Năng suất lao động

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực việt nam trong cộng đồng kinh tế asean (aec) (Trang 45)

Năng suất lao động của một quốc gia trước hết phụ thuộc vào mức độ hiệu quả sử dụng lao động kết hợp với các yếu tố sản xuất khác, như máy móc và công nghệ, và lượng máy móc và công nghệ mà một người lao động của quốc gia đó được sử dụng.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê vừa công bố cho thấy năng suất lao động toàn nền kinh tế Việt Nam năm 2016 ước tính tăng 5,31% so với năm 2015, đạt 84,5 triệu đồng/lao động (Tương đương khoảng 3853 USD/lao động).

Năm 2015, theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, năng suất lao động của Việt Nam theo giá hiện hành đạt 3.660 USD, chỉ bằng 4,4% của Singapore; 17,4% của Malaysia; 35,2% của Thái Lan; 48,5% của Phillippines và 48,8% của Indonesia. Nói cách khác, năm 2015, một người Singapore có năng suất làm việc bằng gần 23 người Việt Nam, một người Malaysia bằng gần 6 người Việt Nam, một người Thái Lan bằng gần ba và một người Philippines hay Indonesia cũng vẫn bằng hơn hai người Việt Nam.

Theo giá so sánh năm 2010, NSLĐ của Việt Nam năm 2015 tăng 6,4% so với năm 2014, bình quân giai đoạn 2006-2015 tăng 3,9%/năm, trong đó giai đoạn 2006- 2010 tăng 3,4%/năm; giai đoạn 2011-2015 tăng 4,3%/năm. Ngoài ra, đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp khá đã được thu hút và phát huy hiệu quả lao động cao ở một số ngành, lĩnh vực như bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, sản xuất ô tô, xe máy, đóng tàu, công nghiệp năng lượng, y tế, giáo dục,… và xuất khẩu lao động. Đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng tăng về số lượng và cải thiện về kiến thức, kỹ năng kinh doanh, từng bước tiếp cận trình độ quốc tế.

Biểu đồ 3: NSLĐ và tốc độ tăng NSLĐ của Việt Nam giai đoạn 2006-2015

Nguồn: Báo cáo“Năng suất lao động của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” -TC Thống kê, 2016.

Cùng với quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, NSLĐ của Việt Nam thời gian qua đã có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm, khoảng cách tương đối về NSLĐ với các nước ASEAN được thu hẹp dần.

Tính chung giai đoạn 1994-2013, NSLĐ tính theo sức mua tương đương năm 2005 (PPP 2005) của Việt Nam tăng trung bình 4,87%/năm, là mức tăng cao trong số các nước ASEAN. Nhờ đó, Việt Nam đã thu hẹp được khoảng cách tương đối với các nước ASEAN có trình độ phát triển cao hơn (NSLĐ của các nước so với NSLĐ của Việt Nam qua số tuyệt đối). Cụ thể, nếu năm 1994 NSLĐ của Xin-ga- po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Phi-li-pin và In-đô-nê-xi-a lần lượt gấp 29,2 lần; 10,6; 4,6; 3,1 và 2,9 lần NSLĐ của Việt Nam thì năm 2013 khoảng cách tương đối này giảm xuống tương ứng còn 18 lần; 6,6; 2,7; 1,8 và 1,8 lần.

Biểu đồ 4: NSLĐ của các nước so với Việt Nam(NSLĐ của Việt Nam = 1)

Nguồn: Tính toán từ số liệu của ILO - Key Indicators of the Labour Market, 2014.

Tuy nhiên, năng suất lao động của nước ta hiện nay vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực, khoảng cách tuyệt đối đang ngày càng có xu hướng tăng lên. Ngoại trừ Bru-nây và Phi-li-pin, khoảng cách tuyệt đối (chênh lệch GDP trên mỗi lao động) giữa NSLĐ của Việt Nam với hầu hết các nước ASEAN ở trình độ phát triển cao hơn lại gia tăng trong giai đoạn trên: Chênh lệch giữa NSLĐ (tính theo PPP 2005) của Xin-ga-po và Việt Nam tăng từ 62.052 USD năm 1994 lên 92.632 USD năm 2013; tương tự, của Ma-lai-xi-a từ 21.142 USD lên 30.311 USD; Thái Lan từ 7.922 USD lên 9.314 USD; In-đô-nê-xi-a từ 4.104 USD lên 4.408 USD. Đáng chú ý là nếu so với Trung Quốc và Ấn Độ, NSLĐ của Việt Nam tăng chậm hơn đáng kể, dẫn tới sự gia tăng của cả khoảng cách tuyệt đối và tương đối so

với hai nước trên. Điều này cho thấy khoảng cách và thách thức nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt trong việc bắt kịp mức năng suất của các nước.

Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do: Quy mô kinh tế của nước ta còn nhỏ, xuất phát điểm thấp; cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch; lao động trong nông nghiệp và lao động khu vực phi chính thức còn chiếm tỷ lệ cao, trong khi NSLĐ ngành nông nghiệp và khu vực phi chính thức ở nước ta thấp. Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu; chất lượng, cơ cấu và hiệu quả sử dụng lao động chưa đáp ứng yêu cầu. Trình độ tổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn nhiều bất cập, tăng trưởng chủ yếu dựa vào đóng góp của yếu tố vốn và lao động, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) còn thấp. Ngoài ra, còn một số “điểm nghẽn” và “rào cản” về cải cách thể chế và thủ tục hành chính chậm được khắc phục.

Bảng 1: NSLĐ của Việt Nam và các nước trong khu vực tính theo PPP 2005

Đơn vị tính: USD

Nguồn: Tính toán từ số liệu của ILO - Key Indicators of the Labour Market, 2014.

(Chú thích: Để so sánh được NSLĐ giữa các quốc gia đòi hỏi phải sử dụng số liệu về GDP theo sức mua tương đương (PPP). GDP theo PPP của Việt Nam và các nước trong báo cáo được tính theo Đô la Mỹ, giá cố định năm 2005 (gọi tắt là PPP 2005)).

Theo bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh năm 2010 của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), NSLĐ tính theo giá trị tăng thêm bình quân một lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Ma-lai-xi-a xếp thứ 38; Thái Lan thứ 44; Trung Quốc thứ 57; In-đô-nê-xi-a thứ 79; Phi-li-pin thứ 81; Việt Nam xếp vị trí thứ 97. Lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đổi mới sáng tạo là động lực không có giới hạn của tăng trưởng, là chìa khóa giúp một số nước Đông Á vượt qua “bẫy thu nhập trung bình”. Tuy nhiên, công nghệ và sáng tạo vẫn là “vùng trũng nhất” (có xếp hạng thấp nhất), kéo dài nhiều năm trong sơ đồ cạnh tranh quốc gia của Việt Nam.

Chương 3

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG AEC 3.1. Quan điểm, mục tiêu

Gia nhập ASEAN năm 1995 là bước đi quan trọng trong tiến trình mở cửa, hội nhập của Việt Nam thực hiện chủ trương của Đại hội Đảng thứ VII về "đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ kinh tế với mọi quốc gia", "tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài vào nước ta đầu tư, hợp tác kinh doanh" và "gia nhập các tổ chức và hiệp hội kinh tế quốc tế khác khi cần thiết và có điều kiện".

Trong hơn 22 năm qua, Việt Nam đã tham gia hội nhập kinh tế ASEAN một cách tích cực, chủ động và cùng các nước thành viên ASEAN xây dựng nền móng quan trọng để Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được hình thành vào ngày 31 tháng 12 năm 2015.Đến nay, ASEAN đã trở thành một trong các đối tác thương mại quan trọng hàng đầu và là động lực quan trọng giúp Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm qua.

Riêng lĩnh vực hợp tác phát triển nguồn nhân lực, nhằm tạo thuận lợi cho sự di chuyển của lao động có kỹ năng trong khu vực, ta cùng ASEAN đã ký kết Hiệp định di chuyển thể nhân ASEAN năm 2012 và 8 thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) trong khuôn khổ ASEAN về các dịch vụ chuyên môn như dịch vụ kỹ thuật (2005), dịch vụ điều dưỡng (2006), dịch vụ kiến trúc (2007), chứng chỉ giám sát khảo sát (2007), người hành nghề y (2009), người hành nghề nha khoa (2009), thoả thuận khung về kế toán (2009) và sau đó được kế thừa bởi MRA về kế toán (2014), nghề du lịch (2012).Các cam kết này chỉ nhằm tạo thuận lợi cho di chuyển lao động có tay nghề trong ASEAN, không áp dụng với lao động phổ thông.

