Thực trạng xuất khẩu lao động củaViệt Nam sang Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động của việt nam sang hàn quốc (Trang 35)

2 CHƯƠNG : THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ HIỆU

2.2 Thực trạng xuất khẩu lao động củaViệt Nam sang Hàn Quốc

2.2.1 Thực trạng chung

Hàn Quốc tập trung chủ yếu vào phát triển dịch vụ và công nghiệp, từ năm 2000 đến năm 2010, lao động đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ luôn ở mức trên 65%, cao nhất năm 2007 với 75,2% đòi hỏi trình độ chuyên môn qua đào tạo; lao động trong lĩnh vực công nghiệp nhìn chung có xu hướng tăng trong vòng 10 năm (tăng 5,2% từ năm 2000 đến năm 2010). Trong khi đó, lao động nông nghiệp giảm dần từ 8,8% năm 2000 xuống còn 7,3% năm 2010 do quá trình công nghiệp hóa đã thu hút khối lượng lớn lao động nông nghiệp đặc biệt là lao động trẻ. Năm 1990, lực lượng lao động nông nghiệp có 16,4% là thanh niên, đến năm 1995 chỉ còn 13%. Nguyên nhân chính là thanh niên tìm kiếm được cơ hội việc làm trong ngành công nghiệp và dịch vụ. Lực lượng lao động nông nghiệp ngày một già đi. Như vậy, có thể thấy, công nghiệp và nông nghiệp tại Hàn Quốc chủ yếu thu hút lao động nhập khẩu với mức lương hấp dẫn nhưng phải làm việc trong môi trường độc hại, yêu cầu tay chân.

CIA, World Factbooks

OECD Stat technology 2015, IMF Government Finance Statistics Yearbook

Mức lương khi làm việc tại Hàn Quốc khá cao so với mức lương trung bình của Việt Nam. Năm 2010, mức lương trung bình của Việt Nam chỉ đạt 0,8USD/giờ trong khi Hàn Quốc đạt 4,1USD/giờ, gấp 5 lần Việt Nam. Đến năm 2010, Hàn Quốc được biết đến là quốc gia xuất khẩu lớn thứ 7 thế giới (Theo IMF). Từ năm 2011 đến năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của nước này đạt 1 nghìn tỷ USD. Để mở rộng quy mô xuất khẩu hơn nữa, Hàn Quốc cần thêm nhiều lao động trong ngành công nghiệp sản xuất, đặc biệt là lao động trình độ cao, đây được coi là cơ hội tốt cho người lao động Việt Nam tiếp cận thị trường Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, nền chính trị ổn định, tôn giáo đa dạng (Tin lành, Công giáo, Phật giáo,...) và không xảy ra nạn phân biệt chủng tộc cũng là một yếu tố hấp dẫn lao động xuất khẩu lựa chọn Hàn Quốc là nơi làm việc.

- Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Hàn Quốc

Từ năm 1991 đến nay, Việt Nam đã đưa được tổng cộng 160720 người sang thị trường Hàn Quốc, cao nhất là năm 2008 với 18141 người. Tuy nhiên, từ năm 2009 đến nay, do tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc quá cao nên chính phủ Hàn Quốc đã giảm hạn ngạch tiếp nhận lao động Việt Nam và không ký gia hạn chương trình cấp phép việc làm EPS năm 2012 dẫn đến số lượng lao động được làm việc tại thị trường này giảm đáng kể.Năm 2015, số lao động được sang làm việc tại Hàn Quốc chỉ còn 472 người và đến 2016, khi tình hình được quản lý chặt hơn, Hàn Quốc mở cửa đón 4040 lao động đến làm việc.

Cục quản lí lao động ngoài nước, Các tư liệu về XKLĐ

Cục quản lí lao động ngoài nước, Khóa bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế về xuất khẩu lao động, Hà Nội

Số lao động này ch

làm việc trong lĩnh vực chế tạo 80%, nông nghiệp v dựng 6% và dịch vụ 2%.

Cục quản lí lao đ

Hiện tượng người lao đ Hàn Quốc bắt đầu di 2012 với tỷ lệ gần kho sang Hàn Quốc phải kí qu cao nhất trong số các qu lệ này vẫn ở mức 33% khi Binh và Xã hội chính th

thành phố trực thuộc Trung ương v việc tại Hàn Quốc theo chương tr thuộc 12 tỉnh, thành ph

2.2.2 Các chương trQuốc Quốc

Lao động Việt Nam đ

ày chủ yếu được lấy từ các trường dạy nghề, bộ đội xuất ngũ ệc trong lĩnh vực chế tạo 80%, nông nghiệp và ngư nghi

ịch vụ 2%.

n lí lao động ngoài nước, Các tư liệu về xuất kh 2016

i lao động bỏ trốn sau khi kết thúc hợp đ u diễn ra từ năm 2011 nhưng bùng phát m

n khoảng 55%. Cho đến năm 2013, mặ i kí quỹ 100 triệu đồng nhưng tỷ lệ này v các quốc gia XKLĐ sang Hàn Quốc. Tính đ c 33% khiến đầu năm 2017 vừa qua, Bộ

i chính thức công bố công văn gửi Ủy ban nhân dân các t c Trung ương về việc ngừng tiếp nhậ

c theo chương trình EPS vào năm 2017 c nh, thành phố.

