Phát triển văn hóa xã hội

Một phần của tài liệu Quá trình phát triển của thị trấn bình dương, huyện phù mỹ, tỉnh bình định từ năm 2002 đến năm 2020 (Trang 51)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Phát triển văn hóa xã hội

Thực hiện chủ trương tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. Trong giai đoạn từ 2002-2010, cấp ủy, chính quyền thị trấn Bình Dương đã tập trung phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, đẩy mạnh công tác y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, nếp sống văn minh đô thị và thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

Với phương châm “tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa”[23], bên cạnh việc coi trọng phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa cũng được cấp ủy, chính quyền thị trấn coi trọng. Để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân, thị trấn đã xây dựng và khánh thành Đài truyền thanh với tổng kinh phí trên 50 triệu đồng, góp phần phủ sóng phát thanh trên toàn bộ địa bàn thị trấn. Hàng năm, bộ phận văn hóa thông tin phối hợp với các đoàn thể đã tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao mừng Đảng - mừng Xuân; tổ chức các hoạt động chào mừng các ngày lễ trọng đại của đất nước. Các hoạt động văn hóa thể thao kết hợp với đài truyền thanh đã góp phần vào việc đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân. Bên cạnh đó, việc đầu tư mua sắm các phương tiện thông tin trong nhân dân cũng có nhiều khởi sắc, số hộ có máy thu hình, máy vi tính không ngừng tăng lên, mạng lưới thông tin liên lạc không ngừng phát

triển. Đến năm 2005, trên địa bàn thị trấn có hơn 500 máy điện thoại cố định, bình quân 11,4 người/máy. Tính đến năm 2010, trong nhân dân số hộ có máy thu hình trên 95%, số hộ sử dụng máy vi tính đang từng bước phát triển, người dân sử dụng điện thoại di động trên 75%.

Công tác xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII tiếp tục được đẩy mạnh. Cuộc vận động xây dựng “thôn văn hóa”, “gia đình văn hóa” và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân. Ngay từ năm 2002, đã có 100% số thôn đăng ký xây dựng làng văn hóa và gần 100% các gia đình đăng ký thực hiện 5 tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Qua cuộc vận động này, thuần phong, mỹ tục, đạo đức, văn hóa truyền thống trên địa bàn được giữ gìn, phát huy. Số hộ gia đình đạt danh hiệu “gia đình văn hóa” không ngừng tăng lên. Năm 2002 có 929 gia đình văn hóa đạt 94,6%; năm 2005 có 1.010 gia đình văn hóa đạt 97,11%, tăng 81 gia đình văn hóa so với năm 2002. Hàng năm, có từ 25 đến 28 gia đình đạt danh hiệu “gia đình văn hóa” tiêu biểu cấp tỉnh - huyện - thị trấn. Đến năm 2005, có 01 thôn được đề nghị đạt “thôn văn hóa” cấp tỉnh và 02 thôn đạt “thôn văn hóa” cấp huyện [9]. Từ năm 2006, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ngày càng đi vào chiều sâu và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đến năm 2010 có tới 1.290 gia đình văn hoá đạt 95,17%, tăng 287 gia đình văn hoá, vượt 29,30% so với năm 2004; có thêm 2 thôn đạt “thôn văn hóa” cấp cấp tỉnh và 02 thôn đạt “thôn văn hóa” cấp huyện [10]. Phong trào thể dục thể thao được phát triển rộng rãi, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể. Những kết quả đạt được của phong trào đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự ở địa phương.

Trọng tâm của chính sách văn hóa chính là coi trọng việc phát triển giáo dục và đào tạo. Những ngày đầu mới thành lập, Ngành Giáo dục và Đào tạo đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Hệ thống trường học chưa hoàn

chỉnh, cơ sở vật chất thiếu thốn, đội ngũ giáo viên chưa đảm bảo theo chuẩn quy định. Trước thực trạng đó, chính quyền thị trấn đã tìm mọi giải pháp để khắc phục khó khăn. Được sự giúp đỡ của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định, Phòng Giáo dục và Đào tạo Phù Mỹ và sự cố gắng của đội ngũ thầy và trò sự nghiệp giáo dục bắt đầu có sự khởi sắc.

