Thuyết minh tổng bình đồ nhà máy

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất sữa cô đặc, sữa tiệt trùng, sữa chua đặc (Trang 112 - 115)

VI.1. Tổng mặt bằng nhà máy.

Sau khi chọn địa điểm và diện tích xây dựng nhà máy, tính được các hạng mục công trình và dựa vào nguyên tắc thiết kế tổng bình đồ ta sẽ tiến hành bố trí các công trình trên tổng mặt bằng nhà máy.

Khu đất xây dựng nhà máy có tổng diện tích là: 23400 m2.

+ Nhà máy có 2 cổng ra vào, 1 cổng chính lớn và 1 cổng phụ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của cán bộ, công nhân…và việc xuất nhập sản phẩm cũng như nguyên liệu.

+ Nhà bảo vệ được bố trí nằm ngay cạnh cổng chính, để đảm bảo kiểm soát hết các hoạt động của nhà máy.

+ Khu nhà hành chính, nhà hội họp, nhà ăn, phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm được bố trí gần cổng, vị trí thuận lợi nhất mà không ảnh hưởng đến điều kiện khí hậu cho phân xưởng sản xuất chính, có bố trí cây cảnh giữ gìn cảnh quan của nhà máy.

+ Khu vực sản xuất chính bố trí giữa nhà máy, kho nguyên liệu bố trí ngay đầu dây chuyền sản xuất, kho thành phẩm bố trí cuối dây chuyền sản xuất và được bố trí gần đường đi để tạo thuận lợi cho việc vận chuyển.

+ Kho hóa chất ở cuối hướng gió chủ đạo, kho nhiên liệu đặt gần lò hơi. + Các phân xưởng phụ trợ cho sản xuất như lò hơi, phân xưởng máy lạnh, trạm cấp nước đặt gần xưởng sản xuất để giảm đương ống vận chuyển, lò hơi đặt cuối hướng gió.

+ Phân xưởng cơ khí cũng cần đặt cuối hướng gió chủ đạo nhưng cũng cần đảm bảo đặt gần phân xưởng sản xuất.

+ Trạm biến áp cần đặt ở vị trí thuận lợi để phân phối điện đều cho các khu vực tiêu thụ, đồng thời không ảnh hưởng tới giao thông, đảm bảo an toàn cũng như mỹ quan của toàn nhà máy.

+ Khu xử lý nước thải bố trí cuối nhà máy và cuối hướng gió chủ đạo.

+ Nhà vệ sinh, nhà tắm đặt gần lối vào phân xưởng sản xuất chính và nằm ở cuối hướng gió chủ đạo, tháp nước bố trí gần khu sản xuất chính đảm bảo môi trường vệ sinh sạch sẽ.

+ Nhà để xe đạp, xe máy, gara ô tô bố trí gần cổng. + Xung quanh nhà máy được xây tường bao che.

Ngoài các yếu tố về kỹ thuật công nghệ, khi thiết kế còn phải chú ý đến yếu tố kiến trúc thẩm mỹ của nhà máy.

PHẦN VII: TÍNH KINH TẾ

Phần kinh tế là một trong những căn cứ quan trọng làm cơ sở cho việc đánh giá phương án thiết kế. Qua việc tính toán kinh tế ta có thể đánh giá hiệu quả của việc đầu tư xây dựng nhà máy, cho biết giá thành sản xuất, giá tiêu thụ sản phẩm để từ đó tính được hiệu quả kinh tế lợi nhuận hàng năm.

Đối với người thiết kế ngoài nắm chắc chuyên môn còn phải nắm vững được các chỉ tiêu kinh tế quan trọng cần thiết, phải tính toán cho bất cứ phương án kinh doanh nào. Khi tiến hành tính toán kinh tế cho việc xây dựng một xí nghiệp, ta phải tính tới vốn đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị, hệ số tiêu hao nhiên liệu, động lực, nhu cầu về lao động, bộ máy tổ chức quản lý, chế độ làm việc…Tất cả các vấn đề đó phải được tính toán tỉ mỉ, lôgic sao cho đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Trong phần này ta cần phải tính được tổng số vốn đầu tư, lợi nhuận do bán các sản phẩm cũng như thời gian thu hồi vốn…

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất sữa cô đặc, sữa tiệt trùng, sữa chua đặc (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)