Các chương trình xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Hàn

t Nam đến Hàn Quốc thông qua các chương tr

ờng dạy nghề, bộ đội xuất ngũ à ngư nghiệp 12%, xây

t khẩu lao động 2000-

p đồng lao động tại năm 2011 nhưng bùng phát mạnh mẽ vào năm ặc dù mỗi lao động này vẫn ở mức 42% c. Tính đến năm 2016 tỷ ộ lao động Thương y ban nhân dân các tỉnh, ận lao động đi làm ăm 2017 của 58 quận/huyện

t Nam sang Hàn

- Chương trình tu nghiệp sinh công nghiệp tại Hàn Quốc (TNS)

Chương trình tu nghiệp sinh công nghiệp bắt đầu từ năm 1986 đã hết hiệu lực ngày 31/12/2006. Sau 20 năm thực hiện, thông qua 4 Hiệp hội doanh nghiệp (Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc, Hiệp hội xây dựng Hàn quốc, Hiệp hội các tổ hợp nông nghiệp Hàn Quốc, Hiệp hội các tổ hợp ngư nghiệp Hàn Quốc), Việt Nam đã đưa được bình quân hàng năm 4554 tu nghiệp sinh đến Hàn quốc, đây là chương trình vừa học vừa làm (1 năm tu nghiệp, 2 năm lao động) với mức trợ cấp từ 750 đến 900USD/tháng. Cho đến thời điểm kết thúc, đã có khoảng 68.314 người được đưa sang Hàn Quốc theo chương trình này. Trong giai đoạn 2003-2008 tổng số tu nghiệp sinh vi phạm hợp đồng bỏ trốn là 6714 người chiếm 10,81% tổng số lao động đưa đi.

- Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn quốc EPS

Từ năm 2004 đến cuối năm 2016 Việt nam đã gửi 93470 hồ sơ đăng kí dự tuyển sang Hàn Quốc với 74776 hồ sơ ngành chế tạo máy, chiếm 80%, 11216 hồ sơ ngành nông nghiệp , 5608 hồ sơ ngành xây dựng, 821 hồ sơ ngành thủy sản và 1049 hồ sơ ngành dịch vụ.

Năm 2010, Việt Nam là nước đầu tiên tổ chức kỳ thi tiếng Hàn năm 2010 và có chỉ tiêu hồ sơ dự tuyển cao nhất trong các nước thực hiện chương trình EPS của Hàn Quốc. Riêng năm 2013, do tỷ lệ lao động bỏ trốn tại Hàn Quốc quá cao lên đến 8600 người, Chính phủ Hàn Quốc đã ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam, khiến 16500 lao động trong chỉ tiêu xuất cảnh theo EPS bị đình trệ. Thay vào đó, Hàn Quốc đã kí kết Bản ghi nhớ MOU đặc biệt với Việt Nam có thời hạn trong vòng 1 năm với điều kiện Việt Nam sẽ giảm tỉ lệ cư trú bất hợp pháp xuống còn dưới 30% và chỉ tuyển dụng lao động về nước đúng hạn và chấp hành tốt các quy định. Bản MOU đặc biệt lần thứ 2 đã được kí kết vào đầu năm 2015 sau khi MOU đặc biệt lần thứ nhất đã hết hạn vào 31/12/2014, trong năm 2014, số lao động Việt Nam sang Hàn Quốc chỉ đạt 5600 người.Đến năm 2015, sau thông báo ngưng tuyển lao động sang Hàn Quốc, số lo động chỉ được gần 500 người.Tuy nhiên, đến năm 2016 sau khi thắt chặt quản lý Hàn Quốc đã tái mở cửa cho lao động Việt Nam từ đầu năm 2017.

Cục quản lí lao động ngoài nước, Khóa bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế về xuất khẩu lao động, Hà Nội

Theo quy định của Hàn Quốc, lao động theo chương trình EPS được đối xử như lao động bản địa với mức lương cơ bản là 836000 won/tháng với tuần làm việc 40 giờ và 904000 won/tháng với tuần làm việc 44 giờ, với mức lương này nếu có việc làm thêm mức thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động Việt Nam khoảng 859-1200 USD.