Với tinh thần “thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tǎng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển” [23]. Chính quyền thị trấn đã tập trung mọi nguồn lực để đầu tư cho giáo dục, tạo điều kiện để giáo dục và đào tạo đi trước một bước. Trên tinh thần đó, Ngành Giáo dục và Đào tạo thị trấn tập trung mở rộng quy mô trường lớp, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục coi trọng việc đa dạng hóa nguồn đầu tư theo hướng nhà nước và nhân dân cùng làm.

Để thực hiện mục tiêu đó, bước đi đầu tiên của ngành giáo dục là đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, tập trung nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất các nhà trường theo hướng kiên cố hóa, cao tầng hóa; cùng với đó là bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho nhân dân về vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của mỗi gia đình và địa phương. Đồng thời làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục ở từng gia đình, dòng họ trong việc động viên con em chăm lo học tập, tu dưỡng đạo đức, phấn đấu vươn lên để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.

Trong những ngày đầu thành lập khó khăn lớn nhất của Ngành Giáo dục và Đào tạo là hệ thống trường học chưa hoàn chỉnh, thị trấn chưa có trường THCS, mới có 1 Trường mầm non, 1 Trường tiểu học, cơ sở vật chất thiếu thốn, xuống cấp trầm trọng, cảnh nhà tranh, vách đất vẫn còn hiện hữu [8]; để khắc phục khó khăn đó Ngành Giáo dục và Đào tạo phải mượn tạm một phần khu làm việc các cơ quan, đơn vị làm nhà học tạm bợ 3 ca; thiếu thầy giỏi, trò giỏi, chất lượng giáo dục đứng tốp dưới của huyện; đời sống của nhân dân

chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, thiên nhiên khắc nghiệt nên ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư cho con em học tập, trình độ dân trí thấp.

Vì vậy ưu tiên của thị trấn lúc này là đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp. Trên tinh thần đó, trong giai đoạn 2002-2010, thị trấn đã đầu tư sửa chữa, xây dựng phòng học, mua sắm một số thiết bị cho Trường tiểu học và Trường mẫu giáo, nhờ đó hệ thống trường lớp trên địa bàn ngày càng khang trang sạch đẹp, đáp ứng nhu cầu học tập cho con em trong độ tuổi đến trường, xóa tình trạng học ca 3. Từ năm học 2008 -2009, cơ sở vật chất được tiếp tục được tăng cường đáng kể, thị trấn đã đầu tư xây mới trường trung học cơ sở (THCS) Bình Dương, tiến hành tách trường PTTH số 2 Phù Mỹ thành Trường THCS Bình Dương và Trường trung học phổ thông (THPT) số 2 Phù Mỹ. Đây có thể coi là dấu ấn nổi bật của Ngành Giáo dục thị trấn trong giai đoạn này. Tính đến năm 2010, tổng vốn đầu tư cho giáo dục là 11,7 tỷ đồng; trong đó vốn ngân sách thị trấn là 8,9 tỷ đồng, vốn huy động theo chủ trương xã hội hóa giáo dục 388 triệu đồng [10].

Để nâng cao chất lượng giáo dục, công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên được Ngành Giáo dục đặc biệt coi trọng. Hàng năm tổ chức các đợt bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng định kỳ về chuyên môn, phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin, nhờ đó chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao đáp ứng yêu cầu dạy học trong tình hình mới. Đến năm 2005 trên địa bàn thị trấn đã có 136 giáo viên, trong đó có 16 giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 4 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 1 giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia, tỷ lệ giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn đạt 100%; nhiều lượt cán bộ, giáo viên được tặng giấy khen, bằng khen của các cấp.

