Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu của Việt Nam. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Hiện tại chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo đạt mức 20,0% tổng chi ngân sách nhà nước. Nhờ vậy, Việt Nam đã xây dựng được hệ thống giáo dục và đào tạo tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học với cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa. Xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh; hệ thống giáo dục và đào tạo ngoài công lập góp phần đáng kể vào phát triển giáo dục và đào tạo chung của toàn xã hội. Công tác quản lý giáo dục và đào tạo có bước chuyển biến nhất định. Cả nước đã hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000; phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010; đang tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; củng cố và nâng cao kết quả xóa mù chữ cho người lớn. Cơ hội tiếp cận giáo dục có nhiều tiến bộ, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách; cơ bản bảo đảm bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo.
Chính phủ đã phê duyệt và triển khai Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015”, Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong ba năm (2011-2013), ngân sách nhà nước đã bố trí kinh phí trong chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề là 9.261,2 tỉ đồng, tăng 42,7% so với ba năm trước đó (2008-2011). Trong đó, đầu tư 135 tỉ đồng để thực hiện Quyết định số 103/2008/ QĐ-TTg ngày 21/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015; Dự án đổi mới và phát triển dạy nghề là 4.427 tỉ đồng (tăng 30,2%) so với giai đoạn 2008 - 2010; Dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 3.050 tỉ đồng (tăng 61,3%) so với giai đoạn 2008 - 2010.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong một số lĩnh vực mũi nhọn như công nghệ thông tin, công nghệ mới ngày càng được chú trọng.
Theo “Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2016” mà Tổng cục Thống kê công bố, đến cuối tháng 9/2016, cả nước có 52/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, trong đó 12 tỉnh, thành phố được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2.
Tại thời điểm khai giảng năm học 2016-2017, cả nước có trên 4,9 triệu trẻ em đi học mầm non, bao gồm 0,7 triệu trẻ em đi nhà trẻ và 4,2 triệu trẻ em đi học mẫu giáo; 15,7 triệu học sinh phổ thông đến trường, bao gồm 7,7 triệu học sinh tiểu học; 5,5 triệu học sinh trung học cơ sở và 2,5 triệu học sinh trung học phổ thông.
Theo báo cáo sơ bộ, năm học 2015 - 2016 cả nước có 887,4 nghìn thí sinh tham dự kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, giảm 11,8% so với năm học trước. Kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm học 2016-2017 có gần 300 trường có đề án tự chủ tuyển sinh, tăng 100 trường so với năm học trước. Sau đợt một, 127
trường đại học, học viện trên địa bàn cả nước đã tuyển sinh được 277 nghìn thí sinh, đạt 91% chỉ tiêu đặt ra, trong đó 41 trường đã tuyển đủ chỉ tiêu.
Số lượng nhân lực được tuyển để đào tạo ở các cấp tăng nhanh. Điều này có thể được xem như là một thành tựu quan trọng trong lĩnh vực đào tạo nhân lực. Tuy nhiên, cơ cấu nguồn nhân lực chưa phù hợp với nhu cầu thực tế, chưa cân đối giữa các ngành đào tạo. Nhân lực được đào tạo trong các ngành kỹ thuật-công nghệ còn chiếm tỷ trọng thấp. Lao động có trình độ kỹ thuật cao, công nhân lành nghề, đặc biệt là các ngành trọng điểm như cơ khí, điện tử, kỹ thuật điện, cũng như nhân lực trình độ cao làm việc trong các ngành, các lĩnh vực tác động mạnh tới tốc độ tăng trưởng cao và bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế còn thiếu hụt như: Chuyên gia dự báo, tư vấn pháp luật quốc tế, chuyên gia cấp cao về quản trị doanh nghiệp, tài chính, ngân hàng, thương mại quốc tế; các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ thông tin, điều khiển và tự động hoá, công nghệ sinh học, năng lượng nguyên tử.
Mặc dù chưa có các tiêu chuẩn thống nhất trong tất cả các nước ASEAN về thị trường lao động nhưng chắc chắn AEC phải là thị trường của những người có chứng chỉ nghề nghiệp hoặc bằng cấp được các nước ASEAN công nhận. Mức độ lành nghề hay tính chuyên nghiệp sẽ được đặt lên hàng đầu và đây được xem là một trong những rào cản kỹ thuật lớn nhất đối với thị trường lao động ASEAN. Do đó, có thể nói nguồn nhân lực trẻ, đặc biệt là nguồn lao động đã qua đào tạo là yếu tố tiên quyết trong quá trình Việt Nam tham gia AEC.