Chương trình tiếp nhận lao động lành nghề và chuyên gia nước ngoài – “Chương trình thẻ vàng”

Hàn Quốc có chính sách đặc biệt thu hút chuyên gia, kĩ thuật viên cao cấp. Chính sách này được thực hiện thông qua “chương trình thẻ vàng”, từ khi được ban hành vào tháng 11/2000 đã cho phép nới lỏng các hình thức xin visa nhập cảnh nhiều lần cho các chuyên gia bất kì nước nào, tăng thời hạn cư trú kèm theo các mức ưu đã về cuộc sống và sinh hoạt. Hiện nay, tổ chức công nghệ công nghiệp Hàn Quốc (KOTEF) đang thực hiện chương trình này, đại điện tổ chức KOTEF đã nhiều lần sang Việt nam làm việc giới thiệu về chương trình thẻ vàng và hợp tác với Việt Nam đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực này. Hàng năm vào tháng 11 Việt Nam tổ chức hội chợ việc làm để các doanh nghiệp giới thiệu cho phía đối tác Hàn Quốc phỏng vấn người lao động. Hiện đã có khoảng 1000 chuyên gia công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo đang làm việc tại đây, được các công ty Hàn Quốc đánh giá cao.

2.3 Đánh giá hiệu quả xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Hàn Quốc

Hiệu quả XKLĐ Việt Nam sang Hàn Quốc được thể hiện qua hai khía cạnh: Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.

2.3.1 Hiệu quả kinh tế của xuất khẩu lao động

- Đối với người lao động

Hiệu quả kinh tế của người lao động khi làm việc ở nước ngoài phụ thuộc vào thu nhập bình quân và khả năng tích lũy theo từng thị trường được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.4. Thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động tại một số thị trường giai đoạn 1990 - 2016

Cục Quản lí lao động ngoài nước, Các tư liệu về XKLĐ 1990 - 2015

Theo bảng ta thấy tại thị trường châu Á, người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc có khả năng tích lũy cao nhất từ 850-950 USD/tháng và không phải đóng thêm bất kì khoản phí nào. Trong khi đó, theo Bộ LĐ - TB và XH, mức thu nhập bình quân của một lao động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Việt Nam cuối năm 2009 là 2.750.000 VNĐ/tháng tương đương 156 USD, chi phí sinh hoạt bình quân của người lao động là 880.000 VNĐ (50 USD), như vậy 1 tháng người lao động trong nước có khả năng tích lũy khoảng 100 USD, chỉ bằng 1/8 khả năng tích lũy của lao động Việt Nam tại Hàn Quốc.

Bảng 2.2. Hiệu quả kinh tế bình quân của người lao động tại một số thị trường giai đoạn 1990-2016 (USD)

Nước/Vùng lãnh thổ Tích lũy theo tháng (USD) Thời hạn hợp đồng (tháng) Tích lũy theo hợp đồng (USD) Chi phí trước khi đi (USD) Tỷ suất hiệu quả K (%)

Hàn Quốc 850-950 36 30600- 34200 1200 802-896 Nhật Bản 640-820 36 23040- 29520 3000 604-774 Đài Loan 660-840 36 23760- 30240 6000 622-792 Malaysia 130-220 36 4680-7920 1000 122-208 Libya 239-430 36 8280-15480 1800 217-407 Úc- Bắc Mĩ 1500-1950 24 36000- 46800 15000 1415-1840

Cục Quản lí lao động ngoài nước, Các tư liệu về XKLĐ 1990 – 2016

Tỉ suất hiệu quả K phản ánh mức độ hiệu quả của việc làm ngoài nước của lao động bằng bao nhiêu % so với việc làm trong nước trong cùng một thời kì, tỷ suất càng cao thì thị trường đó càng hiệu quả và ngược lại. Tại thị trường Úc-Bắc Mĩ có K cao nhất đạt 1415-1840 thể hiện mức thu nhập ròng tại thị trường này gấp 14,15 đến 18,4 lần so với mức thu nhập ròng tại Việt Nam, tiếp theo là Hàn Quốc cao nhất châu Á với mức từ 8,02 đến 8,96 lần. Như vậy, mặc dù có hiệu quả cao nhất nhưng thị trường Úc-Bắc Mĩ tiếp nhận rất ít lao động nên Hàn Quốc đang là thị trường hút lao động Việt Nam do mức chi phí và hiệu quả hợp lí.

- Đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Hiệu quả kinh tế của xuất khẩu lao động đối với doanh nghiệp XKLĐ thể hiện thông qua doanh thu, lợi nhuận, việc làm mà XKLĐ mang lại hàng năm. Thời gian qua, XKLĐ đã duy trì việc làm cho đội ngũ lao động tại 164 doanh nghiệp XKLĐ, chưa kể các tổ chức, trung tâm giới thiệu việc làm, các trường dạy nghề khắp cả nước cùng tham gia chương trình XKLĐ. Theo quy định tiền quản lí của doanh nghiệp XKLĐ được phép thu từ người lao động với

mức tối đa 1,5 tháng lương cơ bản/năm làm việc đối với LĐ thuyền viên, sỹ quan trên tàu viễn dương và 1 tháng lương cơ bản/năm làm việc đối với các lao động khác, doanh nghiệp có thể vận dụng mức thu và thời gian thu hợp lí tạo điều kiện cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Căn cứ vào mức thu nhập trên, khi người lao động xuất cảnh thông thường phải đóng một phần hay toàn bộ tiền quản lí theo hợp đồng cho doanh nghiệp XKLĐ với mức 630USD khi đi Hàn Quốc. Với mức thu nhập như vậy hàng năm doanh nghiệp XKLĐ có khoảng thu nhập từ 70-80 triệu USD tương đương 1260 tỷ USD đến 1440 tỷ USD, chưa kể các khoản khác mà doanh nghiệp XKLĐ thu từ người lao động như: chi phí đồng phục, phí đi lại, phí đào tạo và dạy ngoại ngữ,...

- Đối với Nhà nước và xã hội

Hiệu quả kinh tế XKLĐ đối với Nhà nước được thể hiện qua các khoản doanh nghiệp nộp ngân sách như các loại thuế và thu nhập của người lao động chuyển về nước.

Cục Quản lí lao động ngoài nước, Báo cáo tổng kết XKLĐ

Thu nhập chuyển về nước của người lao động năm 2007 là 1,3 tỷ USD; năm 2008 là 1,43 tỷ USD; năm 2009 do ảnh hưởng suy giảm kinh tế toàn cầu nên chỉ đạt 1,55 tỷ USĐ; chiếm 2-3% GDP cả nước, tương ứng khoảng 25

đến 30% lượng kiều hối hàng năm, đến năm 2014 lượng tiền người lao động gửi về đã đạt 2,2 tỷ USD. Một phần số tiền này được người lao động và gia đình họ sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày, một phần được tiết kiệm cho đầu tư, sản xuất kinh doanh, từ đó tạo thêm việc làm cho bản thân, gia đình và xã hội.

Từ năm 1996-2008, ngân sách Nhà nước có thêm 318,53 tỷ VNĐ, nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp bao gồm 62,77 tỷ VNĐ thuế doanh thu hoặc thuế giá trị gia tăng và 255,7 tỷ VNĐ thuế thu nhập doanh nghiệp, chưa kể nguồn thu từ các dịch vụ phụ trợ cho các hoạt động này từ giao thông vận tải, ngân hàng, đào tạo, y tế, xuất nhập cảnh, thương mại...Riêng thị trường lao động Hàn Quốc, bình quân mỗi năm mỗi người lao động gửi về khoảng 30% thu nhập (850-950USD/tháng), lượng kiều hối của người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc gửi về nước từ năm 2000 đến năm 2014 trung bình đạt khoảng 450-700 triệu USD/năm, chiếm khoảng 30-40% lượng thu nhập do người lao động Việt Nam ở các thị trường gửi về nước. Mặc dù tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc vẫn ở mức cao (trên 30%) nhưng không thể phủ nhận rằng lao động Việt Nam vẫn được các doanh nghiệp Hàn Quốc ưu ái sử dụng trong số 15 quốc gia đang được Hàn Quốc nhận lao động. Sự ưu ái đó thể hiện ở chỗ, số lao động Việt Nam được nhận vào Hàn Quốc bao giờ cũng nhiều hơn một số nước khác; bên cạnh đó còn nhận lao động theo chương trình "thẻ vàng", nhận thuyền viên làm việc trên tàu đánh cá, duy trì chương trình "tu nghiệp sinh" (TNS) cho đến hết thời hạn của hợp đồng. Tổng hợp các chương trình đưa lao động Việt Nam sang Hàn Quốc, Việt Nam đã đưa được hơn 64 nghìn lượt người vào Hàn Quốc. Trong đó, Chương trình EPS đạt gần 20 nghìn lao động. Thu nhập của lao động khá ổn định, bình quân đạt từ 950 USD đến 1200 USD/tháng/người, một số lao động có thu nhập 1500 USD/tháng, cá biệt có lao động đạt 2000 hoặc hơn 2000 USD/tháng. Không những thế, lao động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động của việt nam sang hàn quốc (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)