7. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Hạ tầng kỹ thuật có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và chỉnh trang đô thị ở thị trấn Bình Dương là yêu cầu đặt ra bức thiết nhằm
đáp ứng quá trình đô thị hóa. Vì vậy, Đảng ủy và chính quyền thị trấn Bình Dương đã thu hút các nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, tỉnh, huyện và kinh phí của địa phương để xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
Ưu tiên hàng đầu của chính quyền thị trấn lúc này là tập trung mọi nguồn lực đẩy nhanh tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng để xây dựng cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, khu dân cư, hệ thống giao thông và các công trình công cộng. Thực hiện chủ trương đó trong những năm 2002-2005, thị trấn đã tiến hành di dời hơn 2.000 ngôi mộ, đền bù giải tỏa 18 ngôi nhà và nhiều công trình khác; tổng kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng hơn 5 tỷ đồng. Kết quả đến năm 2005 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thị trấn Bình Dương đã cơ bản hoàn thành việc giải phóng mặt bằng và bước đầu xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Ngoài ra, thị trấn đã tiến hành xây dựng nghĩa trang mới, bến xe với tổng kinh phí đầu tư xây dựng trên 12 tỷ đồng. Để đáp ứng yêu cầu làm việc, trong giai đoạn này chính quyền thị trấn đã xây dựng và đưa vào sử dụng trụ sở làm việc UBND thị trấn, trụ sở công an, nhà văn hóa tại 4 thôn, đài truyền thanh; tổng kinh phí xây dựng 2,2 tỷ đồng [9] .
Bên cạnh đó, thị trấn còn tập trung đầu tư xây dựng, sửa chữa hệ thống giao thông để phục vụ việc phát triển kinh tế - xã hội. Với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”, “dân làm nhà nước hỗ trợ”, trong những năm 2002-2005 thị trấn đã đổ bê tông 7,6 km đường giao thông nông thôn, mở mới 6km giao thông nội thị, sửa chữa Cống Sơn, bờ tràn đoạn đường từ chợ Cây Da đi thôn An Bão (xã Mỹ Lộc); tổng kinh phí đầu tư xây dựng 2,185 tỷ đồng, trong đó vốn do nhân dân đóng góp là 200 triệu đồng. Đặc biệt thị trấn đã đầu tư xây lắp hệ thống điện chiếu sáng dọc tuyến đường trục trung tâm thị trấn4
có chiều dài 950m, với tổng kinh phí đầu tư xây dựng gần 5 tỷ đồng [9]. Những công trình này vừa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vừa góp phần từng bước chỉnh trang bộ mặt đô thị, giúp cảnh quan thị trấn ngày càng khang trang sạch đẹp hơn.
4
Bước sang những năm 2006 - 2010, nhằm đẩy nhanh hơn nữa tiến trình công nghiệp hóa, cụm công nghiệp Bình Dương tiếp tục được đầu tư xây dựng và quy hoạch mở rộng lên 32 ha. Đặc biệt, thị trấn tiếp tục huy động các nguồn lực tập trung đầu tư bê tông hóa các tuyến đường nội thị dài hơn 19km; khánh thành công trình nước sạch nhằm đáp ứng 100% nhu cầu sử dụng nước sạch của nhân dân trên địa bàn. Một trong những dự án lớn, trọng điểm được hoàn thành trong giai đoạn này chính là công trình xây dựng mới trường THCS Bình Dương và Trạm y tế Bình Dương với tổng kinh phí trên 12 tỷ đồng [10]. Đây là những công trình có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của thị trấn không chỉ giai đoạn này mà còn có ảnh hưởng đến cả giai đoạn sau.
Bên cạnh đó, thị trấn tiếp tục sửa sang, xây mới một số đập thủy lợi để phục vụ việc tưới tiêu đồng ruộng, xây dựng được 08 nhà ở xã hội, 01 nhà ở thuộc diện chính sách, góp phần cải thiện nhà ở hộ chính sách và hộ nghèo, xóa nhà tạm. Hệ thống đài truyền thanh tiếp tục được sửa chữa, nâng cấp, mua sắm trang thiết bị thu phát sóng với tổng kinh phí trên 50 triệu đồng đã phủ sóng 100% trên địa bàn thị trấn. Tính chung trong những năm từ 2006 - 2010, tổng vốn đầu tư xây dựng toàn xã hội đạt 327,880 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước là 52,08 tỷ đồng, riêng ngân sách thị trấn là 22,735 tỷ đồng, vốn đầu tư cho giáo dục là 11,7 tỷ đồng [10].
