóa tại các thôn khác vẫn chưa được xây dựng. Dẫu vậy, nhân dân đã đứng ra vận động tổ chức các hoạt động thể thao, làm sân bóng đá, bóng chuyền tại các thôn xóm nhằm tạo sân chơi cho cộng đồng. Ngoài ra,

còn tham gia các lễ hội ở các vùng lân cận như lễ hội đua thuyền, lễ hội chiến thắng Đèo Nhông-Dương Liễu...

Về tôn giáo tín ngưỡng, cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, đại đa số người dân theo tín ngưỡng dân gian thờ cúng tổ tiên, thờ các vị anh hùng dân tộc, các vị thần, nên bất kỳ gia đình nào cũng có bàn thờ gia tiên và bàn thờ thần. Ngoài ra, một bộ phận người dân theo nghề kinh doanh, buôn bán thường hay đi lễ mỗi dịp đầu xuân tại các chùa trên địa bàn để cầu an, cầu lộc, cầu tài. Nhân dân trên địa bàn chủ yếu theo Phật giáo, với gần 500 tăng ni, phật tử cùng hàng trăm tín đồ. Để đáp ứng nhu cầu tâm linh cho nhân dân trên địa bàn thị trấn Bình Dương đã có 4 ngôi chùa là Chùa Long Hoa, Chùa Tường Vân, Chùa Dương Chi và Chùa Thầy Phước. Trong đó, chùa Thầy Phước không hoạt động từ sau ngày giải phóng và hiện nay do UBND thị trấn quản lý.

Bên cạnh Phật giáo, trên địa bàn thị trấn cũng có một bộ phận người dân theo Thiên Chúa giáo. Đây là những giáo dân di cư từ vùng Chánh Khoan (xã Mỹ Lợi) và từ các địa phương khác trong cả nước đến. Theo thống kê năm 2002, có khoảng 50 người theo công giáo. Tuy vậy trên địa bàn thị trấn không có giáo xứ, số tín đồ này chủ yếu sinh hoạt tôn giáo tại thôn Chánh Khoan (xã Mỹ Lợi). Với tinh thần “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc đồng bào”, "Sống tốt đời, đẹp đạo", người công giáo luôn phát huy truyền thống đoàn kết, tích cực góp phần xây dựng quê hương giàu mạnh.

Về Giáo dục và Đào tạo, lúc mới thành lập trên địa bàn thị trấn đã có trường mầm non - mẫu giáo tại chợ cũ với diện tích 2.025m²; Trường tiểu học Bình Dương có 630 học sinh; Trường PTTH số 2 Phù Mỹ có 2.262 học sinh.

Về y tế, để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân, vào thời điểm năm 2002 trên địa bàn thị trấn Bình Dương đã có 1 trạm y tế với diện tích 2.750m². Tuy nhiên do xây dựng đã lâu nên hệ thống cơ sở vật chất, dãy nhà làm việc, máy móc, giường bệnh đã xuống cấp; trang thiết bị y tế lạc hậu không đáp ứng tiêu chuẩn khám chữa bệnh cho nhân dân đòi hỏi cần được nâng cấp sửa chữa. Tuy vậy, mạng lưới y tế từ trạm đến thôn đã có nhiều cố

gắng do đó việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được nâng lên; trong năm 2002, đã khám và cấp thuốc miễn phí cho 89 trẻ dưới 15 tuổi, cấp 237 thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 72 tháng tuổi; việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình đạt 81,35% so với chỉ tiêu đề ra[39].

Theo thống kê năm 1999, thôn Dương Liễu (thị trấn Bình Dương ngày nay) có 1.063 hộ dân với 6.378 người[36]. Nhân dân trên địa bàn chủ yếu tham gia lao động trong các ngành dịch vụ, buôn bán, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, chăn nuôi, trồng trọt, một bộ phận là công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước. Bên cạnh việc tập trung phát triển kinh tế thị trấn còn quan tâm đến các vấn đề xã hội. Các hoạt động xã hội, chăm sóc người có công được triển khai thực hiện, việc chi trả chế độ chính sách được bảo đảm. Các hoạt động thăm hỏi động viên, tặng quà cho gia đình chính sách, gia đình diện hộ nghèo được quan tâm thực hiện. Ngay trong năm 2002, thị trấn đã cấp phát 1,5 tấn gạo cho 150 hộ gia đình chính sách, tặng 7 suất quà cho gia đình chính sách tiêu biểu với số tiền 1.250.000 đồng; làm hồ sơ đề nghị trợ cấp thường xuyên cho 8 trường hợp thuộc diện hộ nghèo, 12 người thuộc diện trên 90 tuổi, đồng thời hỗ trợ xây dựng 2 nhà ở cho gia đình chính sách. Tổ chức tốt tết trung thu cho các cháu thiếu niên nhi đồng với số tiền 7.518.000 đồng; vận động xây dựng 4 quỹ xã hội được 10 triệu đồng[39]. Nhờ những đóng góp này, hoạt động đền ơn đáp nghĩa ngày càng được xã hội quan tâm, đời sống của các gia đình chính sách ngày càng được cải thiện.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo chưa mang lại hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao 17,7% (năm 2002)[39]. Việc thực hiện chính sách ưu đãi cho người có công còn những hạn chế nhất định; vẫn còn những trường hợp người có công với cách mạng chưa được xác nhận; số liệt sĩ chưa tìm thấy hài cốt hoặc chưa xác định được danh tính còn nhiều; nghĩa trang liệt sĩ chưa được xây dựng; đời sống của một bộ phận gia đình người có công với cách mạng còn nhiều khó khăn. Các thiết chế văn hóa chưa được đầu tư xây dựng, một số nhà