Nhằm hướng tới mục tiêu hội nhập sâu rộng hơn, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Kế hoạch Tổng thể xây dựng AEC đến năm 2025 với 5 đặc trưng: (i)

Một nền kinh tế hội nhập cao và gắn kết; (ii) Một ASEAN cạnh tranh, đổi mới và năng động; (iii) Nâng cao kết nối và hợp tác chuyên ngành; (iv) Một ASEAN có sức bật, phát triển toàn diện, hướng tới con người và lấy con người làm trung tâm; (v) Một ASEAN toàn cầu.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII cũng đã khẳng định chủ trương “thực hiện đầy đủ các cam kết trong cộng đồng ASEAN và WTO, tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, hội nhập quốc tế với tầm mức sâu rộng hơn nhiều so với giai đoạn trước”, “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước”, “mở rộng và đưa vào chiều sâu các quan hệ đối ngoại; tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế”.

Việc hội nhập sâu hơn vào AEC trong giai đoạn tới sẽ mở ra nhiều cơ hội và thách thức mới cho Việt Nam.Để tận dụng các cơ hội và vượt qua các thách thức, quá trình hội nhập AEC cần đi đôi với việc phát huy nội lực, tăng cường sức cạnh tranh quốc gia. Hai vấn đề được xem là trụ cột là xây dựng năng lực dài hạn của doanh nghiệp và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn diện.

Để xây dựng được hai trụ cột này, Chính phủ cần thúc đẩy cải cách hành chính tập trung vào tạo thuận lợi thương mại như vận hành thông suốt Cơ chế một cửa quốc gia và tiếp tục kết nối với các nước để hình thành Cơ chế một cửa ASEAN và khắc phục các bất cập trong các lĩnh vực mà Việt Nam đang bị đánh giá thấp so với các nước: minh bạch hóa chính sách, thủ tục thuế, hải quan.

Chính phủ cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức và đồng thuận xã hội đối với mục tiêu xây dựng AEC; nghiên cứu đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức thông tin tuyên truyền để nâng cao hiệu quả hoạt động này với xã hội, đặc biệt các doanh nghiệp; tăng cường sự tham gia của các cơ quan

thông tấn, truyền thông trong việc quảng bá thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế tới mọi đối tượng.

Đồng thời, Chính phủ cần nghiên cứu, tổ chức sắp xếp lại các cơ sở đào tạo nghề, xây dựng chương trình giáo dục theo hướng đáp ứng tốt hơn các yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế để cải thiện về năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, các kỹ năng sống, thể lực… của lao động trong nước nhằm tham gia hiệu quả vào phân công lao động trong khu vực ASEAN.

Ngoài ra, Việt Nam cũng cần chú trọng thu hút sự hỗ trợ, đầu tư về cả vốn, kỹ thuật và chuyên gia từ các nước phát triển hơn trong nội khối để đẩy nhanh quá trình dịch chuyển công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam, tạo đà cho Việt Nam phát triển cân bằng hơn so với các quốc gia trong khu vực.

Về phía doanh nghiệp và người dân, mỗi doanh nghiệp và mỗi người dân cần chủ động trong việc tìm hiểu thông tin, chuẩn bị cho mình một tâm thế cạnh tranh khu vực và quốc tế, có tư duy sáng tạo, đổi mới và sự nhạy bén trong kinh doanh, có kế hoạch xây dựng năng lực, đặc biệt về thương hiệu hay uy tín và chất lượng để kinh doanh quy mô và dài hạn trong tương lai.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của gia nhập AEC, Việt Nam cần nỗ lực để chuẩn bị hội nhập sâu rộng và đảm bảo rằng mọi người đều được hưởng lợi từ quá trình đó. Trong quá trình thực thi các giải pháp để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh cho lao động Việt Nam, chúng tôi cho rằng cần hướng tới các mục tiêu sau:

Một là, trên cơ sở Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo mà một trong những tư tưởng quan trọng là lấy sự chấp nhận của thị trường lao động làm thước đo hiệu quả của giáo dục và đào tạo. Do đó, phải đổi mới cơ chế kế hoạch hóa đào tạo; phải nắm bằng được nhu cầu của thị trường và đấy phải là nền tảng để xây dựng kế hoạch đào tạo.

