Quy hoạch phát triển không gian đô thị

Một phần của tài liệu Quá trình phát triển của thị trấn bình dương, huyện phù mỹ, tỉnh bình định từ năm 2002 đến năm 2020 (Trang 40 - 43)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Quy hoạch phát triển không gian đô thị

Với phương châm huy động mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, trong giai đoạn đầu mới thành lập tỉnh Bình Định và huyện Phù Mỹ đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng hạ tầng đô thị, xây dựng nhà máy, xí nghiệp, quy hoạch không gian nhằm giúp Bình Dương trở thành trung tâm hành chính, kinh tế, thương mại - dịch vụ, văn hóa, giáo dục phía Bắc của huyện Phù Mỹ.

Theo định hướng quy hoạch đề ra từ năm 2000, phạm vi nghiên cứu quy hoạch thị trấn Bình Dương được xác định dựa trên cơ sở bản đồ khảo sát đo đạc địa hình tỷ lệ 1/2000, tổng diện tích đất quy hoạch là 392 ha. Về quy hoạch sử dụng đất đai, trên cơ sở thực trạng khó khăn của thị trấn lúc mới thành lập, UBND thị trấn đã tập trung rà soát quy hoạch tổng thể để đáp ứng nhu cầu phát triển đến năm 2015. Trong đó, quy hoạch, sắp xếp, tổ chức lại các tuyến giao thông hợp lý; bố trí các khu dân cư, thương mại - dịch vụ, y tế, văn hóa, giáo dục, trường học, thể dục, thể thao và khu hành chính thị trấn Bình Dương theo chức năng quy hoạch. Theo đó, thị trấn sẽ hình thành 4 khu chức năng gồm khu hành chính, công trình công cộng và giáo dục; khu thương mại - dịch vụ; khu dân cư và khu công viên cây xanh.

Về quy hoạch xây dựng các khu dân cư, đối với nhà ở dọc Quốc lộ 1A, khi xây dựng kiên cố phải đảm bảo lộ giới 52m, chiều cao trung bình là ba tầng. Đối với nhà ở dọc tuyến đường Tỉnh lộ ĐT 632, tuyến đường đi xã Mỹ

Châu, tuyến đường đi thôn Chánh Khoan (xã Mỹ Lợi) chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới xây dựng đỏ theo lộ giới là 22m. Các khu dân cư còn lại bố trí xây dựng trên các tuyến giao thông trong nội bộ trung tâm thị trấn. Nhà ở dọc tuyến đường Tỉnh lộ ĐT 632 và các đường khác trong trung tâm có chiều cao là hai tầng, riêng phía Bắc xây dựng nhà vườn chiều cao là 1 tầng.

Đối với khu hành chính, công trình công cộng và giáo dục, Trường mầm non vẫn giữ nguyên vị trí cũ, có diện tích 2.025m², định hướng quy hoạch mở rộng diện tích lên 10.816m². Trường tiểu học Bình Dương giữ nguyên vị trí cũ có diện tích 12.743m², định hướng mở rộng đến năm 2015 diện tích sẽ là 17.608m². Trường PTTH Số 2 Phù Mỹ giữ nguyên vị trí cũ có diện tích 32.372m², quy hoạch theo quy mô học sinh và quy chuẩn đất đai là 28.755m². Trường PTTH Bình Dương diện tích là 22.860m²; sân thể thao quy hoạch diện tích 39.245m²; khu sinh hoạt văn hóa tại vị trí cũ giao lại cho khu dân cư, chuyển về vị trí mới với diện tích 5.280m². Trụ sở Trung tâm hành chính quy hoạch diện tích đất là 3.000m²; trong đó, bao gồm các công trình như phòng làm việc, phòng họp của Đảng ủy, UBND, hội trường...Trụ sở công an diện tích 1.040m²; Bưu điện, ngân hàng vẫn giữ nguyên vị trí cũ. Trạm y tế tại vị trí cũ được quy hoạch cho khu dân cư, Trạm y tế mới quy hoạch về phía Tây chùa Thầy Phước có diện tích 13.000m² với quy mô 36 giường bệnh. Ngoài ra thị trấn cũng đã tiến hành quy hoạch nghĩa địa ở gần đồi Salem với diện tích 31.890m², định hướng lâu dài đưa ra ngoài khu trung tâm nằm về phía Đông Bắc trên đường đi thôn Chánh Khoan (xã Mỹ Lợi). Bãi rác hiện tại ở gần trường PTTH Số 2 Phù Mỹ với diện tích 1.786m², theo định hướng quy hoạch sẽ được chuyển đến vị trí gần bên nghĩa địa, cách nhau bởi giải phân cách bằng cây xanh rộng 20m.

Về khu thương mại - dịch vụ, chợ Bình Dương được quy hoạch mở rộng với tổng diện tích 22.177m², xung quanh chợ có các tuyến giao thông lộ giới từ 15m đến 22m; bến xe quy hoạch ở vị trí giáp Quốc lộ 1A và đường trục Trung tâm với diện tích 6.000m²; khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

được quy hoạch về phía Đông trên tuyến đường Tỉnh lộ ĐT 632, từng bước chuyển các cơ sở sản xuất dây nhựa đen, vàng, hai xưởng cưa xẻ gỗ, các xưởng sản xuất nằm trong khu trung tâm chuyển ra ngoài khu vực đất đã quy hoạch. Khu công viên cây xanh được quy hoạch tại khu vực đồi Salem.