văn hóa xây dựng từ lâu đang trong giai đoạn xuống cấp; tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở còn ít, không đáp ứng được nhu cầu tham gia của nhân dân. Phong trào văn hóa, văn nghệ ở địa phương chưa được duy trì thường xuyên; nội dung chưa phong phú đa dạng, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của gia đình, dòng họ, làng, thôn chưa được phát huy.

Có thể khẳng định, trong buổi đầu thành lập với những cố gắng của chính quyền tình hình văn hóa - xã hội đã có những chuyển biến tích cực góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Tuy nhiên, khó khăn hạn chế ở phía trước là hết sức nặng nề. Tất cả điều này đặt ra yêu cầu cho chính quyền thị trấn phải có những bước đi tiếp theo nhằm đưa thị trấn phát triển một cách toàn diện hơn trong thời gian tới.

Tiểu kết chƣơn 1

Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Bình Dương là minh chứng cho dòng chảy lịch sử của một vùng đất lâu đời, với một địa tầng văn hóa đa dạng và phong phú, chính điều đó là cơ sở, là sức mạnh tiềm ẩn giúp Bình Dương có bước phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng.

Là một thị trấn nằm trên Quốc lộ 1A thuận lợi cho giao lưu Bắc - Nam với các địa phương khác trong cả nước, nơi đây có đầy đủ các yếu tố về vị trí địa lý và tiềm năng con người, thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Điều đó minh chứng cho vùng đất có các thành tố để trở thành một đô thị theo hướng văn minh hiện đại. Tuy nhiên, từ khi thành lập kinh tế chưa có sự chuyển dịch theo đúng hướng, việc quy hoạch cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, công nghiệp chưa định hình rõ nét, các hoạt động thương mại - dịch vụ còn sơ khai chưa đồng bộ, trình độ lực lượng lao động còn thấp, đó cũng là những khó khăn để thị trấn có những hướng đi đột phá trong các giai đoạn phát triển tiếp theo.

Có thể thấy, điểm nổi bật của vùng đất này là vị thế trung tâm, nơi hội tụ và kết nối giữa các địa phương trong vùng cùng phát triển. Nó xứng đáng trở thành một đô thị theo hướng hiện đại và nơi đầu tàu phát triển kinh tế phía Bắc huyện Phù Mỹ ở hiện tại và trong tương lai.

Chƣơn 2

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRẤN BÌNH DƢƠNG TRONG GIAI ĐOẠN 2002 - 2010

2.1. Vị thế và định hƣớn phát triển thị trấn B nh Dƣơn i i đoạn 2002 - 2010

2.1.1. Vị thế của thị trấn Bình Dương trong quy hoạch phát triển của huyện Phù Mỹ và tỉnh Bình Định

Do sự phát triển nội tại cũng như để biến Bình Dương thành đầu tàu, động lực phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phù Mỹ và khu vực phía Bắc tỉnh Bình Định, Chính phủ ra nghị định thành lập thị trấn Bình Dương với không gian đô thị được quy hoạch tại 4 thôn của xã Mỹ Lợi, bao gồm Dương Liễu Tây, Dương Liễu Nam, Dương Liễu Đông và Dương Liễu Bắc. Tổng diện tích đất tự nhiên 392 ha, dân số 5.420 người. Từ đây, thị trấn Bình Dương mang một trọng trách, sứ mệnh lịch sử lớn lao.

