Phòng cháy và chữa cháy

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất sữa cô đặc, sữa tiệt trùng, sữa chua đặc (Trang 122 - 127)

IV. Dự tính kết quả kinh doanh

4. Phòng cháy và chữa cháy

Cũng như điện và hơi, thiệt hại do hỏa hoạn là rất lớn, nó không những làm thiệt hại về kinh tế mà còn gây nguy hiểm cho công nhân. Vì thế tất cả các đường dây điện trong nhà máy phải được bọc cách điện tránh chập, nổ. Kho xăng dầu phải bố trí xa khu sản xuất, xưởng cung cấp bao bì được bố trí cuối hướng gió. Trong mỗi phân xưởng phải được bố trí các bình CO2. Hệ thống cấp thoát nước cứu hỏa được bố trí hợp lý, hệ thống cửa thoát hiểm phải thuận tiện..5. Vấn đề vệ sinh trong nhà máy

Việc vệ sinh trong nhà máy là một vấn để không thể thiếu, nhất là đối với nhà máy thực phẩm nói chung và các nhà máy sữa nói riêng. Như ta đã biết nước thải và rác thải của nhà máy thực phẩm chứa rất nhiều vi sinh vật, đặc biệt là các

Đối với các kho chữa nguyên liệu, kho thành phẩm phải thường xuyên vệ sinh, đảm bảo sạch sẽ, khô ráo để nguyên liệu và thành phẩm bảo quản được lâu dài. Đối với phân xưởng sản xuất vệ sinh phải được đảm bảo ở mức cao nhất, vì nếu không rất dễ có sự nhiễm tạp vào sản phẩm, do đó thiết bị phải được rửa và sát trùng sau mỗi công đoạn sản xuất.

Để hạn chế sự xâm nhập và phát triển của vi sinh vật trong nhà máy thì vấn đề thông gió và chiếu sáng cần được quan tâm ngay từ khi xây dựng.

Thông gió

Trong quá trình sản xuất, các thiết bị sinh ra nhiều nhiệt thừa làm tăng nhiệt độ trong phân xưởng. Nước ta lại có khí hậu nóng ẩm nên dễ gây sự khó chịu cho người công nhân khi làm việc. Vì vậy phải được bố trí thiết bị thông gió hợp lý, phân xưởng phải có cửa mái, cửa sổ, cửa chớp tạo sự lưu thông khí tốt, đối với phân xưởng nhiều thiết bị dùng nhiệt làm thêm cửa gió để tăng sự đối lưu không khí làm nhiệt thoát ra ngoài nhanh, công nhân làm việc dễ chịu, không bị nóng bức. Các thiết bị to không đặt ở cửa ra vào, cửa sổ để hạn chế gió tự nhiên.

Chiếu sáng

Ánh sáng trong phân xưởng phải được phân bố đều nhưng cần chú ý tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào nhà và tận dụng ánh sáng tự nhiên.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian làm viêc nghiêm túc cùng với tinh thần học hỏi, tìm tòi tài liệu kết hợp với những kiến thức đã được trang bị cùng với sự quan tâm, hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS Lâm Xuân Thanh em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất sữa từ nguyên liệu sữa bột với 3 dây chuyền công nghệ:

 Sữa cô đặc có đường : 90 triệu hộp/ năm.  Sữa tiệt trùng : 8 triệu lít/ năm.  Sữa chua đặc : 6 triệu lít/ năm.

Quá trình làm đồ án tốt nghiệp đã giúp em hiểu sâu sắc hơn về công nghệ sản xuất sữa vàcác sản phẩm của sữa nói riêng và tình hình sản xuất sản xuất và tiêu thụ sữa và các sản phẩm của sữa nói chung. Thông qua đây em cũng được tổng hợp các kiến thức từ công nghệ đến xây dựng cũng như kinh tế. Đây sẽ là những kiến thức, kinh nghiệm vô cùng bổ ích cho em cũng như tất cả các sinh viên sắp tốt nghiệp. Đó sẽ là hành trang giúp em tự tin hơn khi ra trường, cũng như cũng như sẽ tìm được công việc thực sự phù hợp.

Do thời gian làm đồ án có hạn, kinh nghiệm thực tế còn có phần hạn chế nên đồ án thiết kế của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô để bản đồ án của em được hoàn thiện hơn đồng thời để em rút ra những kinh nghiệm cho bản thân.

Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến các thầy cô trong Bộ môn Công nghệ sau thu hoạch, đặc biệt là PGS.TS Lâm Xuân Thanh, KTS Phan Đình Tính, Ths Nguyễn Tiến Dũng đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.

Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện:

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. PGS - TS Lâm Xuân Thanh. Giáo trình công nghệ các sản phẩm sữa. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.

[2]. Báo cáo tình hình chăn nuôi bò sữa 2001 - 2005. Định hướng phát triển 2006 - 2010 và 2015 của Cục chăn nuôi Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. [3]. PGS - TS Trần Thế Truyền, PGS - TS Lâm Xuân Thanh. Giáo trình thí

nghiệm kiểm tra sữa và các sản phẩm từ sữa.

[4]. PGS Ngô Bình ( chủ biên), Cơ sở xây dựng nhà công nghiệp, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, 1997.

[5]. TS Nguyễn Xuân Phương – TSKH Nguyễn Văn Thoa, Cơ sở lý thuyết và kỹ thuật sản xuất thực phẩm, NXB Giáo Dục, 2005

[6]. Ngô Trần Ánh (chủ biên), Kinh tế và quản lý doanh nghiệp, NXB Thống kê Hà Nội, 2003.

[7]. Cơ sở thiết kế phần điện trong nhà máy thực phẩm.

[8]. Dairy procesinh Handbook. [9]. www.Tetrapak.com

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ... 1

PHẦN I : LẬP LUẬN KINH TẾ. ... 4

PHẦN II. DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ. ... 9

I. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SỮA TIỆT TRÙNG, SỮA CHUA ĐẶC .... 9

II. YÊU CẦU NGUYÊN LIỆU TRONG SẢN XUẤT SỮA. ... 10

III. THUYẾT MINH QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHUNG. ... 15

IV. THUYẾT MINH QUY TRÌNH SẢN XUẤT SỮA TIỆT TRÙNG. ... 18

V. THUYẾT MINH QUY TRÌNH SẢN XUẤT SỮA CHUA ĐẶC. ... 20

VI. THUYẾT MINH QUY TRÌNH SX SỮA ĐẶC CÓ ĐƯỜNG ... 24

PHẦN III: TÍNH SẢN XUẤT. ... 27

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT CHUNG. ... 27

I. TÍNH SẢN XUẤT SỮA TIỆT TRÙNG. ... 27

II. SẢN PHẨM SỮA CHUA ĐẶC. ... 30

III. SẢN PHẨM SỮA ĐẶC CÓ ĐƯỜNG. ... 33

PHẦN IV:TÍNH VÀ CHỌN THIẾT BỊ ... 36

I. SẢN PHẨM SỮA TIỆT TRÙNG UHT. ... 36

II. SẢN PHẨM SỮA CHUA ĐẶC. ... 41

III. SẢN PHẨM SỮA ĐẶC CÓ ĐƯỜNG. ... 45

PHẦN V: TÍNH HƠI - LẠNH - ĐIỆN - NƯỚC ... 52

I. TÍNH HƠI ... 52

II. TÍNH LẠNH ... 59

III. TÍNH ĐIỆN ... 66

III.2. Tính phụ tải động lực ... 89

III.3. Xác định phụ tải tính toán ... 90

III.4. Xác định hệ số công suất và dung lượng bù ... 90

III.5. Tính điện tiêu thụ hàng năm ... 91

IV. TÍNH NƯỚC ... 93

IV.1. Cấp nước ... 93

IV.2. Thoát nước ... 94

PHẦN VI: TÍNH XÂY DỰNG ... 96

NHIỆM VỤ THIẾT KẾ. ... 96

TÍNH XÂY DỰNG. ... 97

I.Xác định vị trí khu đất. ... 97

II. Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy. ... 97

III. Phân xưởng sản xuất chính. ... 102

IV. Thuyết minh xây dựng. ... 103

V. Tính hệ số xây dựng và hệ số sử dụng. ... 111

PHẦN VII: TÍNH KINH TẾ ... 114

I. Vốn cố định. ... 115

II. Chi phí hàng năm ... 117

III. Doanh thu ... 119

IV. Dự tính kết quả kinh doanh. ... 119

PHẦN VIII: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH XÍ NGHIỆP ... 121

1. An toàn về thiết bị ... 121

2. An toàn về điện ... 121

3. An toàn về hơi ... 122

4. Phòng cháy và chữa cháy ... 122

KẾT LUẬN ... 124

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất sữa cô đặc, sữa tiệt trùng, sữa chua đặc (Trang 122 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)