Việc khai thác và sử dụng nguồn nhân lực đã qua đào tạo ở nước ta cũng chưa hiệu quả. Trình độ học vấn là nền tảng cơ bản để mỗi cá nhân có thể tiếp tục nỗ lực phát triển kỹ năng, sự sáng tạo và khả năng đáp ứng yêu cầu của các ngành nghề. Nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao được đánh giá là một trong các nguồn lực quan trọng nhất cho phát triển kinh tế của các quốc gia và vùng lãnh thổ.
Theo thống kê của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, cả nước với 90,5 triệu dân nhưng chỉ có 52.43 triệu người có việc làm trên tổng số 69,2 triệu người trong độ tuổi lao động, khiến tỉ lệ lao động thất nghiệp trong nước là không quá cao. Tuy nhiên, 178,000 lao động mang bằng cử nhân, thạc sĩ vẫn chưa có việc làm lại là điều đáng lo ngại.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số sinh viên tốt nghiệp trong năm 2014-2015 là hơn 425.000 người. Những sinh viên mới ra trường này sẽ đóng vai trò là nguồn nhân lực trẻ, bổ sung cho thị trường tuyển dụng Việt Nam. Đặc biệt khi nền kinh tế có những dấu hiệu khá tốt về tăng trưởng với 65% doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cao vào nửa cuối năm 2015, chất lượng nguồn cung lao động trẻ lại là vấn đề đáng được quan tâm nhất tại thời điểm hiện tại.
Nhìn về phía nhu cầu tuyển dụng, Quý 3/2015 chứng kiến những dấu hiệu khởi sắc của nền kinh tế với nhiều dự án FDI - Đầu tư trực tiếp nước ngoài được đầu tư hơn. Tính đến nay, trong cả nước đã có 17,499 dự án FDI trong tổng số 448.148 doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, dự đoán sẽ mang lại sự tăng trưởng trong nhu cầu việc làm. Khảo sát của JobStreet.com, môt trong những trang tuyển dụng trực tuyến hàng đầu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, cũng cho thấy 65% doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cao trong nửa cuối năm 2015, đặc biệt là trong ba lĩnh vực Kinh doanh/Bán hàng, Công Nghệ Thông Tin và Kỹ Thuật.
Nhu cầu tuyển dụng chủ yếu tập trung vào phân khúc nhân viên chiếm 59% và nhân sự cấp cao, trưởng nhóm chiếm 21%. Chỉ có khoảng 10% nhu cầu tuyển dụng của thị trường việc làm sẽ dành cho phân khúc nhân sự mới ra trường, khiến vấn đề giải quyết việc làm cho nguồn lực trẻ này sẽ là thách thức lớn trong thời gian sắp tới.
Ngay cả trong lĩnh vực sản xuất, được dự đoán sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn trong nửa cuối năm 2015 cũng chỉ dành 19% cơ hội cho sinh viên mới tốt nghiệp.
Trong khi đó, 3 ngành có nhu cầu tuyển dụng nhân lực mới ra trường cao nhất trong quý 3 sẽ Công nghệ Thông Tin, Kỹ Thuật và Chăm Sóc Khách Hàng.
Khảo sát của JobStreet.com, với gần 3,000 sinh viên mới tốt nghiệp cho thấy đến 69% nguồn nhân lực này chưa có việc làm, trong khi đó cũng có đến 72% các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực này.
Điều này cho thấy, tại phân khúc nhân lực trẻ, mới ra trường và chưa có kinh nghiệm, thị trường vẫn có cả cung lẫn cầu. Tuy nhiên sinh viên mới tốt nghiệp vẫn không tránh khỏi “nỗi lo thất nghiệp”, bởi “mức lương cạnh tranh” của sinh viên mới ra trường không còn là yếu tố tiên quyết khiến các doanh nghiệp cân nhắc nhiều trong tuyển dụng, mà kỹ năng và tỉ lệ nhảy việc mới là điều khiến các công ty chú trọng hơn.