Đề án thành lập thị trấn Bình Dương, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định nêu rõ Bình Dương có vị trí địa lý đặc biệt, nằm ở trung tâm phía bắc của huyện Phù Mỹ cách huyện lỵ Phù Mỹ 14km, có Quốc lộ 1A và Tỉnh lộ ĐT 632 đi qua; giáp với huyện Hoài Nhơn đầu tàu kinh tế phía Bắc của tỉnh Bình Định. Bình Dương có vị trí chiến lược về kinh tế, quốc phòng và an ninh. Với lợi thế đó, việc thành lập thị trấn Bình Dương sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, thương mại - dịch vụ gắn liền với việc phát triển khu du lịch sinh thái tại Đầm Trà Ổ. Về lâu dài Bình Dương sẽ là một trong những đô thị vệ tinh của thị xã Hoài Nhơn trong tương lai; đảm nhận chức năng thương mại - dịch vụ, du lịch, phục vụ sự phát triển của khu vực phía Bắc tỉnh Bình Định. Việc thành lập thị trấn Bình Dương không làm mất đi vị trí chiến lược của khu vực, mà còn tạo điều kiện tốt hơn trong công tác đảm bảo yêu cầu quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, thị trấn Bình Dương thành lập sẽ giữ vai trò là trung tâm

hành chính, kinh tế, thương mại - dịch vụ và văn hóa, giáo dục thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phù Mỹ và các vùng lân cận.

Có thể nhận thấy thị trấn Bình Dương thành lập sẽ có vai trò rất lớn trong việc tạo ra động lực, môi trường và điều kiện cho sự phát triển hơn nữa kinh tế - xã hội của địa phương theo hướng chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, nông thôn thành kinh tế đô thị với công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ là các ngành mũi nhọn; tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, phát huy hiệu quả và sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao, thúc đẩy cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài. Đặc biệt, thị trấn bình Dương hình thành sẽ có tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bởi quá trình hình thành và phát triển đô thị gắn liền với phát triển công nghiệp, phát triển hạ tầng giao thông, thương mại - dịch vụ; thúc đẩy đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, nâng cao mức sống cho người dân. Ngoài ra, còn chuyển dịch được một số lượng lớn lao động nông nghiệp sang làm việc ở lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn.

Như vậy, trong quy hoạch tổng thể chung của toàn tỉnh, Bình Dương đóng một vai trò hết sức quan trọng. Trước hết Bình Dương phải cùng với Bồng Sơn, Tam Quan trở thành 3 đô thị trọng điểm ở phía Bắc của tỉnh. Sự phát triển của Bình Dương sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của các địa phương còn lại, tạo thành liên kết vùng góp phần xây dựng vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bình Định. Đối với huyện Phù Mỹ, sự hình thành và phát triển của Bình Dương sẽ tạo nên một cực tăng trưởng mới của huyện. Cùng với thị trấn Phù Mỹ, thị trấn Bình Dương hình thành sẽ tạo điểm nhấn trong phát triển kinh tế - xã hội ở phía Bắc của huyện, tạo thế cân bằng trong quá trình phát triển, rút ngắn khoảng cách với trung tâm huyện lỵ Phù Mỹ. Đồng thời, về lâu dài với việc hình thành đô thị Mỹ Chánh, lúc đó Phù Mỹ, Bình Dương và Mỹ

Chánh sẽ tạo thành tam giác phát triển của toàn huyện. Với sứ mệnh và vị thế đó Bình Dương phải phát triển thành một trung tâm đô thị hiện đại, là hạt nhân, trung tâm kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục phía Bắc của huyện Phù Mỹ và tỉnh Bình Định.

Với vị trí đầu tàu, sự phát triển của Bình Dương sẽ có tác dụng thúc đẩy lớn đối với sự phát triển của các xã phía Bắc của huyện vốn là những xã có điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn. Hơn nữa, trong quá trình đô thị hóa ngày càng lớn sẽ kéo theo quá trình đô thị hóa các vùng lân cận. Do đó, trong thời kỳ đổi mới, sự phát triển của thị trấn Bình Dương không chỉ là kết quả, thành quả của riêng thị trấn, mà còn phản ánh bộ mặt chung của huyện Phù Mỹ. Bình Dương được kỳ vọng như là một cực tăng trưởng mới của huyện Phù Mỹ.

2.1.2. Định hướng và quy hoạch phát triển thị trấn Bình Dương trong giai đoạn 2002 - 2010

Từ những năm 2000 trở đi, dưới ánh sáng của công cuộc đổi mới, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định đã có những bước phát triển khởi sắc, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện; nhằm tạo bước đột phá để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XVI (2001) đã đề ra phương hướng: “Phát huy nội lực, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, trước hết là trên lĩnh vực nông nghiệp và kinh tế nông thôn, bảo đảm cho nền kinh tế tăng trưởng liên tục, bền vững”[13]. Dựa trên những phương hướng đó, trong giai đoạn 2001-2010, tỉnh Bình Định chủ trương tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chú trọng phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Trong đó, về phát triển kinh tế, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại - dịch vụ, du lịch; tăng cường các biện pháp để tạo nguồn thu và thu hút cho đầu tư phát triển. Đầu tư xây

dựng kết cấu hạ tầng, phát triển hệ thống đô thị và bảo vệ môi trường. Thực hiện tốt chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế. Tiếp tục

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quá trình phát triển của thị trấn bình dương, huyện phù mỹ, tỉnh bình định từ năm 2002 đến năm 2020 (Trang 30)