Như vậy, trong hơn 8 năm đầu thành lập, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn song với sự đầu tư đúng hướng, có trọng tâm, trọng điểm chính quyền đã đẩy nhanh được tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng, từng bước đáp ứng yêu cầu của quá trình đô thị hóa. Bộ mặt thị trấn không ngừng thay đổi. Những chuyển biến về cơ sở hạ tầng đã góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội.
2.3. Sự phát triển kinh tế, văn hó - xã hội củ thị trấn B nh Dƣơn trong i i đoạn 2002 - 2010
2.3.1. Phát triển kinh tế
Những ngày đầu mới thành lập, nền kinh tế thị trấn gặp rất nhiều khó khăn trên mọi lĩnh vực. Song nhờ có đường lối đổi mới của Đảng, đặc biệt là
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010; cùng với những chủ trương định hướng đúng đắn của tỉnh và huyện, tất cả như luồng sinh khí mới đến với vùng đất Bình Dương đầy khát vọng vươn lên. Với tinh thần năng động, sáng tạo Đảng bộ và chính quyền thị trấn đã khắc phục mọi khó khăn, nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức khơi dậy mọi tiềm năng thế mạnh của địa phương để tập trung phát triển kinh tế. Năm 2002 dường như là cột mốc khởi đầu cho một quá trình thay đổi đầy kỳ diệu. Kể từ đây, nền kinh tế của thị trấn đã có sự chuyển biến toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xuất phát từ tình hình thực tiễn của địa phương trong những năm đầu mới thành lập, chính quyền thị trấn Bình Dương xác định ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phải là một trong những ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế của thị trấn. Do đó, thị trấn chủ trương mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi nhằm phát triển các ngành nghề truyền thống và các ngành nghề mới góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người dân. Khuyến khích phát triển nghề phụ gia đình; đối với cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Bình Dương, tập trung vận động các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài địa phương đầu tư sản xuất, kinh doanh.
Thực hiện chủ trương đó, trong những năm 2002-2005 chính quyền thị trấn đã tận dụng mọi nguồn lực để đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, đề ra nhiều chính sách phù hợp nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; đẩy nhanh tiến độ xây dựng cụm công nghiệp ở phía đông thị trấn. Nhờ đó, đến năm 2005 cụm công nghiệp Bình Dương đã cơ bản hoàn thành phương án đền bù, giải phóng mặt bằng. Đồng thời, thị trấn cũng đang tiến hành triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho cụm công nghiệp như hoàn thiện hệ thống giao thông nội bộ, hệ thống điện, cấp thoát nước, cây xanh... để sử dụng khi cụm công nghiệp đi vào vận hành. Tính đến năm 2005 đã có 20 doanh nghiệp đăng ký sản xuất kinh doanh. Trong đó có 02 doanh nghiệp đã cơ
bản hoàn thành việc thi công xây dựng nhà xưởng, bến bãi, khu vận hành; tổng số vốn xây dựng trên 3 tỷ đồng.
Từ năm 2006, cụm công nghiệp Bình Dương tiếp tục được đầu tư xây dựng và mở rộng. Đến năm 2010 có thêm 16 dự án đăng ký kinh doanh, trong đó có 12 dự án đã đi vào sản xuất. Các dự án chủ yếu tập trung sản xuất các mặt gỗ gia dụng, chế tạo kim loại, khai thác chế biến titan... Hoạt động của cụm công nghiệp Bình Dương đã góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho gần 1000 lao động trong và ngoài địa phương. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân hàng năm 31,26% [10].
