Tín hiệu điều khiển ABS

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MATLABSIMULINK MÔ PHỎNG HỆ THỐNG PHANH ABS (Trang 41 - 43)

Việc lựa chọn tín hiệu điều khiển thích hợp là nhân tố chính trong việc quyết định tính hiệu quả của quá trình điều khiển ABS. Trên tất cả các xe hiện nay đều sử dụng các cảm biến tốc độ bánh xe để tạo ra tín hiệu điều khiển chính và cơ bản nhất cho việc điều khiển quá trình hoạt động của cơ cấu ABS. Sử dụng những tín hiệu này, hộp điều khiển (ECU) sẽ tính ra được tốc độ của các bánh xe, sự giảm tốc và tăng tốc của nó, tính được tốc độ chuẩn của các bánh xe, tốc độ xe và độ trượt khi phanh.

Sự thay đổi gia tốc của bánh xe là một tín hiệu chính, đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình điều khiển của ABS. ECU sẽ tính toán và xác định các giá trị giới hạn của sự giảm tốc (-a) và tăng tốc (+a) cho phép có thể có của xe để điều khiển các chế độ hoạt động của các van điện trong bộ chấp hành. Tốc độ chuẩn của bánh xe khi phanh (vRef ) là tốc độ tương ứng với tốc độ bánh xe dưới điều kiện phanh tối ưu (có độ trượt tối ưu ). Để xác định tốc độ chuẩn này, các cảm biến tốc độ bánh xe liên tục gửi về ECU tín hiệu tốc độ của cả 4 bánh xe. ECU chọn những giá trị chéo tức bánh trước phải và sau trái chẳng hạn và dựa vào đây tính tốc độ chuẩn. Một trong hai bánh xe quay nhanh hơn được dùng để xác định tốc độ chuẩn của bánh xe trong từng giai đoạn của quá trình phanh.

Độ trượt khi phanh là giá trị không thể đo được một cách trực tiếp nên sử dụng một tín hiệu tương tự được tính toán trong ECU, gọi là ngưỡng trượt

1

 (đây là một giá trị vận tốc). Tốc độ chuẩn của bánh xe được sử dụng làm cơ sở cho tín hiệu này. Ngưỡng trượt 1 là một tín hiệu quan trọng thứ hai trong quá trình điều khiển của cơ cấu ABS. Vận tốc thực tế của bánh xe khi phanh (vR) được so sánh với ngưỡng trượt 1 để cơ cấu ABS quyết định các chế độ điều khiển tăng, giữ hay giảm áp suất phanh trong bộ chấp hành.

Đối với các bánh xe bị động hay các bánh xe chủ động mà khi phanh thì có cắt ly hợp thì chỉ cần tín hiệu gia tốc của bánh xe là đủ để điều khiển cho quá trình hoạt động của ABS. điều này tuân theo quy tắc ứng sử trái ngược

nhau của cơ cấu phanh trong vủng ổn định và vùng không ổn định của đường đặc tính trượt. Trong vùng ổn định thì sự giảm tốc của bánh xe là rất nhỏ, tức là khi lái xe đạp phanh với lực càng lớn thì xe giảm tốc càng nhiều mà bánh xe không bị hãm cứng. Tuy nhiên ở vùng không ổn định thì chỉ cần tăng áp suất phanh thêm một ít cũng đủ làm cho bánh xe bị hãm cứng tức thời, nghĩa là sự giảm tốc biến thiên rất nhanh. Dựa trên sự biến thiên gia tốc này ECU có thể xác định được mức độ hãm cứng của bánh xe và có điều khiển thích hợp để duy trì độ trượt khi phanh nằm trong khoảng tối ưu.

Đối với các bánh xe chủ động mà khi phanh không cắt ly hợp và cần số đặt tại vị trí số 1 hay số 2, động cơ sẽ tác động lên các bánh xe chủ động và tăng một cách đáng kể mô men quán tính khối lượng ở các bánh xe. Nói cách khác c ác bánh xe sẽ ứng sử như thể chúng nặng hơn rất nhiều. Điều này dẫn đến gia tốc chậm dần các bánh xe thường chưa đủ lớn để có thể coi như một tín hiệu điều khiển đủ cho ECU có thể xác định hãm cứng của bánh xe. Như vậy việc điều khiển của ABS sẽ thiếu sự chính xác. Vì vậy cần thiết phải cần một tín hiệu tương tự với độ trượt phanh để làm tín hiệu điều khiển phụ, và cần kết hợp tương thích tín hiệu này với tín hiệu gia tốc của bánh xe. Đó chính là ngưỡng trượt 1.

Trên một số xe có gắn thêm cảm biến giảm tốc đo trực tiếp sự giảm tốc của xe và cảm biến gia tốc ngang xác định tình trạng quay vòng của xe, thì các tín hiệu này được xem như các tín hiệu bổ xung cho tín hiệu gia tốc của bánh xe, mạch logic trong ECU tính toán và xử lý tổ hợp dữ liệu này để đạt được quá trình điều khiển phanh tối ưu.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MATLABSIMULINK MÔ PHỎNG HỆ THỐNG PHANH ABS (Trang 41 - 43)