Về quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, với phương châm giao thông phải “đi trước một bước”, trong những năm đầu thành lập thị trấn đã tập trung quy hoạch, đền bù giải phóng mặt bằng cho việc mở rộng hệ thống giao thông. Đối với Quốc lộ 1A có chiều dài 2,85km, quy hoạch lộ giới 52m có giải phân cách rộng 1m; trước mắt lòng đường 12m sẽ được mở rộng lên 30m. Các công trình xây dựng dọc Quốc lộ 1A phải đảm bảo đúng lộ giới 52m. Ngoài tuyến đường Quốc lộ 1A, thị trấn cũng đã tiến hành quy hoạch các tuyến đường còn lại bao gồm đường trục trung tâm thị trấn chiều dài 914m, có lộ giới 30m, giải phân cách trồng cây xanh rộng 3m, lòng đường mỗi bên rộng 8m, vỉa hè mỗi bên 5,5m. Đường Tỉnh lộ ĐT 632 có lộ giới 22m, chiều dài 1.002m, lòng đường rộng 12m, vỉa hè mỗi bên 5m. Đường có lộ giới 22m đi qua Trục đường trung tâm gồm có hai tuyến chính song song với Quốc lộ 1A. Tuyến đường từ xã Mỹ Châu, Mỹ Đức đi qua chợ Bình Dương đến bến xe có lộ giới 22m, chiều dài 1.634m, định hướng tiếp tục mở rộng về phía Nam. Đường từ thôn Chánh Khoan đi qua đường trục trung tâm có lộ giới 22m, định hướng mở rộng về phía Nam. Đường có lộ giới 22m giao với Quốc lộ 1A, hướng đi ra Ga Đất có lộ giới 18m, từ đường Tỉnh lộ ĐT 632 đi qua trục Trung tâm xuyên qua quốc lộ 1A dài 1.091m. Đường có lộ giới 22m, đường giới hạn khu đất quy hoạch trong năm 2015 dài 847m. Đường có lộ giới 20m, dài 437m, lòng đường 9m, vỉa hè mỗi bên 5,5m. Đường có lộ giới 18m, dài 1.794m, lòng đường 7m, vỉa hè mỗi bên 5,5m, khoảng lùi xây dựng 3m. Đường có lộ giới 15m, dài 1.870m, lòng đường 7m vỉa hè mỗi bên 4m khoảng lùi xây dựng 3m [36].

Đối với hệ thống cấp thoát nước, việc quy hoạch hệ thống cung cấp nước sinh hoạt tại thị trấn Bình Dương phải đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu về chất

lượng, áp lực lưu lượng nước cung cấp cho nhu cầu trong đô thị như nước sinh hoạt cho các hộ gia đình, các công trình công cộng, nước cho sản xuất, nước chữa cháy... Đảm bảo tỷ lệ cấp nước từ 50 ÷ 60 % dân cư, tiêu chuẩn 80 lít đến 100 lít người/ ngày. Ước tính nhu cầu sử dụng nước 600m³/ ngày đêm. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước, nguồn nước dự kiến được lấy từ đầm Trà Ổ và trạm bơm đặt tại đập Bứa. Nguồn nước được bơm về khu trung tâm có đặt một đài nước 100m³, cao 15m, dùng ống đường kính 150mm, dài 1.320m. Từ đài nước cung cấp cho toàn khu trung tâm với đường ống có đường kính 100mm, tổng chiều dài 6.000m [36].

Song song với việc quy hoạch hệ thống cấp nước, thị trấn cũng đã tiến hành quy hoạch hệ thống thoát nước. Hệ thống thoát nước chung, nước mưa và nước thải sinh hoạt được thải ra bằng hệ thống mương, cống thoát nước. Mương thoát nước chia làm hai loại, loại mương rộng 600mm, có tổng chiều dài 3.016m, loại mương rộng 700mm, có tổng chiều dài 655m. Cống thoát nước cho khu trung tâm chia làm bốn loại loại cống đường kính 600mm dài 2467m; loại cống đường kính 700mm dài 866m, loại cống đường kính 800mm dài 255m; loại cống đường kính 1000mm dài 300m [36].

Đối với hệ thống cấp điện, tại khu trung tâm Bình Dương hiện có một trạm biến áp ở khu vực chợ và một trạm điện 22/10 KV/0,4 kv tại khu vực gần đường Tỉnh lộ ĐT 632. Trạm điện tại khu vực chợ dự kiến sẽ được di chuyển sang nơi khác. Nguồn điện phục vụ cho thị trấn sẽ lấy từ tuyến điện Phù Mỹ - Bình Dương với việc xây dựng một trạm điện 22 kv dẫn vào khu trung tâm tại trạm điện 22/10 kv/0,4 kv có đường dây dài 868 m. Ngoài ra thị trấn sẽ tiến hành xây dựng 8 trạm hạ thế, mỗi trạm 10/0,4 kv; tổng số tuyến dây dẫn điện trong khu trung tâm là 5.600m [36].

Một phần của tài liệu Quá trình phát triển của thị trấn bình dương, huyện phù mỹ, tỉnh bình định từ năm 2002 đến năm 2020 (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)