Với tiềm năng lợi thế của mình, thị trấn đã xác định cùng với công nghiệp, thương mại - dịch vụ là hai lĩnh vực kinh tế chủ đạo trong tương lai. Do đó, thị trấn đã tập trung mọi nguồn lực, ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển; đẩy nhanh việc xây dựng chợ, khu trung tâm thương mại, khuyến khích phát triển nhiều loại hình dịch vụ, tạo ra một thị trường thương mại phong phú mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhờ có vị trí thuận lợi, từ năm 2002 đến 2005, tình hình sản xuất kinh doanh dịch vụ trên địa bàn chuyển biến khá rõ rệt, tạo được ưu thế cho sự phát triển kinh tế địa phương. Các hoạt động về thương mại - dịch vụ phát triển tương đối mạnh, nhất là dịch vụ vận tải, dịch vụ hàng thương phẩm, dịch vụ ăn uống, giải khát. Đến năm 2005 trên địa bàn thị trấn có 549 hộ với 975 lao động làm việc trong ngành dịch vụ. Giá trị sản xuất tăng trưởng bình quân hàng năm 13,86% (xem Bảng 1, Phụ lục 3).
Từ năm 2006, hoạt động thương mại - dịch vụ tiếp tục được khuyến khích phát triển. Bên cạnh việc tạo điều kiện cho các hộ tiếp cận nguồn vốn để hỗ trợ sản xuất kinh doanh, thị trấn cũng kêu gọi và tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân đăng ký kinh doanh thương mại - dịch vụ. Nhờ đó, số hộ tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này ngày càng tăng. Đến năm 2010, trên địa bàn thị trấn đã có 572 cơ sở hoạt động trên lĩnh vực thương mại - dịch vụ như dịch vụ vận tải có 125 xe, thương mại có 297 cơ sở; 116 cơ sở kinh
doanh nhà nghỉ, nhà hàng, ăn uống, giải trí và 34 cơ sở dịch vụ khác. Mạng lưới dịch vụ, nhất là dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, ăn uống, giải trí phát triển ngày càng mạnh. Phương tiện vận tải tăng nhanh về số lượng, nâng cao chất lượng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Những thay đổi căn bản trên đã tạo cho lĩnh vực kinh tế thương mại- dịch vụ của thị trấn giai đoạn này diễn ra sôi động và góp phần quan trọng vào việc làm phong phú hơn các mặt hàng lưu thông trên thị trường, bình ổn giá cả ở địa phương, giải quyết việc làm ổn định cho 1.476 lao động; giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 28,65%.
Về nông nghiệp, trong những năm đầu thành lập, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, thị trấn đã phối hợp trạm khuyến nông của huyện tập huấn cho nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Khuyến khích nông dân sử dụng giống lúa cấp 1, trồng các loại cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày phù hợp với loại đất sa bồi, bạc màu, thiếu nước tưới. Khuyến khích nông dân xen canh, luân canh thích hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để nâng cao năng suất và chất lượng nông phẩm, bên cạnh việc đẩy mạnh áp dụng kỹ thuật gieo lúa sạ, thị trấn cũng tăng cường chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, khảo nghiệm nhiều giống lúa mới và giống thuần chủng; khảo nghiệm giống cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày cho năng suất cao. Từ kết quả khảo nghiệm, thị trấn phối hợp Phòng Nông nghiệp huyện Phù Mỹ đẩy mạnh khâu sản xuất lúa giống nhằm cung cấp đủ cho nông dân sản xuất. Nhờ đó, tỷ lệ diện tích trồng lúa cấp 1 trên địa bàn đạt trên 90%. Bên cạnh đó thị trấn cũng chú trọng cải tạo chuyển đổi phần diện tích sa bồi, bạc màu thiếu nước tưới chỉ trồng được 1 vụ lúa, một vụ màu hoặc 2 vụ lúa năng suất thấp sang trồng cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày và rau thực phẩm. Những chuyển đổi này giúp giải quyết được khó khăn trong chỉ đạo sản xuất và nâng cao giá trị sản lượng nông nghiệp của thị trấn. Tính chung trong những năm từ 2002-2005, tổng diện tích gieo trồng bình quân hàng năm là 244,2 ha. Trong đó, diện tích lúa hàng năm là 200 ha, năng suất bình quân 42 tạ/ha, sản
lượng 840 tấn, cấp I hóa giống lúa đạt 90% trở lên, giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha canh tác là 27,122 triệu đồng. Ngoài diện tích gieo trồng cây lương thực, năm 2002 có 38 ha hoa màu các loại, đến năm 2005 diện tích hoa màu tăng lên 65,8 ha. Trong đó, ngoài diện tích trồng lạc( đậu phụng) và ngô còn có 8,5 ha đậu các loại, 4,5 ha dưa, 2 ha mía, 16,6 ha rau các loại đều đạt năng suất cao. Giá trị sản xuất năm 2002 đạt 4.841.028 000 đồng, đến năm 2005 đạt 5.880.047.000 đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 6,69%/năm (theo giá cố định năm 1994), năng suất bình quân 16 tạ/ ha [9].