Nhìn vào mức lương dành cho cấp bậc mới ra trường của 10 vị trí có mức lương cao nhất được JobStreet.com công bố tháng 5/2015, vẫn còn 1 khoảng cách không nhỏ để người mới ra trường có thể đạt được mức lương dành cho vị trí nhân viên. Cụ thể, tại ngành Y tế, Kinh doanh/Bán hàng và Tiếp thị/Phát triển kinh doanh, nhân sự mới ra trường chỉ đạt mức lương bằng 1/3 đối với vị trí nhân viên là vào khoảng từ 5,263,148 VNĐ đến 7,268,985 VNĐ. Phần lớn các vị trí tại các chuyên ngành khác, nhân sự mới ra trường cần phải tăng “gấp đôi” mức lương hiện tại để đạt được mức lương dành cho vị trí nhân viên.
Hình 2: Mức lương dành cho c cao nhấ
Nguồn: Số liệu lương đư
So sánh trực tiếp với Malaysi tuyển dụng dành cho nhân s
bằng 3/2 hoặc 1/2 so với sinh vi
c lương dành cho cấp bậc mới ra trường của 10 v ất được JobStreet.com công bố tháng 5/2015
u lương được hiển thị trên mạng việc làm JobStreet.com, 2015.
ực tiếp với Malaysia tại những vị trí kể trên, m ành cho nhân sự mới ra trường tại Việt Nam cũng c ằng 3/2 hoặc 1/2 so với sinh viên mới tốt nghiệp tại Malaysia.
a 10 vị trí có mức lương tháng 5/2015
c làm JobStreet.com, 2015.
ên, mức lương mà nhà ờng tại Việt Nam cũng còn khá thấp, chỉ
Hình 3: Mức thu nhập của sinh vi các nước trong khu vực
Nguồn: Số liệu lương đư
Tuy nhiên, khi kh trường tại Việt Nam thấp h
khúc này chỉ đạt mức thu nhập từ 2,000,000 VNĐ động mới ra trường tại Malaysia trung b 16,052,025 VNĐ mỗi tháng.
Lương cao hơn, nhưng chi tiêu c nghiệp tại Malaysia cũng
dư nhiều để tiết kiệm giống 82% ng động mới ra trường tại Việt Nam chi ti mỗi tháng vào tiền thu
ức thu nhập của sinh viên mới ra trường của Việt Nam so với ớc trong khu vực
ương được hiển thị trên mạng việc làm JobStreet.com, 2015.
Tuy nhiên, khi khảo sát đối với ứng viên, mức thu nhập của sinh vi
ờng tại Việt Nam thấp hơn đến 7 lần so với Malaysia khi phần lớn nhân sự phân ỉ đạt mức thu nhập từ 2,000,000 VNĐ - 5,000,000 VNĐ, trong khi lao
ờng tại Malaysia trung bình nhận được 14,332,165 VNĐ ỗi tháng.
Lương cao hơn, nhưng chi tiêu cũng nhiều hơn khiến 77% sinh viên m ệp tại Malaysia cũng gặp phải khó khăn tài chính mỗi cuối tháng v
ều để tiết kiệm giống 82% người mới ra trường tại Việt Nam. Trung b ờng tại Việt Nam chi tiêu từ 1,000,000 VNĐ đến 4,000,000 V
ền thuê nhà, các khoản vay và mua các thiết bị điện tử nh
ờng của Việt Nam so với
àm JobStreet.com, 2015.