Bên cạnh đó, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được chính quyền thị trấn đẩy mạnh. Thực hiện chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, thị trấn đã chỉ đạo thành lập và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội khuyến học. Ngoài Hội khuyến học cấp thị trấn, chính quyền còn tạo điều kiện và khuyến khích các thôn, trường học, dòng họ thành lập các chi hội

khuyến học. Các hội khuyến học đã tích cực vận động kêu gọi để thành lập các quỹ khuyến học, kịp thời khen thưởng những học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập và hỗ trợ kịp thời những học sinh có hoàn cảnh khó khăn được đến trường... Công tác xã hội hóa được đẩy mạnh hơn nữa qua việc thành lập và tạo mọi điều kiện cho Trung tâm học tập cộng đồng của thị trấn có những hoạt động thiết thực.

Với những nỗ lực đúng hướng trên đã mang lại kết quả khả quan, quy mô, chất lượng giáo dục và trình độ dân trí ngày một nâng cao, kết quả năm học sau cao hơn năm học trước (xem Bảng 1, Phụ lục 6).

Đến năm 2003 thị trấn đã hoàn thành phổ cập bậc THCS đúng với chỉ tiêu thời gian do Tỉnh ủy đề ra đối với toàn tỉnh là năm 2003. Công cuộc vận động trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt tỉ lên 100% đối với bậc tiểu học, 99,8 % đối với bậc THCS, chất lượng giáo dục được nâng lên ở các bậc học. Thành tích nổi bật nhất trên lĩnh vực giáo dục giai đoạn này là Trường mầm non thị trấn Bình Dương và Trường tiểu học Bình Dương đã đạt chuẩn Quốc gia. Trong đó, Trường tiểu học Bình Dương nhiều năm liền được nhận cờ thi đua đơn vị xuất sắc dẫn đầu trong phong trào thi đua của ngành Giáo dục tỉnh; được Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng Ba.

Công tác y tế ngày càng được quan tâm và có sự phát triển mọi mặt. Thị trấn đã tiến hành xây dựng mới Trạm y tế, đầu tư mua sắm trang thiết bị, bổ sung nguồn nhân lực có trình độ, nhờ đó việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân được chú trọng. Chất lượng khám chữa bệnh ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Công tác y tế dự phòng luôn được quan tâm, đã tích cực kiểm tra, giám sát các loại dịch bệnh. Nhờ đó, trong những năm qua chưa có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Các chương trình y tế quốc gia đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Tỷ suất sinh hàng năm giảm 0,7%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 16,7%. Chương trình phòng, chống các bệnh xã hội được triển khai thực hiện và đạt kết quả tích cực. Công tác kiểm tra an toàn thực phẩm luôn được tăng cường.

Thực hiện chính sách an sinh xã hội tiếp tục được các cấp ủy và chính quyền thị trấn coi là nhiệm vụ quan trọng. Chương trình vay vốn giải quyết việc làm và giảm nghèo được thực hiện có hiệu quả. Trong giai đoạn này thị trấn lập và thẩm định được nhiều dự án vay vốn để tạo việc làm và đào tạo nghề cho hàng trăm người nghèo. Hoạt động trợ cấp thường xuyên cho người nghèo, gia đình chính sách, hộ neo đơn là việc làm nhân ái nên nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Thị trấn đã vận động các tổ chức từ thiện, các nhà hảo tâm ủng hộ những gia đình gặp khó khăn do bão lụt hàng trăm tấn gạo, hàng hóa. Bên cạnh đó tiến hành điều tra hộ nghèo, hộ chính sách có nhà ở đơn sơ, phối hợp Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị vận động nhiều nguồn kinh phí cùng với sự hỗ trợ cấp trên đã xây dựng được 28 nhà ở cho hộ nghèo và gia đình chính sách; qua đó góp phần cải thiệnnhà ở hộ chính sách, hộ nghèo xóa nhà tạm.

Phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc các đối tượng chính sách và các hoạt động uống nước nhớ nguồn được quan tâm thực hiện; việc chi trả chế độ chính sách được kịp thời. Hằng năm, vào các ngày lễ, tết chính quyền thăm hỏi động viên, tặng quà cho gia đình chính sách, gia đình diện hộ nghèo và các cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vượt khó học giỏi. Bên cạnh đó, còn vận động xây dựng được các quỹ xã hội như quỹ đền ơn đáp nghĩa được 30.180.000 đồng, quỹ khuyến học 106.800.000 đồng, quỹ bảo trợ trẻ em 15.995.000 đồng, quỹ vì người nghèo 14.254.000 đồng. Nhờ các nguồn quỹ này hoạt động an sinh xã hội được duy trì thường xuyên và ngày càng hiệu quả.

Kinh tế phát triển đã nâng cao đời sống vật chất của nhân dân lên một bước. Thu nhập bình quân đầu người năm 2004 đạt mức 7,96 triệu đồng đến năm 2010 tăng lên 28,94 triệu đồng. Các giải pháp đồng bộ trong chính sách xã hội đã giúp cải thiện và nâng cao một bước đời sống tinh thần của đại bộ phận nhân dân. Chương trình xóa đói giảm nghèo được thực hiện có hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo từ 17,7% năm 2002, xuống còn 15,92% năm 2004. Năm 2005 tổ chức điều tra có 120 hộ, chiếm tỷ lệ 14,23% , xuống còn 13,3% năm 2010.

2.4. Đánh iá sự phát triển của thị trấn B nh Dƣơn tron i i đoạn 2002 - 2010

Trải qua 8 năm hình thành và phát triển, thị trấn Bình Dương đã có những thay đổi nhanh chóng. Trong chặng đường đầu tiên đó, cùng với bối cảnh chung của đất nước thị trấn Bình Dương đứng trước những thuận lợi cơ bản. Đó là đường lối đổi mới của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ngày càng hoàn thiện và được cụ thể hóa đi vào cuộc sống; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của UBND huyện và các ban ngành ở huyện; sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự nỗ lực của các ngành, các đoàn thể, các thôn và nhân dân trong toàn thị trấn đã phát huy sức mạnh nội lực, đoàn kết quyết tâm phấn đấu xây dựng thị trấn ngày càng phát triển đi lên. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nhất định, địa phương cũng gặp rất nhiều khó khăn trên tất cả các lĩnh vực, nhưng trọng tâm đó là thị trấn mới thành lập, cán bộ từ thôn đến thị trấn mới tuyển dụng vào làm việc, còn trẻ, chưa có kinh nghiệm. Cơ sở vật chất nghèo nàn, việc giải phóng mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế là rất lớn, rất nặng nề nhưng nguồn lực có hạn. Bên cạnh đó, hạn hán, lũ lụt nguy cơ bệnh dịch đe dọa, nhiều vấn đề xã hội còn bức xúc chậm được giải quyết triệt để.

Đứng trước bối cảnh đó, cấp ủy chính quyền đã biết tận dụng mọi nguồn lực, đề ra các giải pháp hữu hiệu nhờ đó nền kinh tế thị trấn giai đoạn này có tốc độ tăng trưởng khá cao. Trong những năm từ năm 2002 đến năm 2005, giá trị sản xuất tăng trưởng bình quân hàng năm tăng 12,84%/năm. Đến những năm từ năm 2006 đến năm 2010, nền kinh tế của thị trấn tiếp tục phát triển và đạt mức tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 26,17%. Trong đó, công nghiệp và xây dựng 31,26%, thương mại - dịch vụ 28,65%, nông nghiệp 3,97%. Đây là mức tăng trưởng cao so với mặt bằng chung của các địa phương trong toàn huyện.

Những thành quả về kinh tế mà nhân dân thị trấn Bình Dương đạt được trong giai đoạn này là nhờ sự quan tâm, đầu tư của tỉnh và huyện cùng những

Một phần của tài liệu Quá trình phát triển của thị trấn bình dương, huyện phù mỹ, tỉnh bình định từ năm 2002 đến năm 2020 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)