Sang những năm 2006-2010, sản xuất nông nghiệp tiếp tục ổn định và phát triển. Tổng diện tích gieo trồng bình quân hằng năm là 257,81 ha. Trong đó, ổn định diện tích lúa hằng năm 197,74 ha, năng suất bình quân 48,23 tạ/ha, sản lượng 953,7 tấn, cấp I hóa giống lúa đạt 95% trở lên. Diện tích hoa màu là 60,07 ha, trong đó ngô 15,5 ha, năng suất bình quân 37,58 tạ/ha, sản lượng 58,25 tấn; lạc 26 ha, năng suất 20,5 tạ/ha, sản lượng 53,3 tấn; mì 03 ha, năng suất 190 tạ/ha, sản lượng 57 tấn; 7,07 ha rau dưa các loại và 8,5 ha cây trồng khác đều cho năng xuất cao. Giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 3,97%[10]. Công tác chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật được chú trọng, năng suất, chất lượng và hiệu quả các loại cây trồng được nâng lên (xem Bảng1, Phụ lục 4).
Thực hiện chủ trương của Đại hội Đảng bộ thị trấn lần thứ I, lãnh đạo thị trấn tích cực đẩy mạnh đa dạng hóa vật nuôi và chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi. Chương trình lai tạo bò các loại tạo nhiều giống bò lai mới được thực hiện tốt. Trong những năm 2002 - 2005, đàn bò có 577 con, trong đó có 250 con bò lai chiếm tỷ lệ 43,3%. Chương trình nạc hóa đàn heo cũng được chú trọng, đến năm 2005 đàn heo có 1.339 con, trong đó heo hướng nạc là 910 con. Đàn gia cầm của thị trấn cũng tăng mạnh với trên 8.800 con, trong đó đàn vịt có 1.170 con. Từ năm 2006, chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả, nhất là chăn nuôi gia súc. Công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được chú trọng. Các mô hình kinh tế
trang trại, gia trại, kinh tế vườn... được mở rộng và đạt hiệu quả khá cao, góp phần đáng kể vào việc tăng thu nhập cho nông dân. Tính đến năm 2010, đàn bò lai chiếm 68,75%, đàn lợn lai kinh tế chiếm 98,8%.
Tính chung trong giai đoạn từ 2002 đến 2010, ngành chăn nuôi đã có những bước phát triển về số lượng, chất lượng, tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nền nông nghiệp có bước chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên ngành trồng trọt và chăn nuôi của thị trấn Bình Dương còn gặp những khó khăn và hạn chế. Đó là việc thực hiện cơ giới hoá trong nông nghiệp diễn ra chậm, năng suất nhiều loại cây trồng nhìn chung còn thấp, thị trường đầu ra chưa đảm bảo giá cả thu mua một số nông phẩm không ổn định.
Sự phát triển của nền sản xuất đã tạo ra nguồn thu ngân sách ổn định, công tác tài chính, tín dụng phát triển nhanh; các biện pháp thu và điều hành ngân sách nhà nước đảm bảo chặt chẽ và đúng nguyên tắc; thu ngân sách bình quân tăng qua các năm. Trong giai đoạn từ 2002 đến 2010, tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng nhanh, vượt chỉ tiêu kế hoạch nhà nước. Tốc độ tăng bình