ức thu nhập của sinh viên mới ra ần lớn nhân sự phân 5,000,000 VNĐ, trong khi lao ợc 14,332,165 VNĐ –
77% sinh viên mới tốt ỗi cuối tháng và không có ờng tại Việt Nam. Trung bình lao ừ 1,000,000 VNĐ đến 4,000,000 VNĐ ết bị điện tử như điện
thoại, laptop, v.v. thì ở Malaysia, nguồn lao động n VNĐ vào ô tô và các phương ti
Hình 4: Mức thu nh
Nguồn: Khảo sát của Jobstreet.com tr
Đối với các nước khác trong khu vực nh tuyển dụng quan tâm nh
Tuy nhiên, tại Việt Nam, doanh nghiệp lại đặt vấn đề kỹ năng của nhóm nhân lực này lên hàng đầu khi chỉ có 14% công ty quan tâm về chi phí l
84% kỳ vọng vào chất l nguồn nhân lực mới ra tr cần nhiều thời gian để đ nghiệp vẫn có xu hướng t
Một yếu tố nữa cũng khiến nh phần lớn người lao động không “trung th
ở Malaysia, nguồn lao động này chi tiêu kho VNĐ vào ô tô và các phương tiện di chuyển, các khoản vay học phí v
c thu nhập và chi tiêu của nhân lực mới ra trư và Malaysia
ồn: Khảo sát của Jobstreet.com trên 3,000 nhân lực mới ra tr
ớc khác trong khu vực như Malaysia và Singapore, v tâm nhất khi tuyển dụng sinh viên mới ra trư
ại Việt Nam, doanh nghiệp lại đặt vấn đề kỹ năng của nhóm nhân lực ầu khi chỉ có 14% công ty quan tâm về chi phí lương, nhưng có đ
ất lượng nguồn lực. Khảo sát từ các doanh nghiệp cho thấy ồn nhân lực mới ra trường tại Việt Nam không chỉ thiếu kinh nghiệm m
ần nhiều thời gian để đào tại lại các kỹ năng. Điều này dẫn đến việc các doanh ớng tìm kiếm các ứng viên có kinh nghiệm.
ột yếu tố nữa cũng khiến nhà tuyển dụng ái ngại ứng vi ời lao động không “trung thành” với việc làm đầu ti
ày chi tiêu khoản 8,599,299 ện di chuyển, các khoản vay học phí và ăn uống.
i ra trường ở Việt Nam
ực mới ra trường, 2015.
ư Malaysia và Singapore, vấn đề nhà ường là mức lương. ại Việt Nam, doanh nghiệp lại đặt vấn đề kỹ năng của nhóm nhân lực ương, nhưng có đến ực. Khảo sát từ các doanh nghiệp cho thấy ờng tại Việt Nam không chỉ thiếu kinh nghiệm mà còn ẫn đến việc các doanh ệm.
ển dụng ái ngại ứng viên mới ra trường là ầu tiên và thường có
xu hướng “nhảy việc” sau một thời gian. Khảo sát của JobStreet.com trên toàn khu vực cũng cho thấy chỉ có từ khoảng từ 26% đến 29% người lao động “trung thành” với việc làm đầu tiên. Riêng tại Singapore, tỉ lệ này còn thấp hơn rất nhiều, chỉ đạt mức 12%.
Khi được hỏi lý do không muốn tuyển dụng nhân sự mới ra trường, 67% doanh nghiệp Việt Nam lo ngại về kỹ năng, 33% lo lắng về tỉ lệ nhảy việc cao. Về phía Malaysia, 42% không hài lòng về thái độ và kỹ năng giao tiếp kém của ứng viên được thể hiện trong buổi phỏng vấn, 42% doanh nghiệp không đồng ý về yêu cầu lương cao từ phía ứng viên, trong khi chỉ có 16% nhà tuyển dụng cân nhắc về việc ứng viên mới ra trường còn thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế. Đối với nhà tuyển dụng Singapore, 38% đồng tình với Malaysia về yêu cầu lương không hợp lý từ phía ứng viên, 21% cũng không hài lòng về kỹ năng giao tiếp, 15% cho rằng kỹ năng tiếng Anh của ứng viên mới ra trường kém, 14% cân nhắc về trình độ học vấn, 12% còn lại quan ngại về kinh nghiệm làm việc liên quan.
Qua đây có thể thấy được, kinh nghiệm việc làm là một trong những yếu tố khiến nhà tuyển dụng cân nhắc, nhưng kỹ năng mới là điều khiến họ có đồng ý tuyển dụng ứng viên mới ra trường hay không.
Đây cũng là một trong những yếu tố khiến phần lớn sinh viên mới tốt nghiệp trên toàn khu vực mất từ 2 tháng đến hơn 1 năm để tìm việc. Mặc dù ít sinh viên Việt Nam có thể tìm được việc làm đầu tiên dưới 1 tháng so với Malaysia, số lượng sinh viên nhận được đề xuất việc làm trước khi tốt nghiệp lại cao hơn so với Malaysia ở mức 25%.
Tuy nhiên, tỉ lệ ứng tuyển trung bình của một ứng viên tại Việt Nam lại thấp