Hai là, cần tổ chức tốt hơn hệ thống thông tin thị trường lao động, cả thị trường trong nước để giới thiệu và chắp nối việc làm trong nước, giúp người lao

động Việt Nam tiếp cận đến các vị trí làm việc trong nước trong thời gian ngắn nhất; phải cung cấp được cả thông tin thị trường lao động ngoài nước để giúp người lao động Việt Nam có cơ hội tiếp cận.

Ba là, hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm cũng cần tổ chức lại nhằm tăng cường sự liên kết, chia sẻ thông tin, hỗ trợ nhau trong công tác cung ứng và tuyển dụng lao động cho các DN, hạn chế tình trạng hết thời hạn tuyển dụng, các DN sẽ tuyển dụng lao động nước ngoài.

Bốn là, cần nâng cao năng lực của các trung tâm dịch vụ việc làm, ít nhất là ở chỗ đánh giá các yêu cầu của các vị trí cần tuyển, thương lượng với người sử dụng lao động để đảm bảo các yêu cầu đạt ra là thực sự cần thiết, đúng với yêu cầu của vị trí việc làm, hạn chế tình trạng DN đặt yêu cầu quá cao nhằm tuyển dụng lao động nước ngoài.

Năm là, phải tăng cường và nâng cao chất lượng dự báo nhu cầu lao động; làm cơ sở cho đổi mới công tác kế hoạch hóa giáo dục và đào tạo, kể cả đào tạo nghề để chuẩn bị nguồn nhân lực được đào tạo, hợp lý cả về số lượng, cơ cấu và kỹ năng, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của thị trường.

3.2. Một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong AEC trong AEC

Trong bối cảnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được mở ra vào cuối năm 2015 đã khiến cho thị trường lao động trong các khu vực ký kết dần trở nên đồng nhất với nhau.Điều này có nghĩa là, trong tương lai gần, thị trường lao động sẽ không còn phân định biên giới lãnh thổ, các lao động có chuyên môn, được công nhận sẽ có cơ hội di chuyển, tìm kiếm việc làm theo khả năng, nhu cầu bản thân. AEC là một ví dụ. Các thoả thuận công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp… sẽ là những công cụ quan trọng cho việc tự do di chuyển lao động.

Việt Nam nhận thức rõ tầm quan trọng của gia nhập AEC, cũng như những cơ hội và thách thức đi kèm. Trong điều kiện đó, phát triển nguồn nhân lực được coi là một trong ba khâu đột phá của chiến lược chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời phát triển nguồn nhân lực trở thành nền tảng phát triển bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia. Việt Nam nỗ lực để chuẩn bị hội nhập sâu rộng và đảm bảo rằng mọi người đều được hưởng lợi từ quá trình đó. Trong quá trình thực thi các giải pháp để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh cho lao động Việt Nam, cần chú trọng thực hiện tốt các giải pháp sau:

3.2.1. Ưu tiên việc nâng cao năng suất lao động và chất lượng việc làm trong ngành nông nghiệp.

Chuyên gia về lĩnh vực lao động khu vực châu Á- Thái Bình Dương, Yoshiteru Uramoto cho rằng, gần một nửa số lao động Việt Nam đang làm việc trong ngành nông nghiệp, lĩnh vực có năng suất lao động, thu nhập và điều kiện lao động còn ở mức thấp.

Việt nam là một quốc gia với sản xuất nông nghiệp chiếm hơn 70%. Lao động trong ngành nông nghiệp chiếm hơn 50%.Vì vậy, nâng cao chất lượng việc làm trong ngành nông nghiệp và đa dạng hóa việc làm trong ngành sản xuất chế tạo là giải pháp then chốt để lao động Việt Nam giữ được lợi thế, mở ra nhiều cơ hội

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực việt nam trong cộng đồng kinh tế asean (aec) (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)